BÀI 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH.
Câu 1: Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?
Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang lên cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hiệp ước, trong đó có điều khoản: nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường,) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang (một trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải lẽ.
Câu 2: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
Nghĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.
Câu3: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
32 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Lịch sử lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ.
Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam thông nhất đất nước, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
Hai miền Nam Bắc được thống nhất và độc lập.
Câu 15: Nêu ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội khoá 6 và kì họp đầu tiên của quốc hội thống nhất?
Việc bầu cử quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung, thống nhất, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
----------------------------
Phần III
Thời gian và sự kiện chính
A.Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lượC.
1-9-1858
-Năm 1859
-Năm 1862
-Năm 1884
-Đêm 4 rạng sáng 5-7-1885
-Năm 1904
-Năm 1905
-Năm 1908
-Đầu năm 1909
-Ngày 5-6-1911
-Năm 1926-1927
-Từ tháng 6 đến tháng 9-1929
-Ngày 3-2-1930
-Năm 1930-1931
-Cuối năm 1940
-Tháng 3-1945
-Giữa tháng 8-1945
-Ngày 18-8-1945
-Chiều19-8-1945
-Ngày23-8-1945
-Ngay25-8-1945
-Ngày28-8-1945
-Ngày 2-9-1945
-Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
-Ngay sau khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Trương Định đã chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.
-Triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp.
-Triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ đất nước ta.
-Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo mở đầu phong trào “Cần Vương”.
-Phan Bội Châu lập hội Duy Tân.
-Phan Bội Châu tới Nhật Bản được người Nhật hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Ông về nước tổ chức phong trào Đông Du nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
-Thực dân Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du, Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước Việt Nam ra khỏi Nhật Bản.
-Phong trào Đông Du tan rã.
-Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
-Phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh.
-ở Việt Nam ra đời 3 tổ chức cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
-Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng- Trung Quốc.
-Phong tào Xô Viết Nghệ –Tĩnh. Ngày 12-9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ-Tĩnh.
-Quân nhật kéo vào xâm lược nước ta, nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai tròng”.
-Nhật dảo chính Pháp giành quyền đô hộ nước ta.
-Nhật đầu hàng đồng minh, cơ hội ngàn năm có một cho cách mạng nước ta, Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa.
-Cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng tràn ngập khí thế cách mạng.
-Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
-Giành chính quyền ở Huế.
-Giành chính quyền ở Sài Gòn.
-Cuộc tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.
-Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
*Các sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc ta giai đoạn 1858-1945:
-Ngày1-9-1858
-Cuối thế kỉ XIX -Đầu thế kỉ XX.
-Ngày 3-2-1930
-Ngày19-8-1945
-Ngày 2-9-1945
-Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
-Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
-Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
-Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
-Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
B. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Thời gian
Sự kiện chính
-Cuối 1945 đầu 1946 (sau cách mạng tháng 8)
-23-11-1946
-17-12-1946
-18-12-1946
-19-12-1946
-20-12-1946
-20-12-1946 đến 2-1947
-Tháng 10-1947
-Thu-đông 1947
-1948 đến giữa1950
-Thu đông 1950
-Tháng 2-1951
-Ngày 1-5-1952
-Mùa đông năm 1953
-Ngày 13-3-1954 (đợt 1)
-Ngày 30-3-1954 đến 26-4-1954 (đợt 2)
-1-5-1954 đến 17h30phút 7-5-1954
-20-12-1946
-Thu-đông 1947
-Thu-đông 1950
-Tháng 2-1951
-1-5-1952
-17h30 ngày 1-5-1954
-Sau cách mạng tháng Tám nước ta ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; Chính quyền non trẻ trong bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
-Quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
-Giặc Pháp bắn phá Hà Nội.
-Pháp gửi tối hậu thư đe doạ đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
-Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
-Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Cả nước đồng loạt nổ súng tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
-Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn chia làm 3 mũi tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.
-Chiến thắng Việt Bắc trở thành “mồ chôn giặc Pháp.”
-Ta mở một loạt chiến dịch quân sự và giành nhiều thắng lợi.
-Ta chủ động mở chiến dịch Biên Giới và giành được thắng lợi.
-Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp.
-Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc bầu ra 7 anh hùng là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Vậy sau 1950 hậu phương của nước ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
-Tại chiến khu Việt Bắc, TƯ Đảng và Bác Hồ họp nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.
-Quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tiến công vào phía bắc của ĐBP ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kðo sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt.
-Ta đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh. Đến 26-4-1954, ta kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía đông, riêng đồi A1 và C1 địch vẫn kháng cự quyết liệt.
-Ta tấn công các cứ điểm còn lại, chiều 6-5-1954 đồi A1 bị công phá.
17h 30phút ngày 7-5-1954 ĐIện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ ri và bộ chỉ huy của địch.
Gương chiến đấu tiêu biểu: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai: Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo.
----------------------------------------------------------------------------------------
Các sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc ta giai đoạn 1945-1954:
-Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
-Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 “mồ chôn giặc Pháp”.
-Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng.
-Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
-Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng
Chín năm đó là từ năm 1945 đến năm 1954
-Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến(20-12-1946).
-Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 “mồ chôn giặc Pháp”.(Thu - đông 1947)
-Chiến thắng Biên giới thu đông 1950.(Thu - đông 1950)
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng.(Tháng 2-1951)
-Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.(1-5-1952)
-Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.(17h30 ngày 1-5-1954)
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng
Chín năm đó là từ năm 1945 đến năm 1954
C.Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nứơc (1954-1975)
Thời gian
Sự kiện chính
-Ngày21-7-1954
-17-1-1960
-Cuối năm 1959 đầu năm 1960
-Tháng12-1955
-Tháng 4-1958
-19-5-1959
-Năm 1968
-20h ngày 18-12-1972
-30-12-1972
-27-1-1973
-26-4-1975
-11h30 ngày 30-4-1975
-Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976
-6-11-1979
-30-12-1988
-4-4-1994
-Thực dân Pháp buộc phảI kí hiệp định Giơ-ne-vơ chem. Dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
-Nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu phong trào đồng khởi ở tỉnh Bến Tre.
+Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác, nhân dân nhất loạt vùng dậy. Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng súng, hoà cùng tiếng hò reo vang dội của hàng vạn người đã làm cho quân địch khiếp đảm. Nhân dân cùng với các chiến sĩ tự vệ phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ –Diệm ở các xã ấp.
-Phong trào “Đồng khởi ” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “ Đồng khởi”.
-Khởi công xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội.
-Lễ khánh thành nhà máy cơ khí ở Hà Nội.
-TƯ Đảnh quyết định mở đường Trường Sơn, còn gọi là đườmg Hồ Chí Minh.
-Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy khắp các thành phố, thị xã làm cho Mĩ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang, lo sợ.
-Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các máy bay khácồ ạt ném bom Hà Nội mở đầu 12 ngày đêm ném bom huỷ diệt.
-Biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn, Ních- xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.
-Tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam.
-Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh bắt đầu.
-Quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước được thống nhất và độc lập.
-Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (khoá VI) họp tại Hà Nội, quyết định: Lấy tên nước là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định quốc huy, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; quốc ca là bài “tiến quân ca”; thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài Gòn-Gia Định được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
-Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình chính thức khởi công xây dựng.
-Tổ máy đầu tiên của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình bắt đầu phát điện.
-Tổ máy số 8- tổ máy cuối cùng đã hoà điện vào điện lưới quốc gia.
-6 sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử dân tộc từ 1945 đến nay.
+Ngày 19-8-1945: Cách mạng tháng Tám thành công.
+Ngày 2-9-1945:Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
+Ngày 7-5-1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi 9 năm trường kì chống thực sân Pháp.
+Tháng 12-1972: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
+Ngày 30-4-1975: Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng.
+Ngày 25-4-1976: Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
File đính kèm:
- DE CUONG LICH SU HOAN CHINH LOP 5.doc