Đề cương lịch sử Đảng

Câu hỏi: Anh (chị) hãy phât tích sách lược ngoại giao của Đảng giai đoạn 45-46. Ý nghĩa của sách lược đó trong hoạt động ngoại giao của Đảng ta hiện nay.

Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã bị các nước đế quốc và các thế lực phản động quốc tế và trong nước liên kết với nhau bao vây và chống phá quyết liệt. Thực dân Pháp đã nổ súng ở Miền Nam, bát đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Quân đội của đế quốc Anh dùng danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Khoảng 20 vạn quân Quốc dân đảng Trung Hoa ồ ạt kéo sang Miền Bắc cũng mượn tiếng giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra, song kỳ thật chúng có mưu đồ tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng để lập lên moọt chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một nửa lực lượng này đã thực hiện lệnh của quân Anh cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng chiếm đóng Miền Nam. Chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều quân đội nước ngoài chiếm đóng như vậy.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương lịch sử Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương lịch sử Đảng Câu hỏi: Anh (chị) hãy phât tích sách lược ngoại giao của Đảng giai đoạn 45-46. ý nghĩa của sách lược đó trong hoạt động ngoại giao của Đảng ta hiện nay. Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã bị các nước đế quốc và các thế lực phản động quốc tế và trong nước liên kết với nhau bao vây và chống phá quyết liệt. Thực dân Pháp đã nổ súng ở Miền Nam, bát đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Quân đội của đế quốc Anh dùng danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Khoảng 20 vạn quân Quốc dân đảng Trung Hoa ồ ạt kéo sang Miền Bắc cũng mượn tiếng giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra, song kỳ thật chúng có mưu đồ tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng để lập lên moọt chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một nửa lực lượng này đã thực hiện lệnh của quân Anh cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng chiếm đóng Miền Nam. Chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều quân đội nước ngoài chiếm đóng như vậy. Đảng ta do chỉ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, thêm bạn bớt thù, huy động mọi sức mạnh dân tộc, dùng sách lược đấu tranh linh hoạt và khôn khéo với định, từng bước vượt qua mọi hiểm nguy chủ động trước mọi tình thế để giữ vững chính quyền, đưa cách mạng tiến lên. Về ngoại giao, kiên trì các nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”, thêm bạn, bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “ Hoa-Việt thân thiện” đối với quân Tưởng Giới Thạch và chủ trương “ độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp. Từ tháng 9/1945 – 3/1946, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc và kiên quyết đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Đối với quân Tưởng, chúng ta đã ép lòng cung cấp lương thực trong khi nhân dân ta đang bị đói kém, mở rộng quốc hội thêm 70 ghế cho bọn tay sai của chúng trong các đảng Việt quốc, Việt cách mà không phải qua bầu cử, đưa một số đại diện của các đảng đối lập này làm thành viên Chính phủ mới do Chủ tịch HCM đứng đầu. Trong khi hoà hoãn và nhân nhượng, ta vẫn không ngừng vạch trần phản dân hại nước của bon tay sai của Tưởng trước quần chúng và nghiêm trị những tên tay sai gây tội ác đã có đủ bằng chứng. Các lực lượng vũ trang được lệnh tránh xung đột với quân Tưởng, không mắc vào cạm bẫy khiêu khích để chúng kiếm cớ lật đổ chính quyền cách mạng. Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng, tháng 11/1945, Đảng tuyên bố tự giải tán, kì thật là rút vào hoạt động, lãnh đạo bí mật. Để phối hợp hoạt động bí mật với công khai, Đảng để một bộ phận hoạt động công khai dưới danh hiệu Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Những chủ trương sách lược và biện pháp nhân nhượng trên đây đối với quân đội Tưởng và tay sai của chúng là cần thiết và đúng với điều kiệnn lịch sử lúc bấy giờ đã giúp ta hạn chế và vô hiệu hoá các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại mọi âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. Đối với thực dân xâm lược Pháp, Đảng đã xác định rõ chúng là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, Đảng nêu cao quyết tâm lãnh đạo nhân dân toàn quốc đứng lên kháng chiến, tích cực chi viện cho đồng bào Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ lúc đó đang trực tiếp chiến đấu với giặc Pháp xâm lược, khân trương chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc mà Đảng dự kiến là khó tránh khỏi. Giữa lúc đó, chính phủ Tưởng Giới Thạch và Pháp đã giàn xếp, nhân nhượng nhau để cho thực dân Pháp kéo quân ra Bắc thay chân quân Tưởng còn quân Tưởng thì kéo về nước đối phó với cách mạng TQ đang phát triển. Sự dàn xếp đó đã dẫn đến hiệp ước Hoa-Pháp ngày 28/2/1946. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù đã được Đảng dự đoán sớm. Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ( 25/11/1945) đã vạch rõ: trước sau Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp miễn là Pháp nhượng cho quân Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng. Hiệp ước giữa Pháp-Hoa không phải là việc riêng giữa đế quốc Pháp và và Tưởng mà là việc chung của cả phe đế quốc và các thế lực phản động quốc tế trong việc đoói phó với phong trào cách mạng ở ĐNA, trước hết là phong trào cách mạng ở Việt Nam và TQ. Trước tình hình đó, Đảng phải nhanh chóng có quyết sách đúng vaf kịp thời, không được chậm trễ và do dự. Quân Pháp và Tưởng đặt ra trước một việc đã rồi, vậy phải thương lượng hay dàn xếp với chúng hay chống lại chúng ? phải đánh hay hoà hoãn. Phân tích tình thế, Chủ tịch HCM và ban thường vụ TW Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp. Vì “ vấn đề lúc này không phải là muốn hay không muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình, biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng”. Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc quân Tưởng phải rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kể thù, bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới, tiến lên giành thắng lợi. Song, trong khi mở cuộc đàm phán ta phải “ không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ kúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”. Thực hiện chủ trương đó, CTHCM thay mặt CP nước VNDCCH ký với đại diệnn chính phủ Pháp bản hiệp định sơ bộ 6/3/46, đặt cơ sở đi đến cuộc đàm phán để ký một hiệp định chính thức. Cuộc đàm phán chhính thức tiếp diễn giữa ta và Pháp ở Phông-ten-nơ-bơ-lôđã họp song không đi đến kết quả. Nhằm tranh thủ kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Trước khi rời Pháp về nước, CTHCM đã ký với chính phủ Pháp bản tạm ước 14/9/46. Lịch sử cách mạng nước ta đã ghi nhận chủ trương thương lượng ký các hiệp định trên với Pháp là cần thiết và đúng đắn. Thực tiễn lịch sử thời kỳ này cho thấy chính sách ngoại giao “ dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Đảng ta là phù hợp và đã phát huy hiệu quả thiết thực. Không những dần từng bước loại bỏ các kẻ thù của dân tộc mà còn giữ vững được chính quyền non trẻ của nước nhà vừa mới được hình thành. Đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thời kỳ “ ngàn cân treo sợi tóc” và giải phóng dân tộc khỏi các ách áp bức sau này. * ý nghĩa của sách lược ngoại giao của Đảng giai đoạn 45-46 trong hoạt động của Đảng hiện nay là: - Phải kiên quyết giữ vững nền độc lập dân tộc và không ngừng củng có hệ thống chính trị vững chắc, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng với nhân dân, với nhà nước. - Trong quan hệ quốc tế phải “ dĩ bất biến, ứng vạn biến” với mọi thành phần và mội mối quan hệ quốc tế theo phương châm có lợi cho dân, cho nước và không hại đến Đảng. - Trong ứng phó với các thế lực thù địch phải khôn khéo, cương quyết. Với các vấn đề nhạy cảm Đảng ta rất thận trọng, một mặt không làm hại đến uy tín của Đảng và nhà nước Việt Nam, một mặt phải không làm mất mối quan hệ bang giao với các nước. - Phương châm đó được phát triển trong thời đại hiện nay là “ giải quyết mọi vướng mắc bằng con đường ngoại giao- hoà bình không dùng vũ lực”

File đính kèm:

  • docTai lieu hoc DH.doc