Đề cương ôn tập học kỳ I môn Công nghệ 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Quán
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I môn Công nghệ 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Quán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ 7
Năm học 2019- 2020
PHẦN I.TRẮC NGHIỆM
Câu I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất?
Câu 1. Các sinh vật sống tồn tại trong phần nào của đất?
A. Phần khí. B. Chất vô cơ. C. Chất hữu cơ. D. Chất rắn.
Câu 2. Đất trồng là:
A. kho dự trữ thức ăn của cây.
B. do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.
C. lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất
ra sản phẩm.
D. lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.
Câu 3. Đất chứa nhiều hạt có kích thƣớc bé thì khả năng giữ nƣớc và chất dinh
dƣỡng là:
A. tốt. B. khá. C. trung bình. D. yếu.
Câu 4: Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3 – 9 B. pH 7,5
Câu 5. Loại đất nào sau đây giữ nƣớc và chất dinh dƣỡng kém nhất?
A. Đất cát. B. Đất thịt nặng. C. Đất thịt nhẹ. D. Đất cát pha.
Câu 6. Biện pháp không bỏ đất hoang là biện pháp sử dụng đất nhằm mục đích:
A. tăng năng suất. B. tăng diện tích đất trồng.
C. tăng độ phì nhiêu. D. tăng chất lượng.
Câu 7. Phân bón là thức ăn của cây trồng vì phân bón chứa:
A. các nguyên tố vi lượng. B. đa nguyên tố.
C. các nguyên tố vĩ lượng. D. các chất cần thiết cho cây trồng.
Câu 8. Các loại cây phân xanh đƣợc coi là loại phân nào?
A. Phân hữa cơ. B. Phân hóa học.
C. Phân vô cơ. D. Phân vi sinh.
Câu 9. Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học?
A. Phân đạm, phân lân, khô dầu. B. Phân NPK, urê, supe lân.
C. DAP, cây điền thanh, phân kali. D. Bèo dâu, nitragin, urê.
Câu 10. Biện pháp thích hợp để cải tạo đất phèn là:
A. cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ.
B. làm ruộng bậc thang.
C. trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
D. cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
1
Câu 11. Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng
đất dày cho cây sinh trƣởng, phát triển tốt?
A. Cày đất. B. Bừa đất. C. Đập đất. D. Lên luống.
Câu 12. Bón vãi, bón theo hốc, bón theo hàng và phun trên lá là các cách bón phân
căn cứ vào:
A. hình thức bón. B. thời điểm bón.
C. thời tiết. D. thời kì bón.
Câu 13. Vai trò của giống cây trồng tốt là:
A. tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
B. tăng vụ.
C. thay đổi cơ cấu cây trồng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14. Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ?
A. Tăng chất lượng nông sản. B. Làm tăng năng xuất cây trồng
C. Tăng vụ trong năm D. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng
Câu 15. Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng biện pháp gì?
A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp sử dụng giống chống sâu bệnh.
C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp thủ công.
Câu 16. Sâu đục thân có kiểu biến thái:
A. không hoàn toàn. B. hoàn toàn. C. đầy đủ. D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 17. Bón phân bằng cách phun trên lá có ƣu điểm là:
A. phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất.
B. phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất.
C. cần có dụng cụ, máy móc phức tạp.
D. chỉ bón được một lượng ít phân bón.
Câu 18. Đất trồng có vai trò là:
A. cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
B. cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
C. cung cấp nước, oxi cho cây.
D. giữ cho cây đứng vững.
Câu 19. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thƣờng đƣợc áp dụng
cho:
A. các cây ngũ cốc. B. các cây họ đậu.
C. các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh. D. các cây lấy hạt.
2
Câu 20. Trong vòng đời, côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn trải qua các giai
đoạn là:
A. trứng → nhộng → sâu non → sâu trưởng thành.
B. trứng → sâu non → sâu trưởng thành.
C. nhộng → sâu non → sâu trưởng thành.
D. trứng → sâu non → nhộng → sâu trưởng thành.
Câu 21. Sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời gọi là:
A. biến dạng của côn trùng. B. biến thái của côn trùng.
C. sự lột xác của côn trùng. D. sự sinh trưởng, phát triển của côn trùng.
Câu 22. Quy trình sản xuất giống cây bằng hạt tiến hành trong:
A. 1 năm. B. 2 năm. C. 3 năm. D. 4 năm.
Câu 23. Việc bón phân vào đất nhằm:
A. tăng độ pH của đất.
B. tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
C. tăng độ màu mỡ của đất.
D. tăng chất lượng nông sản.
Câu 24. Muốn phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao cần áp dụng:
A. biện pháp thủ công.
B. phối hợp kiểm dịch thực vật và canh tác.
C. tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp.
D. biện pháp hóa học.
Câu 25. Trạng thái đất nào sao đây là đất thịt nhẹ?
A. Không vê được. B Chỉ vê được thành viên rời rạc.
C. Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn. D. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt.
Câu II. Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
1. Bón lót là bón phân vào đất (a) nhằm cung cấp (b)
cho cây con ngay khi nó mới mọc, bén rễ.
2. Bón thúc là bón phân (c) .. nhằm đáp ứng kịp
thời (d) trong từng thời kì, tạo điều kiện cho
cây sinh trưởng, phát triển tốt.
3
PHẦN II.TỰ LUẬN
Câu 1. Có mấy phƣơng pháp chọn tạo giống cây trồng? Thế nào là tạo giống bằng
phƣơng pháp chọn lọc?
Trả lời
- Có 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng
+ Phương pháp chọn lọc
+ Phương pháp lai
+ Phương pháp gây đột biến
+ Phương pháp nuôi cấy mô
- Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc là:
+ Từ giống khởi đầu chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt.
+ Gieo hạt của cây được chọn và so sánh với giống khởi dầu và giống địa phương. Nếu
tốt hơn thì chọn cho nhân giống sản xuất đại trà.
Câu 2. Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nƣớc ta?
Trả lời
* Trồng trọt có vai trò là:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
* Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc chăm sóc đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: “
Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”
Trả lời
-Tác dụng của việc chăm sóc đối với cây trồng: Chăm sóc cây trồng kịp thời, đúng kĩ
thuật, phù hợp với yêu cầu của cây. Tuỳ theo mỗi loại cây mà áp dụng các biện pháp làm
coả, vun xới, tưới nước, bón phân phù hợp để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát
triển tốt, nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
- “ Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn ” có nghĩa là : công trồng cây chưa quyết
định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt, đạt
năng suất cao phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhánh mạnh tác
dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.
Câu 4. Giải thích vì sao phân hữu cơ thƣờng dùng bón lót; phân đạm, kali và phân
hỗn hợp thƣờng dùng bón thúc?
Trả lời
- Phân hữu cơ: các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải
có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được → dùng bón lót.
- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp: tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được
ngay -> dùng bón thúc.
Câu 5. Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp
tời đối với nông sản. Địa phƣơng em đã thực hiện nhƣ thế nào?
Trả lời
4
- Tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp tời đối với nông
sản: Đảm bảo chất lượng, số lượng nông sản, tăng năng suất, tăng giá trị sản phẩm, đem
lại hiệu quả cao trong sản xuất, tạo điều kiện để sản xuất vụ tiếp theo
- Liên hệ địa phương: Thu hoạch đúng thời gian quy định cho mỗi loại cây trồng. Ví dụ:
Lúa ( Thu hoạch tháng 4, tháng 8 âm lịch hàng năm) Lạc (vào tháng 4 âm lịch)
Câu 6. Sâu bệnh có tác hại gì đối với cây trồng? Nêu các nguyên tắc phòng trừ, các
biện pháp phòng trừ.
Trả lời
*Tác hại của sâu bệnh:
- Làm giảm chất lượng nông sản.
- Làm giảm năng suất cây trồng.
- Làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
*Nguyên tắc, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
-Nguyên tắc:
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
- Biện pháp:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại
+ Biện pháp thủ công
+ Biện pháp hóa học
+ Biện pháp sinh học
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật
Câu 7. Tại sao châu chấu trƣởng thành phá hoại hơn châu chấu non ? Kể tên các
loại côn trùng có lợi (tiêu diệt sâu hại) và côn trùng có hại (phá hoại mùa màng).
(Ít nhất mỗi loại 3 con)
Trả lời
- Nhảy xa, có cánh bay xa nên phạm vi phá hoại mạnh hơn.
- Ăn khỏe hơn châu chấu non.
* Các loại côn trùng có lợi: ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch ....
* Các loại côn trùng có hại: châu chấu, sâu non, chuột ...
_________________________________________
5
6
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_7_nam_hoc_2019_2020_t.pdf