I . Mục đích – yêu cầu :
1/ Kiến thức : _Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài . Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài .Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng , không phân biệt màu da quốc tịch .
2/ Kĩ năng : -HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài .
3/ Thái độ : - HS có thái độ tôn trọng , khi gặp gỡ , tiếp xúc với khách nước ngoài .
II . Chuẩn bị :
1/ Giáo viên :- Tranh ảnh dùng cho hoạt động một tiết 1
2/ Học sinh :- Vở bài tập
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức Tuần: 21 Tôn trọng khách nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC TUẦN : 21
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
Ngày thực hiện :
I . Mục đích – yêu cầu :
1/ Kiến thức : _Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài . Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài .Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng , không phân biệt màu da quốc tịch .
2/ Kĩ năng : -HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài .
3/ Thái độ : - HS có thái độ tôn trọng , khi gặp gỡ , tiếp xúc với khách nước ngoài .
II . Chuẩn bị :
1/ Giáo viên :- Tranh ảnh dùng cho hoạt động một tiết 1
2/ Học sinh :- Vở bài tập
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động : 2’ Hát bài hát . “Lớp chúng ta đoàn kết “
2/ Kiểm tra bài cũ : _Trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau,những điểm gì khác nhau
3/ Bài mới :Giới thiệu :Ngày càng có nhiều khách từ các nước khác nhau đến làm việc hoặc du lịch , tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam . Vậy chúng ta phải đón tiếp và cư xử với họ như thế nào ?
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm .
*Mục tiêu : HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài .
*Cách tiến hành:
_GV chia HS thành các nhóm .Yêu cầu HS quan sát các tranh treo trên bảng và thảo luận :
+Nhận xét về cử chỉ , thái độ , nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài .
_GV kết luận : các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ , tró chuyện với khách nước ngoài .Thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ , tự nhiên , tự tin . Điều đó biểu lộ lòng kính trọng , mến khách của người Việt Nam .
*Hoạt động 2: Phân tích truyện
*Mục tiêu : _HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện ,mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài .
*Cách tiến hành :
+GV đọc truyện cậu bé tốt bụng : “SGV/78”
_GV chia HS thành 5 nhóm và thảo luận các câu hỏi sau .
1/Bạn nhỏ đã làm việc gì ?
2/ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài ?
3/ Theo em người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam ?
4/Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện ?
5/Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọngvới khách nước ngoài?
_GV kết luận : Khi gập khách nước ngoài em có thể chào , cười thân thiện , chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ .
_Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết .
_Việc đó thể hiện sự tôn trọng , lòng mến khách của các em , giúp khách nước ngoài thên hiểu biết và có cảm tình đối với đất nước Việt Nam .
4 Củng cố : + Trẻ em Việt Nam cần cởi mở , tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ thêm hiểu về đất nước mình , thấy được lòng hiếu khách , sự thân thiện , an toàn trên đất nước chúng ta .
5 Dặn dò: + Bài nhà: Sưu tầm những câu chuyện , tranh vẽ nói về việc :
_Cưu sử niềm nở , lịch sự , tôn trong khách nước ngoài .
_Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết
+ Chuẩn bị: Tôn trọng khách nước ngoài “TT”
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_Các nhóm trình bày kết quả công việc . Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến .
_HS tiến hành chia nhóm .
_Mỗi nhóm nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận .
_Các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình
_Các nhóm khác nhận xét .
*Các ghi nhận, lưu ý :
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- 21.doc