Câu 1: Tại sao nói giáo dục là hiện tượng xã hội? Trình bày tính lịch sử và tính giai cấp của giáo dục. Cho ví dụ minh họa trong giáo dục tiểu học.
+Giáo dục là hiện tượng xã hội.
-Giáo dục là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5763 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương giáo dục học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nội dung dạy học, song chưa rõ ràng, cụ thể và chưa theo kịp với sự thay đổi cũng như đáp ứng đươc nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
Câu 12: Trình bày khái niệm và một số đặc điểm riêng của phương pháp dạy học(PPDH) tiểu học. Phân tích vấn đề phân loại PPDH tiểu học và rút ra kết luận sư phạm về hệ thống PPDH hiện nay.
A/Khái niệm và một số đặc điểm riêng của phương pháp dạy học tiểu học:
1/ Khái niệm: Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường của tổ hợp hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện mục đích dạy học đề ra. Đó là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cần cung cấpcho người học để từ đó hình thành nhân cách cho các em.
-Phương pháp là cái chủ quan phản ánh cái khách quan (nội dung dạy học).
-Phương pháp dạy học là phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh.
2/Một số đặc điểm riêng của phương pháp dạy học tiểu học:
a)Phương pháp phụ thuộc vào nội dung dạy học tiểu học. Do đó khi nội dung dạy học thay đổi thì phương pháp dạy học thay đổi theo.
-Nội dung dạy học mang tính toàn diện, sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
-Nội dung dạy học vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính hiện đại dẫn đến phương pháp vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.
b) Phương pháp phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học cũng như đặc điểm lứa tuổi của các em.
-Nhận thức của học sinh tiểu học chủ yếu là nhận thức cảm tính nên phương pháp dạy học trực quan là rất cần thiết, chủ yếu ở tiểu học.
-Về mặt chú ý: tínhchú ý của học sinh tiểu học kém bền vững, không tập trung chú ý lâu.
-Về mặt trí nhớ: trí nhớ của học sinh tiểu học là trí nhớ ngắn hạn, dễ nhớ, dễ quên, trí nhớ rập khuôn, máy móc.
-Học sinh tiểu học tò mò, thích cái mới, cái lạ nhưng chóng chán.
Từ đặc điểm trên người ta sử dụng đan xen các phương pháp dạy học khác nhau trong giờ lên lớp.
c)Nói đến phương pháp là phụ thuộc vào phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó phương tiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương pháp. Còn hình thức tổ chức khi thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi sự thay đổi của phương pháp dạyhọc.
d)Phương pháp phụ thuộc vào khả năng sư phạm của từng giáo viên:
-Trong dạy học tiểu học, nhà sư phạm phải phát huy tối đa khả năng riêng của bản thân nhằm diễn đạt một vấn đề sao cho thật đơn giản, rõ ràng và logic. Chỉ có như thế giờ học mới mang lại hiệu quả.
-Nhà sư phạm phải thiết lậpmối quan hệ tốt đẹp giữa người dạy và người học. Đây chính là nền tảng, cơ sở để người học hứng thú trong học tập.
B/Vấn đề phân loại phương pháp dạy học tiểu học:
1/Phân loại theo nguồn tri thức và đặc điểm tri giác thông tin (Baranov và Golan) bao gồm:
-Nhóm dùng lời và chữ: thuyết trình, vấn đáp, nghiên cứu sách giáo khoa.
-Nhóm dạy học trực quan.
-Nhóm dạy học thực hành.
2/Phân loại theo nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học (Danilov và Exipov) bao gồm:
-Các phương pháp truyền thụ tri thức.
-Các phương pháp hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
-Các phương pháp hình thành hoạt động sáng tạo
-Các phương pháp kiểm tra.
3/Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức (nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính) của học sinh (Skatkin và Lerner) bao gồm:
-Giải thích-minh họa.
-Tái hiện.
-Trình bày-nêu vấn đề.
-Nghiên cứu sách giáo khoa.
4/ Phân loại theo hoạt động dạy học (Makhmutov):
Hoạt động dạy Hoạt động học
-Thông báo -Thu nhận.
-Giải thích -Tái hiện.
-Kích thích -Tìm kiếm.
-Thiết kế -Thực hành.
5/Phân loại theo hướng tăng cường khả năng độc lập nhận thức của học sinh ( Kazanxki và Nazarova)
-Thuyết trình (cung cấp tri thức mới ban đầu)
-Vấn đáp.
-Công tác độc lập của học sinh.
C/Kết luận sư phạm:
Hệ thống phương pháp dạy học hiện nay gồm:
-Nhóm phương pháp dùng lời và chữ. Ví dụ: Thuyết trình, vấn đáp, nghiên cứu sách giáo khoa.
-Nhóm phương pháp dạy học trực quan: Đồ dùng trực quan và học sinh quan sát.
-Nhóm phương pháp dạy học thực hành: Luyện tập, ôn tập, sử dụng phiếu học tập, thí nghiệm.
-Phương pháp kiểm tra đánh giá.
-Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Câu 13: Hãy phân biệt dạy học vấn đáp và dạy học nêu vấn đề. Cho ví dụ minh họa trong dạy học tiểu học.
1/Phương pháp dạy học vấn đáp:
a)Khái niệm: Vấn đáp là một phương pháp dùng lời, trong đó giáo viên nêu lên hệ thống câu hỏi, còn học sinh chủ động trả lời hệ thống câu hỏi đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và kỹ xảo. Bản chất của phương pháp vấn đáp là hệ thống câu hỏi –trả lời.
b)Các dạng vấn đáp:
+Vấn đáp gợi mở: nhằm mục đích cung cấp tri thức mới, hình thành khái niệm.
+Vấn đáp củng cố: nhằm mục đích hình thành thao tác và kỹ năng và kỹ xảo cho người học. Do đó vấn đáp củng cố mang tính thực hành. Vấn đáp củng cố được dùng trong suốt quá trình dạy học.
+Vấn đáp kiểm tra: nhằm mục đích thu thông tin ngược một cách nhanh nhất từ phía học sinh đến giáo viên để giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy còn học sinh điều chỉnh phương pháp học của bản thân. Vấn đáp kiểm tra cũng được dùng suốt quá trình dạy học.
+Vấn đáp tổng kết: nhằm mục đích hệ thống hóa, khái quát hóa tri thức đã học. Nó được sử dụng sau khi học xong một phần, một vấn đề, một chương hay một môn học.
c)Ví dụ minh họa: Bảng nhân 6,Toán 3.
+Vấn đáp gợi mở để hình thành bảng nhân 6:
GV gắn một tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi:
-Cô có mấy chấm tròn? (6)
-6 chấm tròn được lấy mấy lần?(lấy 1 lần)
-6 được lấy 1 lần ta lập được phép nhân nào? (61=6)
GV gắn lần lượt 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi:
-Cô có hai tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn, vậy cô có tất cả mấy chấm tròn? (12)
-Em thực hiện phép tính gì? (phép cộng, lấy 6 + 6 = 12)
-Phép cộng có hai số hạng bằng nhau được thay bằng phép tính gì? ( phép nhân, 62 = 12)
-GV tiếp tục gắn lần lượt 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi để gợi mở hình thành các phép tính: 63=18; 64=24; 65=30.
Đến đây, GV có thể yêu cầu học sinh tự tìm ra kết quả của các phép tính còn lại của bảng nhân 6 bằng cách chuyển đổi từ phép cộng và ghi kết quả vào bảng con để hình thành toàn bộ bảng nhân 6.
Vấn đáp củng cố:
-64 bằng mấy? (24)
-67 bằng mấy? (42)
-69 bằng mấy? (54)
GV tiếp tục gợi ý cho học sinh làm các bài tập còn lại.
2/Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
a)Khái niệm: Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề, còn học sinh là người chủ động giải quyết tình huống có vấn đề đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cho bản thân.
b)Bản chất của dạy học nêu vấn đề:
-Giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề.
-Học sinh giải quyết tình huống có vấn đề.
Kết quả:
-Học sinh thu được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
-Học sinh thu được cách thức, con đường đi tới kết quả. Từ đó phát triển khả năng trí tuệ của bản thân.
Như vậy, kiểu dạy học nêu vấn đề về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh, trong đó dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên, học sinh nắm được tri thức mới và cách thức hoạt động trí tuệ mới thông qua quá trình tự lực giải quyết các tình huống có vấn đề.
Ví dụ minh họa về dạy học nêu vấn đề:
-Yêu cầu: Giáo viên đưa ra cho học sinh 2 bài toán: “cộng 2 với 5 rồi nhân với 3” và “cộng 2 với 5 nhân với 3” (Toán lớp 3).
-Thực hiện: học sinh viết cả 2 bài toán rồi tính như sau:
2+53=21 ; 2+53=17
Sau khi phân tích 2 phép tính, các em đi đến kết luận là 2 kết quả khác nhau đều có thể đúng cả và tuỳ thuộc vào chỗ ta làm phép cộng và phép nhân theo trình tự nào. Từ đây nảy sinh ra vấn đề viết bài toán như thế nào để thu được đáp số đúng. Vấn đề nêu lên kích thích các em tìm tòi và kết quả là các em đi đến khái niệm dấu ngoặc. Sau khi viết thêm dấu ngoặc, bài toán có dạng:
(2+5)3=21 ; 2+53=17
-Phân tích: Trong giờ học này, giáo viên đưa ra cho học sinh 2 bài toán, trong đó các số thì giống nhau nhưng trình tự tính toán khác nhau. Sau khi làm các phép tính, học sinh viết kết quả và cách viết đó đã khiến các em trong lớp ngạc nhiên. Với kinh nghiệm nhận thức sẳn có của các em, tự nhiên phải nảy ra câu hỏi (tình huống): viết bài toán này như thế nào đề thu được đáp số đúng. Ở các em nảy ra nhu cầu nhận thức “một cách viết mới” đáp ứng các điều kiện của bàitoán đặt ra. Thế là đối với học sinh , nảy sinh “tình huống có vấn đề” đòi hỏi các em phải khám phá điều chưa biết (trong trường hợp này là khái niệm dấu ngoặc) để giải quyết các bài toán nêu trên.
-Kếtluận: Cuối cùng, cả giáo viên và học sinh đi đến kết luận (tổng kết bài): khi phép tính có dấu ngoặc, làm phép tính trong ngoặc trước rồi phép tính ngoài ngoặc sau (phép tính 1); còn ở phép tính 2: nhân chia trước, cộng trừ sau. Một khái niệm mới được hình thành nơi học sinh.
File đính kèm:
- De cuong GDH.doc