A: MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nắm vững và nâng cao kiến thức cơ bản của nội dung các bài học
+ nắm vững đựơc các phương pháp làm bài tập môn GDCD9
- Kĩ năng:
+ Vận dụng kiến thức bài học vào trong kiến thức thực tế cuộc sống
- Thái độ:
+ Sống, học tập, ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
B. NỘI DUNG:
I- Phương pháp:
GV: Hướng dẫn cho học sinh phương pháp làm một bài tập GDCD 9
* Yêu cầu:
- Nắm đựơc kiến thức nội dung lí thuyết.
Mở bài
- Bài làm có bố cục ba phần : Thân bài
Kết bài
+ mở bài: Giới thiệu ngắn gọn,nội dung súc tích yêu cầu của đề ra.
12 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2009-2010 - Thái Thị Lan Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đường ra trận đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc dù họ còn gánh nặng với gia đình, người thân.
Bài 2. Tự chủ .
*Kiến thức: Cần nắm vững thế nào là tự chủ, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự chủ
* Bài tập :
Câu 1. Em hãy tìm những từ liên quan đến tự chủ? Giải thích từ ngữ đó và lấy ví dụ trong đời sống hàng ngày để chứng minh.
Gợi ý làm bài
Từ ngữ liên quan đến tính tự chủ: Tự lập,tự lực, tự giác
+ Tự lực: Dựa vào sức mình để làm việc.
+ Tự lập: Tự lập suy nghĩ và làm việc không dựa dẫm
+ Tự giác: ý thức về việc làm của mình không cần đến sự nhắc nhở , chỉ bảo của người khác.
Ví dụ: Trong việc học tập của mình luôn luôn tự mình cố ngắng rèn luyện, tìm tòi không chờ bố mẹ, thầy cô bạn bè nhắc nhở, phê bình mới học tập.
Câu 2: Tự chủ trước hiết là làm chủ bản thân. Tại sao có thể nói nếu làm được chủ bản thân thì có thể làm chủ đựơc xã hội, làm chủ được thiên nhiên?
Gợi ý làm bài
- Khi ta có tính tự chủ ta có thể làm chủ đuợc suy nghĩ, hành động , tình cảm
của mình trứơc mọi tình huống, hoàn cảnh, luôn biết suy nghĩ cân nhắc thấu đáo và rút ra những kinh nghiệm, bài học sau mỗi việc làm thường không bao giời bị hoàn cảnh chi phối và làm khuất phục. Như vậy con người ấy sẽ làm chủ được xã hội và thiên nhiên có nghĩa là nghĩa là sẽ có cách ứng xử phù hợp với mọi người trong mọi hoàn cảnh, tương tự với thiên nhiên họ cũng có cách đối xử với thiên nhiên phù hợp: Gần gũi với thiên nhiên sống có ích và luôn bảo vệ thiên nhiên.
Ví dụ: Người có tính tự chủ trong tập thể họ luôn bình tĩnh tự tin để xử lí mọi tình huống, không bao giờ để xẩy ra bất hoà với mọi người
Câu3: Em suy nghĩ như thế nào về câu tục ngữ : “Ai cũng tạo ra số phận của mình”
Gợi ý làm bài
Trong quan niện duy tâm mỗi con người sinh ra đều có một số phận do trời sắp đặt: Đó là hạnh phúc, sung sướng, khổ đau,bất hạnh
- Thực tế cho thấy số phận con người do tạo hoá sinh ra đó là khả năng và hoàn cảnh của mình. Luôn phải cố gắng phấn đấu trong mọi hoàn cảnh từ đó mới có thể làm chủ đựơc hoàn cảnh, vượt qua hoàn cảnh để tạo ra số phận cho mình.
Ví dụ: Nếu ai sinh ra trong gia đình vất vả và người đó cho rằng đó là số phận và cam chịu thì không bao giờ có cuộc sống tốt hơn. Nhưng nếu họ có cố gắng học tập, lao động thì sẽ làm thay đổi chính họ và hoàn cảnh ấy
“Ai cũng tạo ra số phận của mình”
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật:
* Kiến thức cần nắm:
+ Dân chủ, kỉ luật là gì?
+ ý nghĩa của dân chủ , kỉ luật.
+ Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ lãnh đạo trong việc đảm bảo, tạo điều kiện cho mọi người phát huy tnh dân chủ.
* Bài tập:
1) Em hãy giải thích mỗi quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật trong câu nói của Bác Hồ
“ Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết địng thì phải triệt để thi hành”
Thể hiện đã phát huy quyền dân chủ: Tham gia bàn bạc.
Khi đã bàn bạc xong, đã nhất trí thì phải thực hiện để đảm bảo kỉ luật.
2) Đầu năm học, bất kì trường nào cũng tổ chức cho học sinh học tập nội quy. Có bạn cho rằng có mấy điều nội quy mà năm nào cũng học, mất thì giờ quá! Theo em, ý nghĩ của bạn đó đúng hay sai? Vì sao? Trong nộ quy có nội dung dân chủ và kỉ luật. Em hãy nêu ra một số điều.
Gợi ý làm bài
ý nghĩ đó là sai. Vì học sinh cần nắm rõ nội quy của nhà trường để thực hiện đúng bổn phận, nghĩa vụ của người học sinh thực hiện tốt quyền nghĩa vụ của mình
- Một số điều thể hiện tính dân chủ
+ Góp ý kiến khi phát hiẹn thấy những điều không phù hợp trong nội quy;
+ Đưa ra ý kiến xát đáng về học tập
- Tính kỉ luật:
+ Không ăn mặc sai quy định;
+ Có thái độ tôn trọng thầy cô giáo;
+ Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
3) Phân tích và chứng minh nhận định; “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”
Gợi ý làm bài
Cần làm rõ ý nghĩa của dân chủ, ý nghĩa của kỉ luật, cho ví dụ minh hoạ.
- Một tập thể nếu đảm bảo tốt cả tính dân chủ và kỉ luật tạo ra sức mạnh tập thể thống nhất ý chí và hành động đư ra phương hướng tốt cho tập thể đó, xây dựng tập thể ngày càng mạnh.
4) Tìm hiểu địa phương em hiện nay “ Quy chế dân chủ cơ sở” được thực hiện như thế nào? em tìm một số dẫn chứng để minh hoạ điều tốt và chưa tốt trong việc thự hiện “ Quy chế dân chủ” ở địa phương em đang sống ?
Gợi ý làm bài
- Tham gia vào công việc chung của xóm , xã
- Tham gia vào công việc chung của đất nước
- Các cơ quan có chức năng tạo điều kiện để đảm bảo cho người dân phát huy quyền là chủ chưa ?
Lấy ví dụ cụ thể:
+ Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng làng văn hoá.
+ Đưa ra ý kiến bầu người có năng lực vào chính quyền địa phương.
Bài 4: bảo vệ hoà bình
* Kiến thức cần nắm :
- Hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì?
- Vì sao phải bảo vệ hoà bình?
- Làm cách nào để bảo vệ hoà bình?
* Bài tập
1) Nhân dân ta phải trải qua 2 xuộc chiến tranh chống thục dân Pháp và đế quốc Mĩ để có hoà bình .
Em hãy phân biệt: Thế nào là chiến tranh chính nghĩa? Thế nào là chiến tranh phi nghĩa? Thế nào là chiến tranh để bảo vệ hoà bình? Hoà bình mà nhân dân ta có đựơc có phải trả giá không? Em biết gì về sự trả giá đó?
Gợi ý làm bài
Chiến tranh chính nghĩa:
+ Đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, để bảo vệ hoà bình, chống lại những thế lực thù địch, phản động.
Chiến tranh phi nghĩa:
+ là xâm lược vì mục đích phản động gây đau thương, tang tóc cho những quốc gia, khu vực bị xâm lược .
2) Vì sao phải boẩ vệ hoà bình, chống chiến tranh?
Gợi ý làm bài
- Vì bảo vệ hoà bình là bảo vệ cuộc sống xã hội bình yên. Hoà bình là khát vọng của nhân loại nó mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
- Chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. Chiến tranh chỉ mang lại dau thương mất mát về cả sức người lẫn cơ sở vật chất .
3) Bảo vệ hoà bình như thế nào? cần làm gì để bảo vệ hoà bình?
Gợi ý làm bài
+ Bảo vệ hoà bình thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi khong chỉ thể hiện bằng hành động mà phải biến thành hành động cụ thể.
+ Để bảo vệ hoà bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc.
Bài 5 - 6
tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới – hợp tác cùng phát triển
* Kiến thức cần nắm:
- Thế nào là tình hữu nghị?
- Việt Nam có quan hệ với những quốc gia nào?
- Hợp tác cùng phát triển là gì?
- Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc nào?
- Chính sách của đảng và nhà nước ta trong vấn đề hợp tác.
* Bài tập
1) Em nhận thức như thế nào về tình hưu nghị giữa Việt Nam và các nước anh em?
Gợi ý làm bài
- Tình cản bạn bè thân thiện.
Luôn hỗ trợ giúp đỡ nhau trong những hoàn cảnh khó khăn
Ngày nay tình hữu nghị tao điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác về mọi lĩnh vực giữa các quốc dia trong khu vực và trên thế giới
2) Vì sao nói hợp tác là một vấn đề mang tính tất yếu?
Gợi ý làm bài
- Vì trên thế giới hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết: Ô nhiễm môi trường, chiến tranh khủng bố, dai dịch AIDS, đói nghèomuốn giải quyết những vấn đề đó cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới .
Hợp tác còn mang lai thời cơ để các quốc gia liên quan phát triển những mặt mạnh và hạn chế những tồn tại , yếu kém
3) Em đã hợp tác với ban bè trong công việc chunh như thế nào ? sự hợp tác đó mang lại kết quả gì?
Gợi ý làm bài
-Hợp tác bạn bè trong nhiều lĩnh vực: học tập, tu dưỡng đạo đức, lao động, các hoạt động tập thể.
- Sự hợp tác mang lại hiệu quả cho mọi lĩnh vực
- Trong học tập nếu phát huy được tinh thàn thần hợp tác sẽ nâng cao được kiến thức của mình .
- Trong lao động hợp tác sẽ làm cho công việc chóng hoàn thành và có kết quả tốt hơn. Vì hợp tác mang lại sức mạnh tập thể, như câu ca giao đã nói:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
Bài 7
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
*Kiến thức cần nắm:
- Truyền thống tốt đẹp là gì?
- Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào?
- ý Nghĩa của truyền thống tốt đẹp?
*Bài tập:
1) Nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
Gợi ý làm bài
- Đoàn kết.
Nhân nghĩa
Cần cù, chị khó.
Tôn sư trọng đạo
Hiếu thảo.
2) Hãy phân biệt truyền thống tốt đẹp với hủ tục lạc hậu?
Gợi ý làm bài
* Giống nhau:
+ Hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc.
* Khác nhau:
Truyền thống tốt đẹp Hủ tục lạc hậu?
+Là những giá trị tinh thần có ý nghĩa tốt + Là những thói quen xấu mang lại
đẹp cần phải dữ dìn và phát huy hâu quả , cho đời sống xã hội ,
cần phải bài trừ, loại bỏ.
3) Có bạn cho rằng: “ Xã hội phát triển rồi không cần những truyền thống tốt đẹp nữa vì nó không phù hợp với thời đại” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Gợi ý làm bài
+Không đồng ý:
Vì xã hội có phát triển đến đâu cũng phải kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Bởi vì mỗi quốc gia dân tộc dù phát triển đến trình độ nào cũng phái có bản sắc riêng. Bản sắc đựơc tạo nên từ truyền thống văn hoá tốt đẹp.
Bài 8 – Năng động, sáng tạo
* Kiến thức cần nắm:
- Năng động, sáng tạo là gì?
- Người năng động sáng tạo?
- ý nghĩa và cách rèn luyện?
* Bài tập:
1) Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
Gợi ý làm bài
Giúp con người vượt qua được những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt đựơc mục đích đẫ đề ramọt cách nhanh chóng và tót đẹp.
Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên nhữmh kì tích vẻ vang, mang lại niền vinh dự cho bản thân, đất nước.
2) Em hãy hãy tìm và giới thiệu một tấm gương năng động, sáng tạo của các bạn học sinh trong lớp, trường hoặc địa phương?
Gợi ý làm bài
Biểu hiện của bạn ấy thể hiện như thế nào?
+ Học tập .
+ Lao động.
+ Cuộc sống hàng ngày.
3) Theo em tính năng động, sáng tạo bắt nguồn từ đâu? Muốn sáng tạo phải làm gì? Và có những đức tính gì ?
Gợi ý làm bài
+ Năng động sáng tạo bắt nguồn từ tình yêu, niềm đam mê công việc và cuộc sống
+ Muốn sáng tạo phải: Tìm tòi, học hỏi, say me với công việc và luôn đặt ra mục đích tốt đẹp để hướng tới.
+Để năng động, sáng tạo phải có những đức tính cần, cù chịu khó, nhấn nại, kiên trì, mạnh dạn.
File đính kèm:
- BOI DUONG HSG MON CD9.doc