I. LÝ THUYẾT :
CẦN CỦNG CỐ VÀ ÔN TẬP MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CƠ BẢN - TRỌNG TÂM SAU:
1. Về kiến thức:
- Trong quan hệ với bản thân:
+ Hs biết cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể;
+ Biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí; Biết phân biệt hành vi tiết kiệm với hành vi thể hiện sự keo kiệt, bủn xỉn và hà tiện.
- Trong quan hệ với người khác:
+ Lễ độ; Biết ơn; Lịch sự và tế nhị.
- Trong quan hệ với công việc : cần xác định đúng mục đích học tập; cần siêng năng và kiên trì; cần tôn trọng kỉ luật ( nhà trường, ATGT, cộng đồng ).
- Trong quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại : Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong các hoạt động xã hội qua những việc làm cụ thể).
- Những việc làm thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp vối thiên nhiên.
- Những biểu hiện , hành vi thể hiện sự biết ơn.
- Xác định đúng mục đích học tập.
2. Kĩ năng:
- Ứng xử phù hợp với các chuẩn mục của xã hội.
- Có kĩ năng ứng xử tích cực trước mội trường.
- Có đề ra được kế hoạch hoạc tập dúng đắn.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Giáo dục ông dân lớp 6 năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
NĂM HỌC 2009 -2010
LÝ THUYẾT :
CẦN CỦNG CỐ VÀ ÔN TẬP MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CƠ BẢN - TRỌNG TÂM SAU:
Về kiến thức:
- Trong quan hệ với bản thân:
+ Hs biết cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể;
+ Biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí; Biết phân biệt hành vi tiết kiệm với hành vi thể hiện sự keo kiệt, bủn xỉn và hà tiện.
Trong quan hệ với người khác:
+ Lễ độ; Biết ơn; Lịch sự và tế nhị.
Trong quan hệ với công việc : cần xác định đúng mục đích học tập; cần siêng năng và kiên trì; cần tôn trọng kỉ luật ( nhà trường, ATGT, cộng đồng ).
Trong quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại : Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong các hoạt động xã hội qua những việc làm cụ thể).
Những việc làm thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp vối thiên nhiên.
Những biểu hiện , hành vi thể hiện sự biết ơn.
Xác định đúng mục đích học tập.
2. Kĩ năng:
Ứng xử phù hợp với các chuẩn mục của xã hội.
Có kĩ năng ứng xử tích cực trước mội trường.
Có đề ra được kế hoạch hoạc tập dúng đắn.
3. Thái độ :
- Yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
- Có thái dộ rõ ràng, đúng đắn trước những ứng xử thuộc về chuẩn mực đạo đức.
BÀI TẬP:
Câu 1: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là:
Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động, góp phần xây dựng quê hương.
Trở thành con ngoan, trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ.
Trở thành một người hoàn thiện về nhân cách.
Trở thành một học sinh giỏi cấp huyện.
Câu 2 : An luôn tự giác ngồi vào bàn học, đọc thêm các tài liệu tham khảo, tranh thủ thời gian hoạc tập. Việc làm trên thể hiện An cố gắng
thực hiện mục đích học tập.
tu dưỡng và rèn luyện đạo đức.
tích cực trong hoạt động tập thể.
phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Câu 3 : Hoa cùng các bạn trong lớp tích cực tham gia tập hát và múa bài “Em yêu trường em” để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Việc làm này thể hiện :
Hà tích cực , chủ động tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
Hà tích cực , chủ động tham gia vào các hoạt động của tập thể .
Hà tích cực , chủ động tham gia vào các hoạt động của xã hội.
Hà tích cực , chủ động tham gia vào các hoạt động của mọi người.
Câu 4: Mai tự giác tham gia vào “ Đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội”. Hành động trên thể hiện
A. Mai tích cực tự giác trong các hoạt động xã hội.
B. Mai tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể đội.
C. Mai tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể trường.
D. Mai tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể lớp.
Câu 5: Bác Hòa sang nhà Hoa chơi. Hòa lễ phép chào hỏi, rót nước mời bác Hòa uống và ngồi nói chuyện với bác. Như vây Hoa có đức tính
A. sống chan hòa.
B. sống vui vẻ, thân ái và yêu thương mọi người.
lễ độ.
siêng năng.
Câu 6 : Câu tục ngữ có nội dung khuyên chúng ta cần rèn luyện đức tính lịch sự, tế nhị trong giao tiếp là:
A.“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
B. “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
C. “ Lá lành dùm lá rách”.
D. “ Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Câu 7 : An luôn ăn nói nhẹ nhàng, luôn biết lắng nghe, biết cảm ơn, xin lỗi hki mắc lỗi.Như vậy, An có cách cư xử thể hiện sự :
Lễ độ.
Biết ơn.
Yêu thương con người.
Lịch sự, tế nhị.
Câu 8 : Phương thường xuyên làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống điều độ, chơi cầu lông đều dặn. Đó là những việc làm thể hiện :
Phương biết tự tìm hiểu sức khỏe bản thân.
Phương trân trọng sức khỏe bản thân.
Phương hiểu được tác dụng của việc tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
Phương biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
Câu 9 : Trên tuyến xe buýt về tham ông bà. Hân nhìn tháy một cụ già đang loay hoay tìm chỗ để ngồi. Hân đã nhanh nhẹn nhường chỗ cho cụ. Hành vi trên của Hân thể hiện đức tính:
Biết ơn.
Lễ độ.
Sống chan hòa.
Đoàn kết.
Câu 10 : Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu tục ngữ nói về đức tính tiết kiệm đó là :
“Của bền tại người”.
“Vung tay quá trán”.
“ Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
“ Tích tiểu thành đại”
Câu 11 : Sự tôn trọng kỉ luật thể hiện qua hành vi:
Ủng hộ trẻ em nghèo.
Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
Quyên góp giấy vụn.
Đi học đúng giờ.
Câu 12: Hàng ngày , Yến phải dậy từ 6 giờ sáng để đi bộ đến trường và cả 5 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.Việc làm trên thể hiện:
Yến tích cực tự giác trong hoạt động tập thể.
Yến học giỏi để cha mẹ hãnh diện và tụ hào.
Yến siêng năng và kiên trì trong học tập.
Yến tích cực tự giác trong hoạt động của lớp.
Câu 13 : Nước ta qui định lấy ngày 27/ 7 hàng năm làm ngày “Thương binh liệt sĩ”. Việc làm này thể hiện sự :
Tôn trọng kỉ luật và đạo đức.
Lịch sự, tế nhị.
Lễ độ.
Biết ơn.
Câu 13 : Liên thường xuyên đi chợ mua thức ăn về nấu cơm giúp gia đình. Nhà em gần chợ. Liên hạn chế đựng thức ăn vào nhiều bịch li lông khác nhau. Việc làm này thể hiện Liên đã góp phần để
Bảo vệ hòa bình thế gới.
Bảo vệ môi trường.
Bảo vệ tài nguyên.
Bảo vệ hạnh phúc nhân dân.
Câu 14 : “Có công mài sắt,có ngày nên kim”. Câu tục ngữ trên cha ông muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì ?
Cần phải đoàn kết thân ái và yêu thương nhau.
Cần phải nỗ lực để học tập tốt.
Cần phải ngoan ngoãn nghe lời thầy cô.
Cần phải siêng năng, kiên trì để có dược thành công trong cuộc sống.
Câu 15: Hành vi thể hiện sự thiếu lễ độ là:
Nói trống không, ngắt lời ngườ khác.
Gọi dạ, bảo vâng.
Đi xin phép, về chào hỏi.
Kính thầy, yêu bạn.
Câu 16: Hành vi thể hiện lối sống thiếu chan hòa:
E dè, nhút nhát , không dám góp ý với bạn bè khi bạn sai.
Chia sẻ với những nỗi đau của người khác.
Tham gia đóng góp suy nghĩ với mọi người xung quanh.
Tham gia đóng góp suy nghĩ với người thân.
Câu 17:
Hãy nối mỗi ô ở cột trái ( A) với một ô ở cột phải ( B) sao cho phù hợp nhất :
A- Biểu hiện
B – Phẩm chất đạo đức
1 .Chị em Mai chào ông bà, cha mẹ đi học và xin phép họ cho chị em Mai đi thăm Lan ốm vào lúc trưa khi đi học về.
a. Tiết kiệm.
2 . Chưa làm xong bài tập, Hoa chưa đi chơi.
b. Lịch sự, tế nhị.
3 . Để dành tiền học bổng mua sách, vở, bút chì .
c. Siêng năng, kiên trì.
4 . Tìm ra cách giải bài tập mới.
d. Lễ độ.
5 . Ăn nói nhẹ nhàng, biết cảm ơn và xin lỗi , biết lắng nghe.
6 .Luôn đảm bảo hợp đồng, không thất hứa với người khác.
.nối với
.nối với
.nối với
.nối với
Câu 18
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về tôn trọng kỉ luật ? ( hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn )
Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể và xã hội.
Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm bản thân và bạn bè.
Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm bản thân và gia đình.
Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm gia đình và nhà trường.
Câu 19
Em không tán thành ý kiến nào sau đây về biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? ( hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn )
A. Thắng tham gia nhiệt tình, hăng hái các buổi văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11 và Thắng cũng là một chi đội trưởng xuất sắc của trường.
B. Hoa là học sinh giỏi 5 năm liền của lớp 7 A nhưng mọi người đều biết đến Hoa với giọng hát hay và là một thiếu niên gương mẫu của lớp trong việc nhanh nhẹn quyên góp quần áo cũ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
C. Hoàng từ chối tham gia vào đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và ở nhà không đến sinh hoạt Đội vì trời mua to .
D. Mạnh tham gia đầy đủ các buổi tập văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11 và Mạnh cũng thường xuyên kêu gọi các bạn làm vệ sinh trường lớp sạch- đẹp.
Câu 20
Nếu nghe thấy người bạn thân nói năng vô lễ, nói dối ông bà và cha mẹ và thường xuyên trốn học để đi chơi , em sẽ chọn cách ứng xử nào sao đây ? ( hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn )
Làm ngơ coi như không thấy gì vì không muốn can thiệp vào chuyện riêng của bạn.
Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy nữa.
Nói với bạn : Ông bà, cha mẹ là những người có công sinh thành và nuôi dưỡng mình , cần phải nói năng lễ phép và cố gắng chăm lo học tập và khuyên nhủ bạn để bạn nhận ra hành vi sai trái và quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.
Làm ngơ coi như không thấy gì vì không nếu góp ý bạn ấy sẽ giận không chơi với mình nữa.
Câu 21
Hành vi nào sau đây là không sống chan hòa với mọi người ? ( hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn )
Tuấn chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh, thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp và luôn cười nói niềm nở với bạn bè.
Tuấn luôn cười nói niềm nở và luôn chia sẻ khi bạn bè gặp khó khăn .
Tuấn tham gia mọi hoạt động do lớp, đội tổ chức va luôn sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh.
Tuấn không góp ý kiến cho ai vì sợ mất lòng và chỉ khi được giáo viên chỉ định thì mới phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười.
III. Tự Luận:
Câu 1: Em hãy cho biết vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người?
Câu 2 : Em hãy cho biết những việc nên làm để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
Câu 3 : Trên đường đi học về em thấy một người đang chặt cây phá rừng. Em sẽ làm gì trong trường hợp nêu trên?
Câu 4 : Em có kế hoạch học tập như thế nào để dạt dược mục đích học tập tốt trong thời gian tới ?
Câu 5 : Em đã làm gì để thể hiện sự biết ơn của em đối với thày cô giáo và cha mẹ em ?
Câu 6: Em hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng – phá hoại tài nguyên thiên nhiên mà con người phải gánh chịu ? Em đã có những việc làm nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nơi địa phương em cư trú ?
Câu 7: Mục đích học tập trước mắt và lâu dài của em là gì ? Vì sao mỗi học sinh cần phải xác định đúng đắn mục đích học tập ? Ước mơ về nghề nghiệp sau này của em là gì ?
File đính kèm:
- De cuong hoc ky I.doc