Câu 1: Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
Trả lời:Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:
* Thuận lợi : - Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề nhờ có khí hậu gió mùa , có đất liền , có biển .
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thê giới do vị trí trung tâm và cầu nối
* Khó khăn : - Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển, )
- Phải luôn chú ý chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, )
Câu 2: Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta?
Trả lời: Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn cho kinh tế và đời sống nhân dân ta:
*Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật, khoáng sản, có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vùng vịnh, thuận lợi cho phát triển nghề cá, khai thác khoáng sản, sản xuất muối, hoạt động du lịch, giao thông vận tải biển,
*Khó khăn: bão, nước biển dâng, gây thiệt hại nhiều cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 32405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương địa lí 8 học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
Trả lời:Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:
* Thuận lợi : - Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề nhờ có khí hậu gió mùa , có đất liền , có biển .
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thê giới do vị trí trung tâm và cầu nối
* Khó khăn : - Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển,…)
- Phải luôn chú ý chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời của Tổ quốc,…)
Câu 2: Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta?
Trả lời: Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn cho kinh tế và đời sống nhân dân ta:
*Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật, khoáng sản, có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vùng vịnh,… thuận lợi cho phát triển nghề cá, khai thác khoáng sản, sản xuất muối, hoạt động du lịch, giao thông vận tải biển,…
*Khó khăn: bão, nước biển dâng,… gây thiệt hại nhiều cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
Câu 3: Lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta được chia làm mấy giai đoạn lớn? Đó là những giai đoạn nào? Giai đoạn nào là quan trọng nhất đối với sự hình thành lãnh thổ nước ta hiện nay? Vì sao?
Trả lời:
*Lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta được chia làm 3 giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri ( tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ )
- Giai đoạn Cổ kiến tạo ( phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ )
- Giai đoạn Tân kiến tạo ( nâng cao địa hình , hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn )
* Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn quan trọng nhất vì
- Nâng cao địa hình, làm núi non sông ngòi trẻ lại
- Làm xuất hiện các cao nguyên núi lửa
- Làm sụt lún tại các đồng bằng phù sa trẻ
- Mở rộng biển Đông
- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxit, than bùn,…
Câu 4: Vì sao Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng? Kể tên một số mỏ khoáng sản nước ta ( 10 mỏ ).
Trả lời:
* Vì: -Việt Nam có lịch sử phát triển qua hàng chục triệu năm , cấu trúc địa chất phức tạp , mỗi chu kì kiến tạo sinh ra một hệ khoáng sản đặc trưng
-Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới : Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
* Một số mỏ khoáng sản của nước ta: vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, nhôm, bôxit, than, sắt, thiếc, đá quý,…
Câu 5: So sánh sự giống và khác nhau của hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long?
Trả lời:
*Giống nhau : cả hai đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông bồi đắp tạo thành, là vùng nông nghiệp trọng điểm, dân cư tập trung đông đúc.
*Khác nhau
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
ĐỒNG BẰNG S. CỬU LONG
Diện tích
15 000 km2
40 000 km2
Đặc điểm
Có hệ thống đê sông chống lũ dài, chia đồng bằng thành các ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3-7m, không được bồi đắp tự nhiên nữa. Giữa đồng bằng nhô lên một số đồi núi thấp; ra sát biển có các cồn cát duyên hải.
Cao trung bình 2m so với mực nước biển. Trên mặt đồng bằng không có đê lớn ngăn lũ, nhưng có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Có các vùng trũng rộng lớn bị ngập sâu vào mùa lũ ( Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá). Phía tây nam, ở Cà Mau có diện tích rừng sú vẹt, rừng tràm rộng; về phía biển có các cồn cát duyên hải.
Câu 6: Nước ta có mấy mùa khí hậu và thời tiết? Đó là những mùa nào? Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
Trả lời:
*Nước ta có 2 mùa khí hậu : Mùa gió Đông Bắc ( mùa đông ) và mùa gió Tây Nam ( mùa hạ )
*Những khó khăn và thuận lợi do khí hậu đem lại:
+Thuận lợi : là môi trường thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả
=> nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh
+Khó khăn : - Nhiều thiên tai, bất trắc thời tiết diễn biến phức tạp
- Sâu bệnh phát triển
Câu 7: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. Vì sao sông ngòi ở nước ta thường nhỏ và ngắn?
Trả lời:
*Đặc điểm sông ngòi Việt Nam:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, gồm 2360 con sông. Phần lớn các sông nhỏ và ngắn
- Chày theo 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung
- Mùa nước chia làm 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn
- Hàm lượng phù sa lớn, trung bình khoảng 223g/m3. Tổng lượng phù sa 200 triệu tấn/năm.
*Các sông ngòi Việt Nam thường nhỏ và ngắn vì:
-Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển
- Địa hình Việt Nam có nhiều đồi núi. Đồi núi lại ăn ra sát biển nên dòng chảy ngắn và dốc
File đính kèm:
- De cuong dia li 8 hoc ki 2.doc