Thực hiện Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Ban cán sự đảng Chính phủ được giao chủ trì xây dựng Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khóa XI). Ban Chấp hành Trung ương cho rằng đây là vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, tạo sự thống nhất cao để ban hành nghị quyết vào một thời điểm thích hợp. Tại Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề án để trình Ban Chấp hành Trung ương.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn lực của xã hội để cùng Nhà nước phát triển một số trường mầm non, phổ thông chất lượng cao;
b) Chuyển cơ chế cấp phát kinh phí bình quân sang đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo, không phân biệt cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển bình đẳng. Bảo đảm mức chi cho mỗi người học tương ứng với chất lượng, phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo, nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp. Minh bạch hóa các hoạt động liên danh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công; khắc phục tình trạng công tư lẫn lộn. Đổi mới cơ chế phân phối của các trường công theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi của người lao động, người học, vừa có tích lũy tái đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất của trường;
c) Có chính sách, cơ chế, quy định tỷ lệ đóng góp của người học, xã hội và Nhà nước trong chi phí giáo dục. Đối với những ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, mức đóng học phí được quy định trên cơ sở tính đủ chi phí, tương ứng với chất lượng đào tạo, ngân sách nhà nước không hỗ trợ, trừ đối tượng chính sách. Xây dựng cơ chế học phí cao - chất lượng cao đối với một số chương trình đào tạo, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để chi trả cho việc học. Khuyến khích việc hình thành các quỹ học bổng giúp cho học sinh nghèo và học sinh giỏi;
d) Xây dựng chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Có cơ chế quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo và đầu tư cho đào tạo. Thực hiện chính sách tài chính khác nhau đối với trường không vì lợi nhuận và trường vì lợi nhuận. Tiến tới bảo đảm sự bình đẳng về quyền của người học ở trường công lập và người học ở trường ngoài công lập. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo;
đ) Xóa bỏ phòng học tạm, thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Đảm bảo đến năm 2020 số học sinh/lớp không vượt quá quy định của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để có đủ "đất sạch" cho việc xây dựng trường, quản lý nghiêm ngặt không để đất quy hoạch cho xây trường sử dụng vào mục đích khác;
e) Bảo đảm giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí; thực hiện công khai, minh bạch để xã hội và người học giám sát, đánh giá. Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang.
8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lí để giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục, nhất là cơ sở giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
a) Thực sự coi trọng vai trò của khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Phát triển mạng lưới cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, tập trung đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục trình độ cao. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục để cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục;
b) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học, với nghiên cứu khoa học và công nghệ; phát triển các sản phẩm và các giải pháp mới phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
c) Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu các khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm nghiên cứu, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm ở trình độ hiện đại trong các cơ sở giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học;
d) Khuyến khích thành lập các viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học; hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở giáo dục. Đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các trường đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học;
đ) Nghiên cứu sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học với các trường đại học công lập.
9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm và các mô hình giáo dục tiên tiến đi đôi với phát huy nội lực, giữ vững bản sắc dân tộc, độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
a) Mở rộng hội nhập quốc tế về giáo dục trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về giáo dục và đào tạo, gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước;
b) Triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục ở tầm quốc gia, ở các địa phương và các cơ sở giáo dục;
c) Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài với sự hỗ trợ của ngân sách đối với các ngành mũi nhọn, đặc thù và sinh viên trường sư phạm. Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc;
d) Liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Lựa chọn liên kết đào tạo với những cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định và công khai kết quả kiểm định. Tất cả cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đều phải dạy và học về đất nước và con người Việt Nam;
đ) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
Trong các nhiệm vụ, giải pháp nói trên, có thể coi “đổi mới tư duy giáo dục”, “đổi mới quản lý giáo dục”, trong đó có “đổi mới chính sách, cơ chế tài chính” và “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là các giải pháp then chốt, “đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá” là khâu đột phá.
*
Với các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, nền giáo dục Việt Nam sẽ được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế:
1. Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn hóa cơ sở vật chất;...); xây dựng chuẩn đầu ra và chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và đào tạo, chương trình đào tạo.
2. Hiện đại hóa mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá giáo dục, cơ sở vật chất và hệ thống quản lý giáo dục.
3. Xã hội hóa: đa dạng chủ thể đầu tư, tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục; xây dựng xã hội học tập, đảm bảo điều kiện học tập suốt đời cho mọi người dân; thực hiện tốt phương châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
4. Dân chủ hóa giáo dục: tạo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục của các đối tượng vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội; đồng thời với việc đánh giá của cấp trên, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục; cấp dưới tham gia đánh giá cấp trên. Công khai kết quả đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục; công khai chính sách giáo dục, công khai tài chính, các điều kiện bảo đảm và kết quả giáo dục; tăng cường vai trò của Hội đồng trường.
5. Hội nhập quốc tế: mở rộng quan hệ song phương và đa phương trong hợp tác quốc tế về giáo dục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng một số cơ sở giáo dục.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Uỷ ban quốc gia đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; khẩn trương xây dựng Chương trình hành động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết.
2. Các cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự thống nhất về nhận thức; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết, bổ sung các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương và hàng năm kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện.
3. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời thể chế hóa những nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết; rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục và đào tạo, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản để thực hiện Nghị quyết.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến các cấp ủy đảng, chi bộ và đảng viên; chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
Trên đây là những nội dung chủ yếu của Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
File đính kèm:
- Bao cao tom tat de an doi moi GD - 092013.doc