Đề cương ôn tập cuối học kì II môn: Địa Lí

Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Á?

Trả lời:

 + Vị trí : Châu Á nằm ở bán cầu Bắc trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.

 + Giới hạn: Phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp châu Âu và châu Phi.

Câu 2: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?

Trả Lời: Khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo vì :

 + Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm thuận lợi cho cây lúa phát triển.

 + Khu vực Đông Nam Á có nhiều đồng bằng lớn màu mỡ phù sa.

 + Người dân khu vực Đông Nam Á cần cù, chăm chỉ trong lao động.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối học kì II môn: Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập cuối học kì II Môn : Địa lí Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu á? Trả lời: + Vị trí : Châu á nằm ở bán cầu Bắc trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. + Giới hạn: Phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp ấn Độ Dương, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp châu Âu và châu Phi. Câu 2: Vì sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? Trả Lời: Khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo vì : + Khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm thuận lợi cho cây lúa phát triển. + Khu vực Đông Nam á có nhiều đồng bằng lớn màu mỡ phù sa. + Người dân khu vực Đông Nam á cần cù, chăm chỉ trong lao động. Câu 3: Nêu tên của 4 đại dương trên thế giới và sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn về diện tích, độ sâu? Trả lời: + Bốn đại dương trên thế giới là: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. + Các đại dương xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: * Về diện tích : 1. Bắc Băng Dương * Về độ sâu: 1. Bắc Băng Dương 2. ấn Độ Dương 2. Đại Tây Dương 3. Đại Tây Dương 3. ấn Độ Dương 4. Thái Bình Dương. 4. Thái Bình Dương. Câu 4: Hãy kể tên một số cảnh đẹp của châu á ? Trả lời: Một số cảnh đẹp của châu á là: Vịnh biển ở Nhật Bản; Vịnh Hạ Long; Dãy núi Hi - ma - lay - a; Vạn lí Trường Thành (Trung Quốc); Đền Ăng - co Vát.. Môn: Lịch sử Câu 1: Hiệp định Pa - ri được kí vào ngày tháng năm nào? Hãy nêu các điểm cơ bản của Hiệp định Pa - ri về Việt Nam? Trả lời: + Hiệp định Pa - ri được kí vào ngày 27 - 1- 1973 tại Pa-ri (Pháp) + Các điểm cơ bản của Hiệp định Pa - ri về Việt Nam: - Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đông minh ra Việt Nam. - Mĩ phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. - Mĩ phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. Câu 2: Em hãy nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước? Trả lời: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được hoàn thành có vai trò rất quan trọng: + Cung cấp nguồn điện cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân + Ngăn chặn, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ + Tạo điều kiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ Câu 3: Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam( Khoá VI ) đã có những quyết định quan trọng nào? Trả Lời: Quốc hội nước Việt Nam( Khoá VI ) đã có những quyết định quan trọng là: + Lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Quyết định: Quốc huy; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 4: Em hãy kể lại những tấm gương chiến đấu anh dũng trong chiến dịch Biện Biên Phủ? Trả lời: Những tấm gương chiến đấu anh dũng trong chiến dịch Biện Biên Phủ là: + Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch + Anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng + Anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn bánh pháo Câu5: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ? Trả lời: ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ là: + Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược + Khẳng định ý chí, sức mạnh của dân tộc ta trong công cuộc chống quân xâm lược + Chiến thắng Điện Biên Phủ như một Bạch Đằng, một Đống Đa hay một Chi Lăng của thế kỉ 20 Môn : Khoa học Câu 1: Em hãy kể tên 3 nguồn năng lượng từ thiên nhiên và công dụng của chúng trong đời sống và sản xuất ? Nguồn năng lượng Công dụng 1/ Năng lượng mặt trời + Nhờ năng lượng mặt trời mà cây xanh mới có thể quang hợp được + Năng lượng mặt trời dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu.. + Năng lượng mặt trời được dùng để phát điện. 2/ Năng lượng gió + Năng lượng gió dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua - bin của nhà máy phát điện, giúp con người rê thóc, quạt thóc, giúp các bạn nhỏ thả diều, chơi chong chóng 3/ Năng lươựng nước chảy + Năng lượng nước chảy dùng để chuyên chở hàng hoá xuôi dòng nước;làm quay bánh xe đưa nước lên cao, làm quay tua - bin của máy phát điện, làm quay cối xay ngô, xay thóc. Câu 2: Nêu hai việc cần làm để tránh lãng phí điện? Trả lời: Hai việc cần làm để tránh lãng phí điện là: + Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi + Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo ( vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện) + Tận dụng ánh sáng tự nhiên, nên dùng các loại bóng đèn tiết kiệm điện. Câu 3: Nêu 4 việc cần làm góp phần bảo vệ môi trường? Trả lời: 4 việc cần làm góp phần bảo vệ môi trường là : + Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh cho môi trường sạch sẽ + Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi núi trọc + Thực hiện nghiêm việc xử lí nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường. + Hình thành ruộng bậc thang ở những vùng núi cao để trống xói mòn đất. Câu 4: Nêu hậu quả của việc phá rừng? Trả lời : Việc phá rừng dẫn đến hậu quả: + Khí hậu bị thay đổi: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên + Đất bị xói mòn trở nên bạc màu + Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng

File đính kèm:

  • docOn la trung Tai lieu de tham khao.doc
Giáo án liên quan