Môn toán là môn học rất quan trọng trong các môn học ở chương trình tiểu học , đồng thời xuyên suốt ở các cấp học , bậc học . Là GV đứng lớp nhiều năm ở bậc tieu học , bản thân đã dạy qua các khối lớp . Tôi đã nhận thấy rằng kết quả học lực môn toán cuối năm của học sinh đạt loại giỏi từ khối 1 đến khối 3 đạt số lượng học sinh nhiều hơn khối lớp 4. Thời gian này tôi được BGH nhà trường phân công dạy khối lớp 4 được 4 năm liền , địa bàn tôi dạy thuộc điểm trường vùng sâu ấp 2 – xã Phước Long –Giồng Trôm – Bến Tre ; bàn ghế học sinh chưa phù hợp , lớp học thiếu ánh sáng , số dân nghèo nhiều đời sống vật chất thiếu thốn , phụ huynh ít quan tâm việc học tập của học sinh . Qua nhiều lần trăn trở về chất lượng của học sinh ở môn toán kết hợp rút kinh nghiệm chấm chữa bài thi cho học sinh và tình hình học tập trên lớp của học sinh qua các năm học , phần mà học sinh khối lớp 4 vướng phải nhiều nhất ở môn toán là mạch kiến thức về phân số . Vì thế ta cần nghiên cứu tìm giải pháp giúp học sinh học tốt mạch kiến thức này nhằm nâng cao chất lượng học tấp cho học sinh về môn toán .
26 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy Toán 4 – Phần phân số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc thành phần chưa biết của phép nhân và chia phân số, học sinh còn phân biệt tính chia số tự nhiên cho phân số như 2: khác với chia phân số cho số tự nhiên học sinh còn biết thứ tự thực hiện các phép tính của một biểu thức phân số giống như số tự nhiên.
Kiến thức về phân số ở khối lớp 4 được sắp xếp theo một trình tự rất phù hợp rất là khoa học. Tuy kiến thức về phân số bước đầu sơ giản nhưng rất là cơ bản, học sinh học tốt, nắm bắt kiến thức vững sẽ là tiền đề, là nền tảng để học sinh học tốt môn toán ở khối lớp 5 và các cấp học cao hơn.
II- CỤ THỂ VỀ THIẾT KẾ BÀI HỌC CỦA MỘT TIẾT HỌC PHÂN SỐ:
Ngày soạn: 14/2/2009
Ngày dạy: 18/2/2009
Tiết: 113
Tuần: 23
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
II- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên chuẩn bị băng giấy hình chữ nhật chiều dài 60cm, chiều rộng 30cm và chia 8 phần bằng nhau: viết sẵn ví dụ ở bảng lớp; bảng phụ.
- Học sinh chuẩn bị: mỗi học sinh một băng giấy hình chữ nhật chiều dài 40cm, chiều rộng 20 cm và chia làm 8 phần bằng nhau, phần màu đỏ, xanh.
II- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu bài; cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Giáo viên kiểm tra mỗi học sinh chuẩn bị băng giấy.
- Học sinh để băng giấy ở bàn.
- Gọi học sinh đọc bài ở bảng lớp: có một băng giấy, em đã tô màu băng giấy, sau đó em tô màu tiếp băng giấy. Hỏi em đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy?
- 2 học sinh nối tiếp đọc 2 lượt.
- Bài tập yêu cầu em làm gì?
- Lần 1 tô màu băng giấy, lần 2 tô màu tiếp băng giấy.
- Bài tập hỏi gì?
- Hỏi em đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy?
- Nhìn vào mỗi số, em biết băng giấy chia mấy phần bằng nhau?
- . băng giấy chia 8 phần = nhau
- Yêu cầu học sinh dựa vào đề bài, tô màu theo đúng trình tự: lần 1 tô bằng màu xanh , lần 2 tô màu đỏ.
- Học sinh thực hành tô màu ở băng giấy,1 học sinh tô màu ở băng giấy giáo viên chuẩn bị.
- Giáo viên theo dõi giúp học sinh thực hành.
- Cho học sinh trình bày:
-1 học sinh trình bày băng giấy lớn ở bảng lớp .- 1 số học sinh nêu dựa vào băng giấy tô màu của mình - học sinh nhận xét.
. Em đã có những phân số nào?
. Vậy em đã tô màu được bao nhiêu phần của băng giấy?
- Giáo viên nhận xét và ghi bảng lần lượt là ,,
Hình
- Vậy em có 2 phân số và em thực hiện phép tính gì?
Thực hiện phép tính cộng lấy+
- Giáo viên nhận xét - ghi ở bảng.
- Giáo viên chỉ vào phép tính và nêu: Cộng hai phân số là nội dung tiết học hôm nay.
- Học sinh nhắc lại
- Ghi tựa lên bảng.
* Thực hành cộng hai phân số cùng mẫu số:
+
- Phép tính cộng + có điểm nào giống và khác nhau?
- Giống cùng mẫu số là 8, khác tử số là 3 và 2.
- Yêu cầu học sinh dựa vào băng giấy đã tô màu để thực hành tính cộng
- Học sinh làm ở bảng con
- 1 học sinh làm ở bảng lớn
- Giáo viên theo dõi - gợi ý giúp học sinh
- Học sinh nhận xét - đúng
- Giáo viên nhận xét - Khẳng định (sửa)
- so với và như thế nào?
- sẽ bằng tổng của và
- Cộng 2 phân số và ta làm sao?
- Vài học sinh nêu - nhận xét bổ sung
-Nhận xét - kết luận: cộng 2 phân số và ta cộng tử là 3 + 2 bằng 5 mẫu số của 2 phân số là 8 giữ nguyên (chỉ rõ phép tính ở bảng)
- Học sinh quan sát ở bảng
- Cho học sinh thực hành ví dụ ở bảng con
- 1 Học sinh làm ở bảng lớp
- Theo dõi giúp học sinh
- Nhận xét - sửa
- Nhận xét phép tính.
-Dựa vào 2 phép tính ở bảng: muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Và học sinh nêu - nhận xét - bổ sung.
- Học sinh chú ý.
- Giáo viên nhận xét - kết luận: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
* Các em đã biết trình tự tính cộng hai phân số cùng mẫu số, ta áp dụng làm các bài tập.
Hoạt động 2 (30’): Giải các bài tập
Rèn kĩ năng giải bài tập áp dụng.
- Yêu cầu học sinh cả lớp mở SGK trang 126
- Học sinh thực hiện
Bài 1: Tính:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Nhắc học sinh quan sát kĩ mẫu số-phân số của từng bài tính rồi thực hành tính cho đúng.
- Học sinh tính lần lượt ở bảng con
Bài đúng
- Cho học sinh giải ở bảng con
- Giáo viên theo gõi giúp học sinh - từng loại đối tượng.
a-
- Kiểm tra từng bài tính tự tính - Nhận xét sửa.
- Cho học sinh nêu trình tự tính.
b-
- Nhắc học sinh tính xong cần rút gọn kết quả tính cho tối giản.
c-
- Giáo viên ghi kết quả bài tính lên bảng
d-
- Học sinh trình bày - nhận xét sửa
- Nêu trình tự bài tính cụ thể
- Cho học sinh nhận xét phép cộng các phân số
- Các bài tính cộng đều cùng mẫu số.
- Chuyển ý: Giống như phép cộng số tự nhiên, phép cộng phân số cũng có tính chất giao hoán ta cùng tìm hiểu
- HoÏc sinh chú ý
Bài 2: Tính chất giao hoán
- 1 học sinh đọc bài tập ở SGK
Viết tiếp vào chỗ chấm:
- 1 học sinh làm ở bảng phụ
- Xác định bài tập
Bài đúng
- Cho học sinh giải vào vở
;
- Theo dõi - giúp học sinh chậm
- Kiểm tra 7 vở chấm điểm - đủ các loại đối tượng học sinh - Nhận xét.
- Giáo viên - nhận xét (sửa) khẳng định
- Trình bày bảng phụ - nhận xét
- Cho học sinh quan sát 2 phép tính ở bảng và kết quả của nó như thế nào?
- Học sinh thấy được 2 phép tính ấy đổi vị trí số hạng và nhưng tổng là không đổi
- Giáo viên kết luận: đó là tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
- Cho học sinh đọc phần nhận xét ở SGK
- Vài học sinh đọc cả lớp dò theo
* Chuyển ý: Áp dụng phép cộng 2 phân số cùng mẫu để giải toán có lời văn
Bài 3:
- Một học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài để giải đúng
- Học sinh thực hiện
- 1 học sinh giải ở bảng phụ
- Cho học sinh giải vào vở - 1 học sinh giải ở bảng phụ
Bài đúng
- Theo dõi - gợi ý giúp học sinh.
Số phần gạo trong kho 2 xe ôtô chuyển.
- Chấm 6 vở - nhận xét
(số gạo trong kho)
* Lưu ý: Đây là bài toán có lời văn cộng hai phân số cùng mẫu số
Đáp số: số gạo trong kho
- Nhận xét - Khẳng định - kiểm tra - sửa chỗ sai.
- Trình bày bảng phụ
- Một học sinh đọc đề bài - nhận xét bài làm ở bảng - sửa.
- Kiểm tra chéo vở.
Hoạt động 3 (1’): Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét tiết học - tuyên dương học sinh học tốt
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập, nhớ trình tự cộng hai phân số cùng mẫu số .
Ngoài các tiết học chính theo phân phối chương trình toán về phân số giáo viên còn tổ chức rèn cho học sinh giải bài tập toán về phân số mỗi tuần 2 tiết. Nội dung các bài tập toán ở vở bài tập toán 4, đối với học sinh giỏi khá giáo viên tổ chức cho học sinh giải lượng bài tập nhiều hơn, giáo viên chỉ gợi ý đối với bài toán khó, kiểm tra sát để kịp thời sửa chữa chỗ sai mà học sinh còn vướng phải, đồng thời giáo viên giải thích chỉ rõ chỗ học sinh còn mắc phải. Đối với học sinh trung bình yếu, giáo viên tổ chức cho học sinh giải lượng bài tập ít hơn và nội dung bài tập phù hợp với trình độ chuẩn của học sinh, giáo viên theo dõi gợi ý, giúp học sinh nhiều hơn, sửa chữa điều chỉnh chỗ sai kịp thời, giải thích cho học sinh hiểu rõ. Đối với bài toán khó giáo viên cần tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm các bước giải, sau đó từng cá nhân tự giải vào vở. Đối với học sinh tiến bộ giáo viên khuyến khích động viên, khích lệ động cơ học tập cho các em.
Trên đây là những kinh nghiệm qua nhiều năm liền mà tôi đã dạy lớp 4, qua chương trình dạy học thay sách lớp 4 bắt đầu từ năm học 2005-2006, giúp cho hiệu quả học tập của học sinh đạt cao hơn.
PHẦN KẾT LUẬN:
1- Kết luận chung:
Qua nhiều lần suy nghĩ và chất lượng học tập của học sinh thực tế nhiều năm liền dạy học theo hướng dẫn lấy học sinh làm trung tâm, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu điều chỉnh phương pháp, tổ chức dạy học cho phù hợp với địa phương của mình là vùng sâu. Kết quả cho thấy học sinh nắm vững kiến thức, nhớ kĩ và lâu hơn, tích cực hoạt động học tập, vận dụng kiến thức vào việc thực hành giải bài tập tốt. Chất lượng môn toán ở mảng kiến thức về phân số được đánh giá qua đợt thi kiểm tra định kỳ lần 3 rất khả quan. Tổng số học sinh của lớp là 20, theo thông tin từ năm trước, chất lượng học sinh môn toán đạt ở cuối năm: giỏi 4, khá 12, trung bình 4. Chất lượng học sinh thi định kỳ lần 3 hiện tại về môn toán: Giỏi 15, khá 2, trung bình 3. Chất lượng được nâng lên rõ rệt chẳng những ở môn toán mà còn ở các phân môn học khác nữa.
2- Đề nghị:
Thiết tha nhờ các nhà chức trách cần quan tâm nhiều đến các trường vùng sâu, cần thay đổi bàn ghế học sinh 4 chỗ ngồi bằng bàn ghế 2 chỗ ngồi cho phù hợp với hoạt động nhóm của học sinh và trang bị đầy đủ ánh sáng tạo môi trường học tập tốt cho học sinh.
Phước Long ngày 25 tháng 05 năm 2009
Người thực hiện
Trần văn cường
File đính kèm:
- SKKN TOAN 4 HAY.doc