Mở rộng vốn từ là một dạng bài trong phân môn Luyện từ và câu, đồng thời là yêu cầu bắt buộc với học sinh. Tích hợp trong nội bộ phân môn Luyện từ và câu; tích hợp với các phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn là một trong những cách mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. Theo cách này, học sinh có thể mở rộng được vốn từ, nắm vững nghĩa của từ; nắm vững nội dung của bài học, của chủ điểm vừa rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ. Nhờ đó, vốn từ của học sinh ngày càng phong phú, khả năng sử dụng
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy – học mở rộng vốn từ lớp 5 bằng cách tích hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY – HỌC MỞ RỘNG VỐN TỪ LỚP 5 BẰNG CÁCH TÍCH HỢP
Mở rộng vốn từ là một dạng bài trong phân môn Luyện từ và câu, đồng thời là yêu cầu bắt buộc với học sinh. Tích hợp trong nội bộ phân môn Luyện từ và câu; tích hợp với các phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn là một trong những cách mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. Theo cách này, học sinh có thể mở rộng được vốn từ, nắm vững nghĩa của từ; nắm vững nội dung của bài học, của chủ điểm vừa rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ. Nhờ đó, vốn từ của học sinh ngày càng phong phú, khả năng sử dụng
ngôn ngữ chính xác, sinh động và linh hoạt hơn.
1. Đặt vấn đề
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học hướng tới mục tiêu hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh với bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. Môn học này gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện và Tập viết. Với tư cách là một phân môn thực hành, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực
sử dụng từ và câu trong học tập và giao tiếp. Phân môn Luyện từ và câu được dạy – học dựa trên quan điểm giao tiếp. Nếu kĩ năng luyện câu hướng tới các nhiệm vụ: hệ thống lại những kiến thức sơ giản về ngữ pháp mà học sinh đã tự tích lũy, hình thành các quy tắc dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong giao tiếp thì kĩ năng luyện từ có các nhiệm vụ: làm giàu vốn từ, mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ), nắm nghĩa của từ (chính
xác hóa vốn từ) và luyện tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ). Như vậy, một trong các nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở trường tiểu học là mở rộng vốn từ. Để hoàn thành nhiệm vụ này, giáo viên tiểu học có thể lựa chọn nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Bài viết này bàn về việc dạy học mở rộng vốn từ lớp 5 bằng cách tích hợp.
2. Nội dung
Tích hợp có thể hiểu là sự liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một hay vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Tích hợp chương trình được hiểu là sự liên kết, hợp nhất nội dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung, gần gũi với nhau nhằm làm giảm bớt được những phần kiến thức trùng nhau, tạo điều kiện nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo. Thuật ngữ tích hợp có nội hàm chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn. Cùng với các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện và Tập viết, phân môn Luyện từ và câu hợp thành nội dung của môn Tiếng Việt. Phân môn Luyện từ và câu bao gồm các dạng bài: hình thành kiến thức, luyện tập và mở rộng vốn từ. Do vậy, tích hợp khi dạy học nội dung mở rộng vốn từ lớp 5 có thể thực hiện ở hai mức độ: tích hợp trong nội bộ phân môn Luyện từ và câu và tích hợp với các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt.
2.1. Tích hợp trong nội bộ phân môn Luyện từ và câu
Nội dung các bài Luyện từ và câu trong cùng một tuần, cùng một chủ điểm nóiriêng, cùng lớp, cùng cấp nói chung luôn có mối quan hệ với nhau. Các nội
dung mở rộng vốn từ nhờ đó cũng có mối liên hệ mật thiết. Do vậy, có thể thực hiện yêu cầu mở rộng vốn từ bằng cách tích hợp với chính giờ Luyện từ và câu.
Ví dụ: Tuần 13 (Tiếng Việt lớp 5, tập 1), chủ điểm Giữ lấy màu xanh, tiết
thứ nhất của phân môn Luyện từ và câu học Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường;
tiết thứ hai học bài Luyện tập về quan hệ từ. Nội dung của các bài luyện tập về
quan hệ từ thuộc tiết thứ hai đều xoay quanh vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường. Tích hợp nội dung của hai tiết học này, học sinh sẽ được học, được tìm
hiểu và tự tìm tòi để mở rộng và làm giàu vốn từ về đề tài Bảo vệ môi trường nói
riêng và chủ điểm Giữ lấy màu xanh nói chung.
Hơn nữa, các chủ điểm, các nội dung mở rộng vốn từ trong chương trình
học đều có mối quan hệ với nhau. Chẳng hạn: khi học chủ điểm Việt Nam – Tổ
quốc em, học sinh sẽ luyện tập mở rộng vốn từ về Tổ quốc và Nhân dân; học chủ
điểm Cánh chim hòa bình thì mở rộng vốn từ về Hòa bình và Hữu nghị - hợp
tác; ...
2.2. Tích hợp với các phân môn khác
2.2.1. Tích hợp với phân môn Tập đọc
Qua mỗi văn bản thuộc phân môn Tập đọc, học sinh được cung cấp một
lượng từ nhất định, trong đó có một số từ được sách giáo khoa chú giải. Nội dung
của các bài tập đọc (cùng tuần) thường gần với nội dung mở rộng vốn từ (vì
cùng chủ điểm). Do vậy, từ trong văn bản Tập đọc chính là nguồn để học sinh sử
dụng khi học Mở rộng vốn từ. Ví dụ: Tuần 3 (Tiếng Việt lớp 5, tập 1), nội dung mở rộng vốn từ là: Nhân dân. Cùng tuần này, ở phân môn Tập đọc
học bài Lòng dân (2 tiết). Bài tập đọc Lòng dân và nội dung mở rộng vốn từ
Nhân dân đều cùng chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em. Văn bản bài tập đọc Lòng
dân cung cấp nhiều từ liên quan đến Nhân dân.
2.2.2. Tích hợp với phân môn Chính tả
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 được biên soạn theo quan điểm tích hợp,
do vậy ngữ liệu mà học sinh học Chính tả cũng nằm cùng chủ điểm. Khi hướng dẫn học sinh luyện viết đúng, giáo viên thường căn cứ vào đặc điểm lỗi chính tả
địa phương để lựa chọn một số từ ngữ để học sinh luyện tập, thường thì các từ
được chọn cũng thuộc chủ điểm đang học. Ở các trường hợp viết sai chính tả do
không hiểu nghĩa của từ, giáo viên cần phân tích về mặt ngữ nghĩa để giúp học
sinh hiểu nghĩa và viết đúng từ. Đặc biệt, hầu hết các bài tập chính tả âm vần ngoài
mục đích rèn chính tả thì nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho học sinh thể hiện rất rõ.
Ví dụ: Trong chủ điểm Thiên nhiên với con người, bài Chính tả nghe - viết
của tuần 8 (Tiếng Việt lớp 5, tập 1), học sinh thường viết sai phụ âm n/l (như
nắng, lạnh, lá,...). Giáo viên có thể giải nghĩa từ bằng các hình ảnh, câu văn trong
văn cảnh cụ thể về thiên nhiên để học sinh hiểu được nghĩa của từ và khắc phục
được lỗi sai chính tả thường gặp. Từ đó, học sinh sẽ liên tưởng và mở rộng vốn từ
Thiên nhiên. Cũng trong tuần 8, bài Luyện từ và câu mở rộng vốn từ về Thiên nhiên. Bài Chính tả thuộc tuần này yêu cầu học sinh luyện viết chính tả bài Kì diệu rừng xanh. Từ ngữ trong bài chính tả sẽ hỗ trợ để vốn từ về Thiên nhiên của học sinh được
mở rộng.
2.2.3. Tích hợp với phân môn Kể chuyện
Qua phân môn Kể chuyện, giáo viên giúp học sinh luyện tập sử dụng từ,
nhằm phát triển hai kĩ năng: nghe (lĩnh hội văn bản) và nói (sản sinh văn bản).
Khi nghe, học sinh cũng phải nắm được nghĩa của các từ ngữ trong câu, trong văn
bản. Có như vậy, các em mới thông hiểu nội dung văn bản, nắm được nội dung
câu chuyện. Khi nói (kể lại), các em phải có vốn từ, biết sử dụng từ để tạo câu,
đoạn, văn bản. Qua việc luyện tập sử dụng từ, học sinh được mở rộng, phát
triển vốn từ, củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ.
Ví dụ: Tuần 13 (Tiếng Việt lớp 5) có tiết mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi
trường. Tiết Kể chuyện đã nghe đã đọc ngay sau đó yêu cầu học sinh kể lại một
câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm tốt của em hoặc của
những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Nội dung của bài Kể chuyện sẽ
làm tăng vốn từ về bảo vệ môi trường cho học sinh.
2.2.4. Tích hợp với phân môn Tập làm
văn
Phân môn Tập làm văn hướng tới mục tiêu toàn diện: rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Dưới góc độ dạy từ, tập làm văn cũng
chính là tập sử dụng từ trong văn bản và tình huống giao tiếp cụ thể. Nội dung
luyện tập sử dụng từ qua phân môn Tập làm văn bao gồm hai phương diện: thứ
nhất, hiểu từ để lĩnh hội văn bản (nghe/đọc) và thứ hai, dùng từ để tạo lập
văn bản (nói/ viết), hoàn thành các bài tập tập làm văn, về phương diện từ ngữ,
học sinh được mở rộng vốn từ và tự mở rộng vốn từ.
Ví dụ: Tuần 2 (Tiếng Việt lớp 5, tập 1), Luyện từ và câu: mở rộng vốn từ về
nội dung: Tổ quốc. Bài Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh sau đó trích dẫn văn
bản Rừng trưa (theo Đoàn Giỏi). Văn bản này viết về cảnh đẹp của khu rừng.
Qua đó, học sinh biết thêm nhiều từ về quê hương, đất nước. Vốn từ về Tổ quốc
nhờ đó sẽ phong phú hơn.
3. Kết luận
Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn quan trọng đối với học sinh
tiểu học. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay ở các trường, giáo viên và học sinh đang
rất ngại dạy và học phần mở rộng vốn từ trong phân môn Tiếng Việt. Chính vì
vậy, trong bài báo này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp thích hợp nhất
gây hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực hoạt động trong tiết học. Phần
mở rộng vốn từ (trong phân môn Luyện từ và câu) trang bị cho học sinh vốn kiến
thức thông thường và cần thiết, tạo điều kiện cho các em nắm vững về ngôn ngữ -
một phương tiện giao tiếp và tư duy. Mở rộng vốn từ là một dạng bài trong phân
môn Luyện từ và câu, đồng thời là yêu cầu bắt buộc với học sinh. Tích hợp trong
nội bộ phân môn Luyện từ và câu; tích hợp với các phân môn Tập đọc, Chính tả,
Kể chuyện, Tập làm văn là một trong những cách mở rộng vốn từ cho học sinh
tiểu học, giúp rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ. Nhờ đó, khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh tiểu học ngày càng tốt hơn.
File đính kèm:
- Day MRVT theo huong tich hop.doc