Câu 1: 2 điểm
- Trình bày đúng khái niệm Nhân hóa: Nhân hóa là gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật. bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. ( 1.0 điểm - mỗi ý đúng 0.5 điểm)
6 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án đề tra chất lượng học kỳ II năm học 2013 - 2014 môn: ngữ văn - lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các biện pháp nghệ thuật tu từ hợp lí.
+ 2.5 đến 3.25 điểm: Đủ ý nhưng một số ý nội dung còn sơ sài. Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ hợp lí.
+ 1.5 đến 2.25 điểm: Tả được những ý cơ bản, chi tiết tả chưa phong phú; còn một vài chi tiết chưa hợp lí.
+ 0.25 đến 1.25 điểm: Nội dung sơ sài; kể lể; văn thiếu cảm xúc.
* Lưu ý:
- Trừ 0.5 điểm điểm toàn bài đốivới những bài mắc một trong những lỗi sau đây:
+ Chữ quá xấu, viết tắt tùy tiện, gạch xóa.
+ Sai từ 5 lỗi dùng từ hoặc diễn đạt trở lên
- Giáo viên tùy vào việc làm bài thực tế của học sinh để cho điểm phù hợp và đánh giá đúng thực lực của học sinh , tôn trọng những ý kiến cá nhân, khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo của học sinh.
PHÒNG GD-ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Câu 1: 2 điểm
- Nêu được 2 cách mở rộng câu: Thêm trạng ngữ và dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. ( Mỗi ý đúng cho 0.5 điểm).
- Mở rộng được câu đã cho theo 2 cách. ( Mỗi cách đúng 0.5 điểm).
Câu 2. (3 điểm):
- Nêu được đoạn văn trích từ truyện ngắn " Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn. (Mỗi ý đúng 0.25 điểm).
- Phần cảm nhận về đoạn văn: 2.5 điểm
Học sinh trình bày được những ý cơ bản sau:
- Nội dung đoạn trích: Tả cảnh quan phụ mẫu đi hộ đê.
Trái ngược với tình cảnh người dân khốn khổ vất vả tìm cách giữ con đê sắp vỡ, quan phụ mẫu yên vị trong một chiếc đình cao mà vững chãi dẫu nước sông to thế nào cũng không ảnh hưởng đến quan. Không khí trong đình trang trọng. Quan ngồi uy nghi, chễm chệ, nhàn nhã, tay dựa gối, chân duỗi thẳng cho người hầu quì xuống mà gãi. Đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho quan toàn là những thứ sang trọng, xa hoa không thiếu một thứ gì: từ yến hấp, tráp đồi mồi, khay khảm, đồng hồ vàng, ống thuốc bạc, dao chuôi ngà đến ví thuốc, quản bút, tăm bông...Xúm xít bên quan là kẻ hầu, người hạ: hầu gãi, hầu quạt, hầu điếu đóm. Cả bọn chức dịch trong phủ, trong tổng cũng chầu chực để hầu bài quan. Quan đi hộ đê nhưng không để ý gì đến đê, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
Bằng nghệ thuật liệt kê, cách kết hợp giữa ngôn ngữ kể và miêu tả cụ thể chi tiết, chen lời bình luận, bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, tác giả đã tái hiện sinh động chân dung một viên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm trước tính mạng của người dân.
Cách cho điểm:
-Từ 2 điểm đến 2.5 điểm: Nêu được đầy đủ các ý trên, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Từ 1.0 đến 1.75 điểm: Xác định đúng nội dung đoạn trích; về cơ bản, hiểu và nêu đủ các ý song nội dung từng ý còn sơ sài.
- Từ 0.25 đến 0.75 điểm: Chạm được vào một vài ý song chưa hiểu nội dung đoạn trích; bài nặng về kể lể, thuật lại nội dung.
Câu 3. ( 5 điểm):
Mở bài: 0.5 điểm
Dẫn dắt, giới thiệu được nội dung, trích được câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên
Thân bài: 4 điểm.
- Giải thích các khái niệm: 0.5 điểm
+ Thầy: Người truyền thụ kiến thức, phương pháp, kỹ năng cho ta sự hiểu biết và có thể vận dụng vào cuộc sống.
+ Làm nên: Thành công, thành đạt, tạo dựng được sự nghiệp cho bản thân, sống có ích cho gia đình và xã hội.
- Rút ra ý nghĩa của câu tục ngữ: 0.5 điểm.
Dùng hình thức thách đố để nhấn mạnh, ông cha ta muốn khẳng định, đề cao vai trò có tính quyết định của người thầy đối với cuộc đời mỗi con người, từ đó nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của các thầy, cô giáo.
- Giải thích vì sao " Không thầy đố mày làm nên": 2.5 điểm
+ Thầy là người đi trước, có hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm, có phương pháp và tâm huyết. Thầy chỉ đường, mở lối, khai thông trí tuệ, cho ta kiến thức và sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
+ Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy ta cách làm người, chỉ cho ta chỗ đúng, chỗ sai, uốn nắn từ lời ăn tiếng nói, giúp ta hoàn thiện về nhân cách.
+ Thầy là người dẫn dắt, luôn kề vai sát cánh bên ta, động viên, khích lệ, nâng đỡ ta, là tấm gương để ta học tập, noi theo.
+ Người thầy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn hướng đi, đến tương lai, sự nghiệp của trò.
+ Không có thầy, không được chỉ bảo, học hành đến nơi đến chốn, ta không có kiến thức dễ đẫn đến sai lầm, thất bại.
( Nêu từ 4 đến 5 ý, có dẫn chứng minh họa: cho điểm tối đa. Chỉ nêu ý mà không có dẫn chứng cho từ 1 đến 1.25 điểm)
- Hiểu nội dung câu tục ngữ ta phải làm gì? (0.5 điểm – mỗi ý 0.25 điểm)
+ Chăm chỉ học tập, nghe lời dạy bảo của thầy cô, biến những kiến thức thầy cô đã dạy thành kiến thức của bản thân mình.
+ Trân trọng, ghi nhớ công ơn của thầy cô thực hiện đạo lí " Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Kết bài: 0.5 điểm
Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu tục ngữ trong thời đại ngày nay.
Liên hệ việc thực hiện đối với học sinh.
* Lưu ý:
- Trừ 0.5 điểm toàn bài đốivới những bài mắc một trong những lỗi sau đây:
+ Chữ quá xấu, viết tắt tùy tiện, gạch xóa.
+ Sai từ 5 lỗi dùng từ hoặc diễn đạt trở lên
- Giáo viên tùy vào việc làm bài thực tế của học sinh để cho điểm phù hợp và đánh giá đúng thực lực của học sinh , tôn trọng những ý kiến cá nhân, khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo của học sinh.
PHÒNG GD-ĐT TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
ĐÁP ÁN ĐỀ TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1. (2 điểm):
- Giai đoạn Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954): Làng (Kim Lân).
- Giai đoạn hòa bình sau Kháng chiến chống Pháp (1955-1965): Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Bếp lửa ( Bằng Việt).
- Giai đoạn Kháng chiến chống Mĩ ( 1965-1975): Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật); Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê).
- Giai đoạn sau 1975: Ánh trăng ( Nguyễn Duy); Nói với con (Y Phương).
* Mỗi tác phẩm nêu đúng và đủ thông tin cho 0.25 điểm. Sai một thông tin ( về tác giả hoặc giai đoạn sáng tác không cho điểm)
Câu 2. (3 điểm):
- Chép đúng khổ thơ đầu bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ": 0.5 điểm. Thiếu hoặc sai một từ trừ 0.25 điểm.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
+ Nghệ thuật Đảo trật tự cú pháp: Động từ mọc làm vị ngữ được đưa lên đứng trước chủ ngữ một bông hoa tím biếc để nhấn mạnh sức sống vươn dậy của bông hoa, tưởng như bông hoa đang từ từ vươn lên, xòe nở giữa dòng sông mùa xuân. ( 0.75 điểm)
+ Nghệ thuật Nhân hóa: Thể hiện qua tiếng gọi ơi, lời hỏi, lời trách yêu hót chi mà - tác giả như đang trò chuyện cùng chú chim bé nhỏ nhằm diễn tả âm thanh tươi vui, náo nức làm rộn rã cả không gian bao la. ( 0.75 điểm)
+ Nghệ thuật Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác miêu tả âm thanh tiếng chim: Âm thanh vốn vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng thính gác đã được cảm nhận và miêu tả bằng thị giác ( có hình dạng: giọt; có màu sắc: long lanh; đang chuyển động: rơi) và xúc giác ( có thể đưa tay hứng ). Cách miêu tả này đã thể hiện được vẻ đẹp của tiếng chim chiền chiện: trong trẻo lấp lánh trong không gian và thể hiện cảm xúc của tác giả: say sưa, ngây ngất, muốn đón nhận vẻ đẹp tươi mới, tinh túy của thiên nhiên. ( 1.0 điểm)
* Học sinh xác định đúng và nêu được giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật tu từ tác giả đã xử dụng trong đoạn thơ: 2.5 điểm trong đó nêu tên và nêu rõ biểu hiện ở từng biện pháp cho 0.25 điểm.
Câu 3. (5 điểm)
a. Mở bài: 0.5 điểm
Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định và nêu được đăc điểm chính cần làm rõ: Lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
b. Thân bài: 4 điểm
* Giói thiệu những nét khái quát về nhân vật Phương Định: 1 điểm
- Là một cô gái quê ở Hà Nội, trẻ trung, xinh đẹp, tham gia lực lượng Thanh niên xung phong ngay sau khi rời ghế nhà trường. (0.25 điểm)
- Là thành viên của một tổ trinh sát mặt đường gồm 3 người tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của cô cùng đồng đội là: hàng ngày, khi máy bay Mĩ ném bom thì đo lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và đầy nguy hiểm. (0.5 điểm)
- Điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn, gian khổ: Ở trong hang ngay dưới chân cao điểm. ngủ trên tấm phản làm từ những mảnh gỗ to ghép lại, uống nước suối đựng trong bi đông sắt...( 0.25 điểm)
* Nêu biểu hiện, phân tích dẫn chứng để làm nổi bật lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của Phương Định đối với nhiệm vụ được giao. (2.5 điểm)
- Dù bị thương nhưng vẫn sẵn sàng nhận nhiệm vụ. ( 0.25 điểm)
- Tâm trạng, suy nghĩ của Phương Định khi cùng đồng đội phá bom: Vượt qua cảm giác sợ hãi, đứng thẳng, đàng hoàng bước tới bên quả bom, hồi hộp, căng thẳng nhưng vẫn tiến hành mọi thao tác: đào hố, đặt mìn, châm lửa đốt dây cháy chậm, khỏa đất lấp bớt dây mìn rồi chạy về nơi ẩn nấp; suy nghĩ trong lúc đứng chờ bom nổ; suy nghĩ khi bom nổ... ( 2.0 điểm)
- Giọng điệu khi nói về khó khăn, gian khổ, nguy hiểm: bình thản, có khi tếu táo, hài hước... (0.25 điểm)
* Đánh giá chung: 0.5 điểm
- Lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao là phẩm chất đẹp, tiêu biểu không chỉ của Phương Định mà còn của những cô Thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ nói chung.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định. Điều đó giúp cho tác giả có thể bộc lộ những đặc điểm, tính cách nhân vật một cách sinh động, chân thực và rất tự nhiên qua diễn biến tâm trạng được miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiêt đến từng cảm giác dù chỉ thoáng qua trong suy nghĩ.
c. Kết bài: 0.5 điểm
Học sinh có thể bộc lộ suy nghĩ, nhận thức cá nhân về nhân vật; bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ trước lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ của nhân vật; rút ra bài học cho bản thân ...
* Lưu ý:
- Trừ 0. 5 điểm điểm toàn bài đốivới những bài mắc một trong những lỗi sau đây:
+ Chữ quá xấu, viết tắt tùy tiện, gạch xóa.
+ Sai từ 5 lỗi dùng từ hoặc diễn đạt trở lên
Giáo viên tùy vào việc làm bài thực tế của học sinh để cho điểm phù hợp và đánh giá đúng thực lực của học sinh , tôn trọng những ý kiến cá nhân, khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo của học sinh.
File đính kèm:
- DapAnMonVan_679.doc