Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 6

I. Lý thuyết:

Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

1- Sức khoẻ và cách chăm sóc rèn luyện.

- Sức khoẻ là vốn quý của con người.

2- Tác dụng của sức khoẻ.

- Có sức khoẻ thì học tập lao động có hiệu quả, sống lạc quan vui vẻ.

3. Cách rèn luyện sức khoẻ

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Ăn uống điều độ

- Hàng ngày tập TDTT

- Tích cực phòng chống bệnh

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Giáo dục công dân lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề CƯƠNG ÔN TậP GDCD 6 I. Lý thuyết: Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể 1- Sức khoẻ và cách chăm sóc rèn luyện. - Sức khoẻ là vốn quý của con người. 2- Tác dụng của sức khoẻ. - Có sức khoẻ thì học tập lao động có hiệu quả, sống lạc quan vui vẻ. 3. Cách rèn luyện sức khoẻ - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - Ăn uống điều độ - Hàng ngày tập TDTT - Tích cực phòng chống bệnh Bài 2: Siêng năng, kiên trì: 1. Siêng năng và biểu hiện của siêng năng. - Làm việc cần cù thường xuyên, đều đặn VD: Sáng nào cũng quét nhà; Tối nào cũng học bài. 2- Kiên trì và biểu hiện của kiên trì. - Kiên trì là sự quyết tâm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ. VD: Gạp bài toán khó quyết tâm làm đến cùng. 3- Tác dụng của siêng năng, kiên trì. - Siêng năng kiên trì giúp ta làm việc gì cũng thành công, ta sẽ tự tin, chủ động trong cuộc sống. Bài 3: Tiết kiệm 1. Thế nào là tiết kiêm, biểu hiện - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý đúng mức của cải , thời gian, công sức của mình và của người khác. VD: Tắt điện khi không sử dụng; khoá ga khi không sử dụng 2- ý nghĩa tác dụng - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. - Đỡ lãng phí tiền của công sức thời gian cho bản thân, gia đình và xã hội Bài 4: Lễ độ Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. 2- Những biểu hiện của lễ độ. - Lễ độ thể hiện sự lễ phép, lịch sự, đúng mực, quý mến của mình với người khác. VD: - Quan hệ với thầy cô giáo: Tôn trọng, biết ơn - Với ông bà cha mẹ, cô dì chú bác : tôn kính vâng lời - Với bạn bè: Gần gũi thân mật - Với người dưới: Yếu thương, nhường nhịn. 3. ý nghĩa: - Là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, giúp quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trở lên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh. Bài 5: Tôn trọng kỉ luật 1- Thế nào là tôn trọng kỷ luật: - Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc; chấp hành mọi sự phân công của tạp thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp -VD: Thực hiện đúng nội quy trường học( đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng bài, .); tôn trọng quy định nơi công cộng ( giữ trật tự nơi hội họp, đổ rác đúng nơi quy định). 2. ý nghĩa: + Với bản thân: - tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động. + Với gia đình, xã hội: - Tôn trọng kỉ luật làm cho cuộc sống gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ cương, nề nếp. - Bảo vệ lợi ích cộng đồng và lợi ích bản thân Bài 6: Biết ơn 1. Thế nào là biết ơn. - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ tôn trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, với đất nước. 2. Biểu hiện: - Có thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ, hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mình biết ơn. 3. ý nghĩa: - Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên 1. Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên: - Biểu hiện yêu thiên nhiên: + Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên + Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên + Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người. 2. Tác dụng của thiên nhiên đối với đời sống con người: - Đó là tài sản chung, vô gía rất cần thiết đối với con người. - Thiên nhiên phục vụ lợi ích kinh tế cho con người: Khoáng sản, CN N2, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch - Thiên nhiên cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống con người, đáp ứng nhu cầu tinh thần; là môi trường sống của con người. 3. Thực trạng và biện pháp sử dụng - bảo vệ thiên nhiên. - Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp gần gũi với thiên nhiên. - Tích cực chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên - Chống các biểu hiện tàn phá thiên nhiên. Bài 8: Sống chan hoà với mọi người 1- Sống chan hoà với mọi người. - Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động có ích. 2- ý nghĩa: - Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. 3. Rèn luyện: - Có thái độ vui vẻ, cởi mở -Cùng học cùng chơi với các bạn, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, giỏi kém - Biết chia sẻ buồn vui với bạn bè và người xung quanh Bài 9: Lịch sự, tế nhị 1- Thế nào là lịch sự tế nhị - Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ lời nói, hành vi giao tiếp. - Thể hiện ở sự hiểu biết các phép tắc, những quy định của xã hội. - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. 2. Biểu hiện của lịch sự tế nhị: - Biết chào hỏi - Biết cảm ơn, xin lỗi - Nói nhẹ nhàng - Biết lắng nghe.... 3. ý nghĩa của lịch sự, tế nhị: - Thể hiện là người có văn hoá, có đạo đức được mọi người yêu quý - Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Bài 10: Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội 1. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội: - Tham gia đầy đủ các hoạt động - Hứng thú, nhiệt tình - Làm tốt các nhiệm vụ được giao không cần ai kiểm tra nhăc nhở. 2- Tác dụng của việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn được kỹ năng cần thiết của bản thân ,góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm nhân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý. 3. Rèn luyện: - Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức. - Giao lưu, học hỏi - Sống giản dị, cởi mở, chan hoà Bài 11: Mục đích học tập của học sinh 1- Mục đích học tập của học sinh là: - Là trở thành người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. - Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN. 2. Mục đích học tập đúng đắn: - không chỉ học tập vì tương lai bản thân mà phải học vì tương lai dân tộc , vì sự phồn vinh của đất nước; hai lợi ích này phải gắn liền nhau. 3. ý nghĩa học tập đúng đắn: - giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời. II. Bài tập Làm lại các bài tập sgk. Vẽ sơ đồ tư duy

File đính kèm:

  • docon tap CD 6.doc