Dạy học theo dự án - 2

Hãy tưởng tượng có hai lớp học môn Vật lý lớp 8. Tại lớp học đầu tiên, học sinh ngồi trật tự theo hàng lối, ghi chép trong khi giáo viên đứng trước lớp giảng về những định luật vật lý. Các em hạn chế phát biểu trình bày ý kiến mà chỉ được phép nói khi trả lời các câu hỏi của giáo viên. Ngay những câu hỏi này cũng yêu cầu học sinh phải trả lời đúng đáp án. Những học sinh thụ động này chỉ ngồi nghe giảng và tiếp nhận thông tin.

Trong một lớp học khác ở tầng dưới, học sinh ngồi và học theo mô hình nhóm cộng tác. Những học sinh này cũng học về các định luật vật lý. Tuy nhiên các em thảo luận rất rôm rả trong khi chuẩn bị làm một mô hình trò chơi cảm giác mạnh đường xe lửa trên không với những đoạn cuộn tròn. Các cuộc thảo luận đều xoay xung quanh những lực có tác dụng giữ cho hành khách ngồi an toàn trong toa xe và giữ cho các toa xe không đi trật đường ray, những vật liệu phù hợp để chế tạo toa xe và những yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc của toa xe. Học sinh rất thích thú với những thông tin tìm được trên mạng Internet. Giáo viên đi đến từng nhóm, tham gia thảo luận, đưa ra các câu hỏi, cùng học với học sinh của mình. Giáo viên giúp học sinh sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng biểu đồ tốc độ cho toa xe. Những học sinh trong lớp học thứ hai này được nói, chia sẻ, cộng tác và tự tìm thấy những thông tin có ý nghĩa cho bản thân.

Sự khác biệt giữa hai lớp học này rất rõ nét. Lớp học đầu tiên dựa trên mô hình truyền thống, học tập dựa trên nội dung bài giảng. Lớp học thứ hai sử dụng cách học dựa trên dự án có ứng dụng công nghệ thông tin.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo dự án - 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này bằng cách gắn kết học sinh trong việc ứng dụng những kỹ năng công nghệ thông tin thực tế. Ví dụ, học sinh của bạn có thể hiểu tốt hơn về phần xử lý văn bản nếu một phần bài tập của các em là để tạo ra các bản tin làm nổi bật các kết quả nghiên cứu thay vì chỉ sao chụp và đánh máy những văn bản đơn giản khi thực hành. c, Lựa chọn địa điểm học tập Bố trí một địa điểm thích hợp để học sinh có phương tiện làm việc cộng tác khi nghiên cứu chủ để (chẳng hạn: in bản thảo, truy cập Internet,...). Bạn có thể hợp tác với thư viện/ trung tâm media của trường để sử dụng máy tính ở đó. d. Kích thích những kỹ năng suy nghĩ có tính phê phán Kỹ năng tạo ra những câu hỏi lớn có thể hình thành những cơ hội cho học sinh tư duy có tính phê phán. Làm việc theo nhóm, cách học dựa trên dự án, xem xét nhiều phong cách học tập và các bài học có đưa công nghệ thông tin vào sử dụng, tất cả các yếu tốt đó tạo cho học sinh suy nghĩ ở tầm cao hơn. e. Hỗ trợ thành công của học sinh. Phải đảm bảo cho học sinh có các cơ hội thành công trong toàn bộ quá trình thực hiện bài giảng. Sử dụng các trang web phù hợp với cấp học để với kỹ năng đọc hiểu của mình, học sinh có thể dễ dàng nắm được nội dung. Xây dựng trách nhiệm của từng nhóm một cách phù hợp để đảm bảo thành công là của chung mọi người. f. Tạo ra những “hỗ trợ công nghệ” nội tại của riêng mình Giáo viên hãy chú ý đến những chủ đề và tình huống có thể giảng dạy được. Nếu một công nghệ nào đó không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả thì mô hình xử lý các sự cố phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng hãy tập trung hỗ trợ theo hướng sao cho cuối cùng tạo ra nhiều hơn các cơ hội học tập cho học sinh. Việc khuyến khích học sinh trở thành người xử lý sự cố sẽ tạo ra lợi ích cho cả hai bên trong lớp học. Đầu tiên, học sinh được mở rộng hiểu biết về cách xử lý các vấn đề kỹ thuật. Đó chính là kỹ năng quan trọng. Thứ hai, kỹ năng này sẽ giải phóng bạn để bạn có thể tập trung sức lực thực hiện những công việc khác. g. Xây dựng mối liên kết gia đình - nhà trường Nếu bạn có chỗ lưu trữ dữ liệu để cung cấp cho các yêu cầu truy cập từ xa hoặc có một trang web của trường, hãy giúp các phụ huynh và học sinh biết cách truy cập những tư liệu chứa trong đó. Rất nhiều học sinh truy cập Internet bên ngoài nhà trường. Cho phép các em truy cập vào những dự án của lớp mình sẽ khuyến khích các em tiếp tục học tập sau giờ học tại trường và cũng có thể khuyến khích phụ huynh tham gia vào công việc của các em, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của lớp học. Nhằm mục đích đó, các dự án học tập thường bao gồm những ví dụ cụ thể về các hoạt động mở rộng trong lớp học. h. Xây dựng năng lực trong trường Khuyến khích các giáo viên khác trong khối lớp của mình và các cấp học khác tham dự những khoá phát triển năng lực chuyên môn mà bạn đã từng tham dự. Yêu cầu họ quan sát học sinh của bạn khi các em tham gia các dự án học tập và lấy ý kiến phản hồi của họ về cách cải tiến quá trình học tập hoặc về cách thức bạn có thể giúp họ thực hiện những nỗ lực tương tự. i. Chia sẻ những thành công của bạn Khi bạn thực hiện những dự án này, hãy tạo ra một nỗ lực chung để cùng làm việc với học sinh trong suốt quá trình, chúc mừng những thành công của bạn và thu hút sự tham gia của những người khác. Trình bày kết quả dự án của bạn trước một số lượng khán giả đông đảo sẽ tạo ra sự nhiệt tình, hứng thú, thu hút sự ủng hộ và tạo ra tác động tích cực đến trường của bạn nói chung. Những công việc cần thiết khi sử dụng công nghệ thông tin Có một số phương pháp chung và những gợi ý hữu dụng khi giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin trong mọi chương trình giảng dạy hoặc cấp học. Dưới đây là một số phương pháp tạo thuận lợi cho quá trình ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. a. Kiểm tra các trang web của bạn Trong phần hướng dẫn này, bạn đã được cung cấp một số trang web chứa đựng thông tin về các dự án học tập. Bạn hãy truy cập các trang web liên quan trước ngày lên lớp. Địa chỉ website thay đổi thường xuyên và điều quan trọng là để đảm bảo mục tiêu thời gian và tính hiệu quả, bạn nên kiểm tra trước trang web bạn dự định sử dụng. Bước chuẩn bị sẽ cho bạn đủ thời gian để lựa chọn các website thay thế nếu cần. b. Đánh dấu trang web Nếu bạn đang giới thiệu cho cả lớp sử dụng máy chiếu, hãy đảm bảo rằng bạn đã bổ sung các trang web cần thiết vào danh sách Favorites. Bước này sẽ tiết kiệm thời gian và loại trừ được khả năng nhập sai địa chỉ website khi bạn đang thuyết trình. Nếu có thể bạn hãy đánh dấu các trang web cả ở phần máy tính của học sinh. Một số dường dẫn rất dài khiến cho học sinh không thể nhập đúng các ký tự, chữ viết hoặc biểu tượng. Nếu bạn không biết cách đánh dấu trang web, hãy cung cấp đường dẫn điện tử cho học sinh hoặc ghi rõ trong những tài liệu phát cho học sinh hoặc thể hiện trên máy chiếu. c. Có kế hoạch sao lưu dự phòng Giáo viên nên có phương án B cho bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin. Nên thường xuyên có những bản backup (sao lưu dự phòng) của những bài thuyết trình và các tệp. Nếu có thể, giáo viên hãy in ra bản thuyết trình của mình. Chuẩn bị kỹ để sẵn sàng giảng bài theo cách khác nếu xảy ra trường hợp công nghệ mà giáo viên cần sẽ không có hoặc hoạt động không ổn định trước hoặc trong quá trình giảng bài. d. Trình diễn các kỹ năng công nghệ thông tin Giáo viên giỏi có thể làm mẫu sử dụng công cụ học tập một cách có hiệu quả và điều này cũng có thể được áp dụng khi sử dụng công nghệ. Rất nhiều giáo viên cho biết hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi chỉ cho học sinh biết cách bổ sung trang web ưa thích vào danh sách Favorites hoặc làm thế nào để lưu file ở vị trí thích hợp… Thực hành những kỹ năng như trên trước học sinh trong khi giải thích cho các em hiểu các bước bạn đang thực hiện sẽ làm giảm bớt những câu hỏi về kỹ thuật và do đó sẽ tiết kiệm thêm thời gian. e. Đảm bảo tính công bằng khi sử dụng Khi hoạt động theo nhóm như đã trình bày, có thể có những lúc một số thành viên nhất định của nhóm có vai trò thụ động hơn những người khác. Tuy nhiên, nên giám sát và để học sinh giám sát lẫn nhau, tránh tình trạng một số thành viên dành quá ít hoặc quá nhiều thời gian sử dụng công nghệ thông tin so với những thành viên khác. Trách nhiệm của giáo viên là đảm bảo rằng các hoạt động của nhóm và tính cách cá nhân không hạn chế sự tiếp cận của bất cứ cá nhân nào với công nghệ thông tin. Có kế hoạch hỗ trợ sớm Một khi đã lựa chọn dự án học tập để thực hiện trong lớp học của mình, giáo viên nên xem xét chi tiết dự án và bài tập của học sinh trong phần bài giảng. Giáo viên có thể nhận thấy một số thông tin hoặc chủ đề có thể khó đối với học sinh. Giáo viên hãy đưa ra sự hỗ trợ sớm để giúp các em nắm được chủ đề và rèn luyện tư duy phê phán. Hỗ trợ sớm có thể tạo ra một sự liên kết vững chắc giữa nhà trường và gia đình, tạo dựng một mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các nội dung và làm cho kết quả học tập tiếp tục được củng cố trong đầu học sinh ngay cả sau giờ giảng. Để thực hiện hỗ trợ sớm giúp cải thiện cách học của học sinh, bạn có thể phải kết hợp một số phương pháp sau đây: • Xác định các cấp học bổ sung và thông tin chủ đề cụ thể để trình bày trước học sinh, hoặc có thể trong nhóm nhỏ trước khi giảng bài. Bạn có thể sử dụng báo chí, âm thanh hoặc các đoạn băng hình từ những phương tiện thông tin đại chúng, các tin sốt dẻo tại địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, tạp chí, ấn phẩm định kỳ... • Cung cấp thông tin cho học sinh để hình thành mối liên hệ với gia đình. Ví dụ, yêu cầu học sinh hỏi cha mẹ hoặc ông bà của mình về một người hoặc một sự kiện liên quan đến dự án. Cha mẹ, ông bà các em có thể cung cấp những thông tin về bản thân họ khi sự kiện nào đó diễn ra hoặc họ phản ứng ra sao vào thời điểm đó. Cũng có thể cha mẹ học sinh rất quan tâm đến chủ đề và có thể cung cấp một số nguồn tài liệu hỗ trợ, kiến thức cá nhân hoặc những đề nghị mở rộng nội dung bên ngoài phạm vi bài học. • Thảo luận về bài học sắp tới với một chuyên gia có trách nhiệm của trường để xem có thể chia sẻ nguồn thông tin gì với học sinh hoặc họ đang thực hiện dự án gì trong các lớp học khác để có thể tạo thêm những cơ hội liên kết. • Liên hệ bài học này với những dự án hoặc bài học trước đó có nội dung và hoạt động tương tự. Có thể xây dựng sự liên hệ gì để cho phép học sinh tìm hiểu thêm về nội dung bài học? Đảm bảo rằng học sinh thấy bài học này được gắn kết với các hoạt động lớn hơn đang diễn ra trong lớp học bằng cách sử dụng các nguồn tài liệu và hoạt động từ những bài giảng trước đây hoặc sắp tới. Mỗi dự án trong phần hướng dẫn này đều bao gồm phần Những kế hoạch hỗ trợ nhằm đưa ra những đề nghị về những dự án cụ thể để tăng cường khả năng thành công cho học sinh. Dạy lại/Củng cố Khi quan sát học sinh suy nghĩ và giải quyết vấn đề, bạn nên chú ý tới cách thể hiện của các em trong hoạt động học tập và đánh giá xem liệu các em có học hay không. Các dự án học tập được trình bày sẽ đòi hỏi học sinh suy nghĩ một cách thấu đáo- một kỹ năng không phải bất kỳ học sinh nào cũng có. Bạn có thể thấy rằng tất cả hoặc có một số học sinh không đạt được mục tiêu học tập. Nếu điều đó xảy ra, bạn cần phải dạy lại hoặc củng cố những mục tiêu của bài học. Mỗi dự án học tập bao gồm một loạt hoạt động phong phú tuỳ chọn. Bạn nên xem xét khả năng sử dụng những phần đó nếu bạn cần phải dạy lại hoặc củng cố các mục tiêu học tập. Các nguồn tài liệu Ý tưởng và Chiến lược cho một lớp học một máy tính, Jessica Kahn, Tổ chức Quốc tế về Công nghệ cho Giáo dục, 1998. ISTE liên kết chương trình giảng dạy, Tổ chức Quốc tế về Công nghệ cho Giáo dục, 2000. Chuẩn Công nghệ Giáo dục Quốc gia cho Học sinh: Liên kết chương trình giảng dạy và công nghệ thông tin. Đan xen công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, David Dockterman, Tom Snyder Productions, 2002 Marco Polo Internet cho lớp học Thư viện Blue Web'n Online về các website giáo dục Hướng dẫn của Kathy Schrock cho các nhà giáo dục Nguồn: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Partners in Learning Mirosoft

File đính kèm:

  • docDay hoc theo du an.doc