Đề cương ôn tập học kỳ II - Hóa học 8 - Nguyễn Xuân Lập

• Tính chất hóa học của oxi (O2):

+ Tác dụng với phi kim

Với lưu huỳnh: S + O2 SO2

Với photpho: 4P + 5 O2 2P2O5

+ Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4

+ Tác dụng với hợp chất: CH4+ 2O2 CO2 + 2H2O

Kết luận: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.

 

• Tính chất hóa học của hiđro (H2):

+ Tác dụng với Oxi: 2H2 + O2 2H2O

+ Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO + H2 Cu + H2O

Kết luận: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt.

 

 

docx5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II - Hóa học 8 - Nguyễn Xuân Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP HOÏC KYØ II – HOÙA HOÏC 8 A/ LÝ THUYẾT Câu 1. Tính chất hóa học Tính chất hóa học của oxi (O2): + Tác dụng với phi kim Với lưu huỳnh: S + O2 SO2 Với photpho: 4P + 5 O2 2P2O5 + Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4 + Tác dụng với hợp chất: CH4+ 2O2 CO2 + 2H2O Kết luận: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. Tính chất hóa học của hiđro (H2): + Tác dụng với Oxi: 2H2 + O2 2H2O + Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO + H2 Cu + H2O Kết luận: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. Tính chất hóa học của nước (H2O): + Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O g 2NaOH + H2 + Tác dụng với một số một số oxit bazơ: CaO + H2O g Ca(OH)2 + Tác dụng với một số oxit axit: P2O5 + 3H2O g 2H3PO4 Kết luận: Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như K, Na, Ca,...) tạo thành bazơ và hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ như KOH, NaOH, Ca(OH)2,...; tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit. Câu 2. Điều chế Điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm: Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3. Thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 Điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm: Trong phòng thí nghiệm khí hiđro được điều chế bằng cách cho kim loại như Al, Zn, Fe tác dụng với 1 số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng. Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. PTHH: Zn + 2HCl g ZnCl2 + H2 Câu 3. Các khái niệm Phản ứng hóa hợp: là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. VD: Zn + S ZnS; CaO + CO2 g CaCO3 Phản ứng phân hủy: là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. VD: 2KClO3 2KCl + 3O2 Phản ứng thế: là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. VD: Fe + 2HCl g FeCl2 + H2 Sự oxi hóa: là sự tác dụng của 1 chất với oxi. VD: 3Fe + 2O2 Fe3O4 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Dung dịch: Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Câu 4. Thành phần của không khí Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích (chính xác hơn là oxi chiếm khoảng 21 % về thể tích) không khí phần còn lại hầu hết là Nitơ, ngoài ra còn có hơi nước và khí CO2, một số khí hiếm như Ne, Ar...(tỉ lệ những chất này khoảng 1% trong không khí). B/ BÀI TẬP DẠNG 1: HOÀN THÀNH PTHH VÀ PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG Bài 1. Hoàn thành bảng sau (hoàn thành PTHH và đánh dấu “X” vào phân loại phản ứng nếu có) STT Phản ứng hóa học Phản ứng phân hủy Phản ứng hóa hợp 1 FeCl2 + Cl2 FeCl3 X 2 BaO + H2O g Ba(OH)2 3 Fe2O3 + H2 Fe + ? 4 CaCO3 CaO + CO2 5 H2 + ? H2O 6 KNO3 KNO2 + O2 7 Zn + HCl g ? + ? 8 C3H8 + O2 ? + ? 9 HgO Hg + ? 10 Fe(OH)2 FeO + H2O Bài 2. Hoàn thành bảng sau (hoàn thành PTHH và phân loại phản ứng) STT PTHH của phản ứng Phân loại phản ứng 1 P2O5 + H2O g H3PO4 Phản ứng hóa hợp 2 Mg(OH)2 MgO + H2O 3 Al + HCl g 4 Na2O + H2O g 5 AgNO3 + Cu g Cu(NO3)2 + Ag 6 Cu + O2 7 Fe(NO3)2 Fe2O3 + NO2 + O2 8 Fe3O4 + Al Fe + Al2O3 9 NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O DẠNG 2: HOÀN THÀNH CHUỖI PHẢN ỨNG Ví dụ minh họa: Hoàn thành chuỗi phản ứng: KClO3 O2 CuO Cu (1) 2KClO3 2KCl + 3O2 (2) 2Cu + O2 2CuO (3) CuO + H2 Cu + H2O Bài tập: Hoàn thành chuỗi phản ứng a) KMnO4 O2 ZnO Zn b) H2 H2O H2SO4 H2 Cu CuO c) S SO2 SO3 H2SO4 Al2(SO4)3 d) DẠNG 3: PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN CÁC HỢP CHẤT OXIT, AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI Ví dụ minh họa 1. Cho các CTHH sau: SO2, HNO3, SO3, K2O, CO2, BaO, CaO, CuO, MgO, ZnSO4, P2O5, O2, N2O5, Al(OH)3. a) Hợp chất nào là oxit bazơ? Viết CTHH của bazơ tương ứng. b) Hợp chất nào là oxit axit. Viết CTHH của axit tương ứng. Oxit bazơ Bazơ tương ứng Oxit axit Axit tương ứng K2O KOH SO2 H2SO3 BaO Ba(OH)2 SO3 H2SO4 CaO Ca(OH)2 CO2 H2CO3 CuO Cu(OH)2 P2O5 H3PO4 MgO Mg(OH)2 N2O5 HNO3 Ví dụ minh họa 2. Cho các CTHH sau: HCl, Fe2O3, MgCO3, Cu(OH)2, CuCl2, K2O, NaNO3, K2SO3, NaOH, H3PO4. Phân loại và đọc tên các chất trên. Phân loại CTHH Tên gọi CTHH Tên gọi Oxit Fe2O3 Sắt (III) oxit K2O Kali oxit Axit HCl Axit clohiđric H3PO4 Axit photphoric Bazơ NaOH Natri hiđroxit Cu(OH)2 Đồng (II) hiđroxit Muối MgCO3 Magie cacbonat CuCl2 Đồng (II) clorua NaNO3 Natri nitrat K2SO3 Kali sunfit Bài tập: a) Đọc tên các muối có CTHH sau: CuBr2, FeCl2, Fe2(SO4)3, Zn(NO3)2, K2S, Ba3(PO4)2, NaH2PO4, Ca(HCO3)2. b) Viết CTHH của các muối có tên sau: kẽm clorua, kali cacbonat, đồng (II) sunfat, magie hiđrocacbonat, canxi đihiđrophotphat, sắt (III) nitrat, natri photphat, natri sunfit. DẠNG 4: GIẢI BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Loại 1. Biết 1 chất trong phản ứng. Tìm những chất còn lại. Ví dụ minh họa. Cho 13 gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh axit sunfuric (H2SO4). a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thể tích H2 thu được (ở đktc)? c) Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu lượng muối khan ZnSO4 là bao nhiêu? d) Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử bột CuO nung nóng, thì khối lượng bột CuO tham gia phản ứng là bao nhiêu gam? Giải Số mol Zn là: 13 : 65 = 0,2 mol. a) PTHH: Zn + H2SO4 g ZnSO4 + H2 PT: 1 1 1 1 (mol) PƯ: 0,2 x y (mol) b) Số mol H2: . Thể tích H2: c) Số mol ZnSO4: . Khối lượng ZnSO4: d) PTHH: H2 + CuO g Cu + H2O PT: 1 1 1 1 (mol). PƯ: 0,2 z (mol) Bài tập: Bài 1. Cho 6,5 gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh HCl . a, Viết phương trình hóa học xảy ra. b, Tính thể tích H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. c, Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư?dư bao nhiêu gam. Bài 2. Cho kim loại sắt vào bình chứa dung dịch axit sunfuric, thấy thoát ra 13,44 lít khí (ở đktc). a, Viết phương trình hóa học của phản ứng. b, Tính khối lượng sắt đã phản ứng. c, Lượng khí H2 này tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam bột CuO nung nóng? d, Lượng khí H2 này tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam bột HgO nung nóng? e, Nếu dùng toàn bộ lượng khí H2 này để khử 80 gam sắt (III) oxit thì sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam? Loại 2. Bài toán lượng chất dư Ví dụ minh họa. Cho 10,8 gam Al vào dung dịch chứa 73 gam HCl. a, Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? b, Tính thể tích khí hiđro thoát ra ở đktc? Giải Số mol Al là: 10,8 : 27 = 0,4 mol. Số mol HCl là: 73 : 36,5 = 2 mol. a) PTHH: 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 2 6 2 3 Trước phản ứng: 0,4 2 Phản ứng: 0,4 x y Sau phản ứng: 0 2 – x y Lậy tỉ lệ: Al hết, HCl dư; bài toán tính theo Al. Số mol HCl phản ứng: x = 0,4 . 6 / 2 = 1,2 mol Số mol HCl dư: 2 – x = 2 – 1,2 = 0,8 mol. Khối lượng HCl dư: 0,8 . 36,5 = 29,2 gam. Số mol khí tạo thành: y = 0,4 . 3 / 2 = 0,24 mol. Thể tích khí tạo thành: 0,24 . 22,4 = 5,376 lít. Bài tập: Dẫn 2,24 lít khí H2 (ở đkc) vào một ống có chứa 12g CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Kết thúc phản ứng trong ống còn lại a gam chất rắn. a. Viếtt PTHH. b. Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng. c. Tính a. DẠNG 5: ĐIỀU CHẾ 1 CHẤT TỪ CÁC CHẤT ĐÃ CHO BẰNG PTHH Bài 1. Từ nguyên liệu ban đầu là Al, dd HCl, bột CuO. Viết các PTHH điều chế Cu. Bài 2. Từ nguyên liệu là Zn, dd H2SO4, KClO3 và các dụng cụ có đủ. Hãy viết PTHH điều chế H2O. DẠNG 6: THU KHÍ HIĐRO, OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Thu khí bằng 2 cách, bài tập dạng này chủ yếu là thu khí và dẫn khí qua ống nung nóng đựng bột oxit kim loại như CuO, ZnO, HgO,...để tính toán theo phương trình hóa học. DẠNG 7: VÍ DỤ CÁC LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC Phản ứng hóa hợp: nhiều chất 1 chất Phản ứng phân hủy: 1 chất nhiều chất. Phản ứng thế: giữa đơn chất và hợp chất và có sự thay thế vị trí của nguyên tố.

File đính kèm:

  • docxde cuong on tap Hoa 8 Hoc ky II.docx
Giáo án liên quan