Dạy giải toán có văn cho học sinh giỏi lớp 4

Đối với học sinh tiểu học các em nhận biết các sự vật hiện tượng từ trực giác tức là các hiện tượng cụ thể có thể sờ, đếm, nắm bắt được, do đó môn toán dối với các em phần nào cũng dễ hiểu. Riêng toán nâng cao đây là điều bí ẩn đối với trẻ, bởi vì các em phải biết tổng hợp, khái quát kiến thức từ những cái cụ thể đã được học trong chương trình.

Dạy toán nâng cao cho trẻ giúp cho trẻ dần dần biết khái quát tổng hợp các sự vật hiện tượng, trẻ phát triển trí tuệ một cách hoàn thiện hơn, không nhìn sự vật hiện tượng một cách phiến diện một mặt. Toán nâng cao còn giúp cho trẻ phát huy được tính tò mò, ham hiểu biết về thế giới quan xung quanh. Tính ham học được bộc lộ rõ thông qua việc tìm hiểu đề bài, các cách giải, phương pháp giải hay độc đáo.

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy giải toán có văn cho học sinh giỏi lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học được bộc lộ rõ thông qua việc tìm hiểu đề bài, các cách giải, phương pháp giải hay độc đáo. Dạy toán nâng cao cho học sinh tiểu học, cho những em học sinh khá giỏi cũng góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Song trên thực tế khi dạy học sinh tôi nhận thấy rằng phần lớn khả năng phân tích và tổng hợp của học sinh phát triển không đồng đều khi học toán. Ví dụ: Khi hình thành khái niệm tương ứng 1 – 1 các em rất khó loại trừ các dấu hiệu không bản chất là tương ứng giữa hai phần tử. Cũng vì vậy tổng hợp nhiều khi không đúng hoặc không đầy đủ dẫn đến các sai lầm trong khái quát hóa, khi hình thành khái niệm. Khi giải toán nhiều em thường bị lôi cuốn vào một vài từ như “Thêm vào/ bớt đi”, “Hơn/kém” trong điều kiện đầu bài và tách chúnh ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính ứng với từ đó, do đó thường mắc sai lầm. Hơn nữa các em đang ở lớp 3 lên lớp 4 phải làm quen với nhiều kiến thức mới ở nhiều dạng toán nên các em có nhiều bỡ ngỡ. Đặc biệt là toán nâng cao trình độ lý luận, cách diễn đạt của các em còn vụng về, lúng túng trong việc phân tích đề đặc biệt đối với những bài tập mà các dữ kiện đưa ra chưa cụ thể hoặc các dữ kiện và điều kiện thường nhiều hơn, phức tạp hơn nhiều khi không được đưa ra trực tiếp hoặc tường minh. Từ những vướng mắc của học sinh khi học toán nâng cao nêu trên nên trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra một số phương pháp giảng dạy bồi dưỡng toán nâng cao cho học sinh. 2. Các giải pháp thực hiện: Trong nhiều năm qua tôi được phân công nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán lớp 4. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã quan tâm phát hiện những học sinh có năng khiếu về toán. Qua một số bài kiểm tra khảo sát tôi đã phân loại được học sinh: Có những học sinh rất thông minh, có những học sinh kiến thức chắc chắn, những học sinh chỉ làm được những bài khi cô giáo đã dạy, có học sinh làm bài cẩn thận, lý luận chặt chẽ, nhưng cũng có học sinh thông minh song không biết cách diễn đạt bài làm. Sau khi phân loại tôi nắm được các ưu nhược điểm của học sinh để có những phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng. Từ những nhận thức của mình cùng với sự học hỏi trong đồng nghiệp cộng với thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm qua, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm dạy giải toán có văn cho học sinh giỏi lớp 4 như sau: * Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo viên nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu của môn dạy, soạn giáo án cẩn thận, chi tiết trước khi lên lớp. - Đọc các sách tham khảo, các tài liệu có liên quan. - Xác định rõ trọng tâm của từng bài, phương pháp để giải các bài tập đó. - Dạy theo phương pháp dạy học mới: Cho học sinh phát hiện những vấn đề và tự giải quyết vấn đề, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chcs cho các em hoạt động tạo được không khí thoải mái khi học. - Chấm, chữa bài cẩn thận, tỉ mỉ, chú trọng, cách diễn đạt, lập luận chặt chẽ, rõ ràng cho học sinh. - Thường xuyên trao đổi liên lạc với cha mẹ học sinh để bàn bạc khắc phục những nhược điểm của từng em. * Chuẩn bị của học sinh: Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên. Ngồi học đúng tư thế, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. ở nhà phải chịu khó xem lại bài học, làm các bài tập giáo viên cho và được chấm bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên. 3. Hướng dẫn học sinh: Trong thực tế giảng dạy học sinh lớp 4 còn nhiều lúng túng trong việc phân tích đề, phần lý luận trong khi làm bài, đặc biệt đối với những bài tập mà dữ kiện đưa ra chưa cụ thể. Vì vậy trong quá trình dạy học sinh tôi thường đưa ra những bài có các dữ kiện đầu bài cụ thể mang tính chất cơ bản sau đó mới đưa ra bài tập có dữ kiện trừu tượng hơn để học sinh tìm hiểu phát hiện ra điểm giống (Bản chất) so với bài trên. Từ đó học sinh tự tìm ra phương pháp giải phù hợp. Ví dụ 2: Khi viết thêm một chữ số vào bên phải một số đã cho thì số đã cho tăng thêm 518 đơn vị. Tìm số đã cho và chữ số viết thêm. Thực ra bản chất của bài tập ở VD2 giống như bài tập ở VD1, nhưng dữ kiện ở đề bài đưa ra chưa cụ thể như: Chữ số viết thêm, số phải tìm chưa biết là số có mấy chữ số. Vì vậy học sinh có thể dựa vào VD1 để giải như sau: Gọi chữ số viết thêm vào bên phải số đã cho là a Khi viết thêm a vào bên phải số đã cho thì số ấy tăng gấp 10 lần và cộng thêm a đơn vị. Ta có sơ đồ: Số đã cho: 5 Số mới: 518 Nhìn vào sơ đồ ta thấy 518 bằng 9 lần số phải tìm cộng với a đơn vị. Vì 518 không chia hết cho 9 nên chữ số a không thể là 9. Vậy a < 9. Suy ra a là số dư trong phép chia 518 cho 9. Vì 518 : 9 = 57 (dư 5) nên Số phải tìm là 57 Chữ số viết thêm là 5. Đáp số: 57 và 5. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy một số bài toán mà các dữ kiện và điều kiện thường nhiều hơn, phức tạp hơn, nhiều khi không được đưa ra trực tiếp hoặc tường minh. Việc tìm ra phương pháp giải nhiều khi phụ thuộc vào việc tìm ra “Điểm nút” để tập trung tháo gỡ ra, vào việc lựa chọn con đường đúng đắn để tiếp cận nó. Muốn vậy, phải biết biến đổi bài toán, có nhiều cách biến đổi, song tôi thường hướng dẫn học sinh biến đổi bài toán bằng cách chia bài toán thành các bài phụ, đơn giản hơn để giải (từng phần bài toán đã cho) sau đó tổng hợp để có kế hoạch giải toàn bộ bài toán. Sau đây là một ví dụ đơn giản nhất. Ví dụ: Khi giải bài: “An và Bình có số viên bi bằng nhau. Nếu An cho Bình 10 viên bi thì số viên bi của Bình lúc đó sẽ gấp đôi số viên bi của An. Hỏi lúc đầu mỗi em có bao nhiêu viên bi?” Học sinh có thể biến đổi thành hai bài toán phụ mà các em đã biết giải như sau: a) An và Bình có số viên bi bằng nhau. Nếu An cho Bình 10 viên bi thì số viên bi của Bình hơn số viên bi của An là bao nhiêu? (Giải bài toán này các em tìm ra đáp số là 20) b) An có ít hơn Bình 20 viên bi. Như vậy số viên bi của Bình gấp đôi số viên bi của An. Hỏi số bi của mỗi ngừi là bao nhiêu? (Giải bài toán này các em tìm ra được số bi của An là 20; số bi của Bình là 40). Như vậy dựa trên việc giải hai bài toán phụ, học sinh tổng hợp tìm ra kế hoạch giải bài toán đã cho. Đặc biệt đối với học sinh thì việc phân tích đề bài cũng rất cần thiết, học sinh có làm đúng được bài toán thì điều đầu tiên là phải phân tích được đề bài để xác định được yếu tố nào đã có, yếu tố nào cần tìm và xác định được mối quan hệ giữa cái đã có với cái cần tìm. Muốn học sinh phân tích đề được tốt thì giáo viên phải là ngừi hướng dẫn cụ thể những dạng cơ bản để từ đó học sinh biết áp dụng vào các bài toán có dạng tương tự. `Chẳng hạn về dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” thì các bài tập đối với học sinh giỏi không bao giờ đề bài cho biết rõ hiệu và tỉ số mà chỉ cho biết rõ hiệu hoặc biết rõ tỉ để làm được bài thì học sinh phải đi tìm tỉ số hoặc tìm hiệu. Ví dụ 3: Có một số gói kẹo đựng đầy trong các hộp, mỗi hộp có chín gói. Nếu đem số kẹo đó đựng đầy trong các hộp mỗi hộp 3 gói thì số hộp 3 gói nhiều hơn số hộp 9 gói là 10 hộp. Hỏi có tất cả bao nhiêu gói kẹo? Như vậy ở bài toán trên mới cho biết hiệu là 10 hộp, chưa biết tỉ số. Để làm được bài toán trên thì trước hết học sinh phải tìm được tỉ số. Học sinh có thể tìm được tỉ số như sau: Số gói kẹo trong hộp đựng được 9 gói gấp số gói kẹo trong hộp đựng 3 gói là: 9 : 3 = 3 (lần) Suy ra nếu đem số gói kẹo đựng vào các hộp, mỗi hộp 3 gói thì số hộp 3 gói sẽ gấp số hộp 9 gói là: 9 : 3 = 3 (lần) Bài toán bây giờ đã có hiệu là 10, tỉ số là 3 giải ra ta sẽ tìm được số gói kẹo. Ví dụ 4: Một cửa hàng có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 30kg. Nếu bớt đi 120kg gạo tẻ, 50kg gạo nếp thì lúc đó số kg gạo tẻ bằng 9/11 số kg gạo nếp. Hỏi lúc đầu cửa hàng co bao nhiêu kg gạo mỗi loại? ở bài toán này học sinh phải xác định được đề bài mới chỉ cho biết tỉ số lúc sau là 9/11 và cho biết hiệu lúc đầu là 30. Để giải được bài toán này thì ta phải tìm được hiệu lúc sau. Học sinh có thể tìm được hiệu lúc sau như sau: Nếu bớt đi 120kg gạo tẻ và 50kg gạo nếp thì lúc đó số kg gạo nếp nhiều hơn số kg gạo tẻ là: 120 – (50 + 30) = 40 (kg). Bây giờ bài toán đã có hiệu là 40; tỉ số là 9/11 Giải ra ta tìm được: Số kg gạo tẻ là: 300 (kg) Số kg gạo nếp là: 270 (kg) Ví dụ 5: Hai lớp 4A và 4B thu nhặt phế liệu. Lớp 4A nhặt được gấp đôi lớp 4B. Nếu lớp 4A nhặt thêm 50kg phế liệu, lớp 4B nhặt thêm 60kg phế liệu thì số kg phế liệu lớp 4A nhặt được nhiều hơn lớp 4B là 20kg. Tìm số kilôgam phế liệu mỗi lớp thu nhặt được? Học sinh xác định được ở bài toán này cho biết tỉ số lúc đầu là 2 và hiệu lúc sau là 20. Để giải được bài toán ta phải tìm được hiệu lúc đầu. Học sinh tự tìm hiệu lúc đầu như sau: Nếu lớp 4A nhặt thêm 50kg phế liệu, lớp 4B nhặt thêm 60kg phế liệu thì số kg phế liệu lớp 4A nhặt được nhiều hơn lớp 4B là 20kg. Suy ra lúc lúc đầu số kg phế liệu lớp 4A nhặt nhiều hơn lớp 4B là. 60 – (50 – 20) = 30 (kg) Trở về bài toán tìm hai số khi biết hiệu là 30 và tỷ số là 2 ta tìm được: Số kg phế liệu lớp 4A thu nhặt được là 60 kg. Số kg phế liệu lớp 4B thu nhặt được là 30 kg. Như vậy để làm tốt dạng bài về “ tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó” thì giáo viên cũng cần khắc sâu để học sinh biết đưa hiệu và tỷ số về cùng một thời điểm. Ngoài việc kiểm tra, chấm và chữa bài hàng ngày, mỗi tháng tôi đều cho học sinh làm một đề khảo sát để đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong tháng, xếp thứ cho học sinh để kích thích tính ham học, cố gắng vươn lên ở học sinh. Ngoài những giờ học trên lớp tôi cho học sinh vui chơi, thi giải toán và giải toán tuổi thơ. 3. Kết quả: Trong suốt năm học, do duy trì các biện pháp nói trên, lớp tôi phụ trách luôn dẫn đầu về chất lượng môn toán. Trong năm học qua lớp tôi phụ trách đã được 17/27 em đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và có 11 em đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. VII. Bài học kinh nghiệm rút ra: Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi rất mong sự giúp đỡ góp ý chân thành của các thầy cô giáo để tôi có một phương pháp dạy học tốt hơn, nâng chất lượng học sinh giỏi ngày càng cao hơn như mong muốn của ngành. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Phương, ngày.... tháng .... năm 200... Người viết Đinh Thị Phương

File đính kèm:

  • docSKKN Toan 4(1).doc