Đạo đức: Tiết số 21 Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 1)

MỤC TIÊU:

- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.

- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.

ã HSKG: Biết vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài.

CHUẨN BỊ:

- Thiết kế Power Point.

- Máy chiếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức: Tiết số 21 Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN NHO QUAN GIÁO ÁN THI GIÁO VIấN DẠY GIỎI CẤP TỈNH Mụn: Đạo đức lớp 3 Người soạn và dạy: Trần Thị Thanh Bỡnh Giỏo viờn trường: Tiểu học Đồng Phong ĐạO ĐứC: Tiết số 21 TễN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (TIẾT 1) Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi. - Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản. HSKG: Biết vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài. chuẩn bị: Thiết kế Power Point. Máy chiếu. Các hoạt động dạy- học: ổn định tổ chức:(1’) Hát. Bài cũ:(3’) H: Vì sao chúng ta phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế? ( Thiếu nhi Quốc tế là anh em, bè bạn nên cần phải đoàn kết, hữu nghị với nhau.) - HS nhận xét. H: Nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế? (Kết nghĩa thiếu nhi Quốc tế, tham gia giao lưu , viết thư gửi ảnh, quà cho các bạn, vẽ tranh làm thơ viết bài về tình đoàn kết hữu nghị thiếu nhi Quốc tế,...) - HS nhận xét. - GV NX tuyên dương. Bài mới: (25’) - Cho HS quan sát 1 bức ảnh chụp. H: ảnh chụp cảnh gì? (Đoàn khách nước ngoài đến thăm viéng lăng Bác Hồ.) GTB: Các em ạ, Việt Nam là một nước giàu lòng mến khách có truyền thống văn hoá lâu đời và hiện nay Việt Nam là một trong những điểm đến làm ăn kinh tế, tham quan du lịch của nhiều nước trên thế giới. Vậy để tỏ lòng mến khách nước ngoài chúng ta cần làm gì? Để biết được điều đó cô cùng các em tìm hiểu qua bài Tôn trọng khách nước ngoài. Các em mở SGK trang 32. - Nhắc lại cho cô hôm nay chúng ta học bài gì? HS nêu // GV ghi bảng Tôn trọng khách nước ngoài Hoạt động1: ( 7’) GV: Cô cùng các em tìm hiểu bài tập 1. - 1 HS đọc BT 1. H: Bài tập 1 yêu cầu gì? ( BT yêu cầu tìm hiểu nội dung và đặt tên cho mỗi tranh, ảnh) - HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu bài 1( 3 phút) - GV đưa tranh 1 - Các nhóm trình bày KQTl tranh 1- lớp quan sát tranh, lắng nghe bạn trình bày. ( Xem thổi sáo, học thổi sáo) - GV kết luận, đưa tên tranh. - Đưa tranh 2. - Các nhóm trình bày KQTL về tranh 2. ( Trò chuyện với khách nước ngoài) - HS nhận xét KQTL của nhóm bạn. - GVKL đúng- chiếu tranh. H: Nhóm nào xung phong trình bày KQTL về tranh 3? ( Chụp ảnh với khách nước ngoài) H: Những nhóm nào có kết quả giống KQ của nhóm bạn? GV: Cô thấy các em đều có KQ giống nhóm bạn , cô nhất trí với các em. Các em giỏi lắm. - Đưa cả 3 tranh ra MC. H: Em có nhận xét gì về thái độ cử chỉ của các bạn trong tranh? ( Rất vui vẻ, gần gũi, tự tin, tự nhiên và thân thiện) H: Những biểu hiện đó thể hiện điều gì? (Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài của các bạn nhỏ.) GVKL: Vui vẻ, gần gũi, tự tin, thân mật và tự nhiên là biểu hiện sự tôn trọng khách nước ngoài của các bạn nhỏ trong tranh cũng như của mọi người dân Việt Nam đấy các em ạ. Hoạt động 2: (8’) GV: Trong cuộc sống hàng ngày đối với khách nước ngoài chúng ta không chỉ thể hiện thái độmà còn thể hiện những việc làm cụ thể phù hợp với kgả năng của mình. Sau đây cô sẽ kể cho các em nghe việc làm của một cậu bé mà chúng ta cần làm và học theo. - GV kể xong nói: Câu chuyện cô vừa kể có tên gọi là Cậu bé tốt bụng. Câu chuyện này có trong vở BT của các em. Bây giờ cô sẽ giành 1 phút để các em đọc thầm lại câu chuyện và suy nghĩ xem. H: Người khách nước ngoài đến thăm thành phố nào của đất nước ta? H: Bạn nào đã có câu trả lời? ( Người khách nước ngoài đến thăm thành phố Hà Nội) H: Đến thăm Hà Nội điều gì khiến cho người khách nước ngoài lo lắng? (Đường phố ngoằn nghèo, sâu hun hút/ Trời sẩm tối, không nhận ra đường về, không biết hỏi ai vì không biết tiếng Việt) H: Trước sự lo lắng của người khách nước ngoài bạn nhỏ đã làm gì? (Cậu bé đến chào ông bằng tiếng Anh rồi cậu dẫn đường cho ông ra đến đường lớn) H: Nếu em là bạn nhỏ em sẽ cảm thấy thế nào khi làm được một việc giúp đỡ khách nước ngoài? ( Rất vui/ Tự hào,....) H: Theo em, những người khách nước ngoài sẽ cảm thấy được giúp đỡ như vậy? GVKL: Chào hỏi, thân thiện chỉ đường cho khách nước ngoài khi họ cần giúp đỡ là thái độ tôn trọng, lòng mến khách của chúng và cũng giúp họ có thêm những ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Hoạt động 3: (12’) GV: Để giúp các em có sự nhận biết cụ thể hơn những việc làm thể hiện sự mến khách hoặc những việc làm chưa thể hiện được sự tôn trọng khách nước ngoài cô cùng các em chuyển sang BT3. GV: Trong bài tập 3 có 5 bức tranh các em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong các tranh và giải thích lí do. Để thực hiện yêu cầu này các em thảo luận nhóm 4 (Thời gian thảo luận 2 phút) nội dung sau: 1. Nêu nội dung của mỗi bức tranh? 2. Nhận xét việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Vì sao? - Các nhóm báo cáo KQTL. - Đưa cả 5 tranh MC. H: Nêu nội dung của mỗi bức tranh ? ( Nội dung của tranh 1 là: các bạn đang chê bai trang phục của khách nước ngoài. Tranh 2 cho ta thấy bạn nhỏ đang nói chuyện cởi mở, tự tin với khách nước ngoài, tranh 3 là các bạn các bạn xấu hổ, lúng túng khi trò chuyện với khách nước ngoài, tranh 4 vẽ cảnh các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời mua báo mặc dù họ đã lắc đầu từ chối. Nội dung tranh 5 là một bạn nhỏ phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua hoa.) - GVKL đúng. H: Nhận xét việc làm nào đúng, việc làm nào sai? ( Việc làm ở tranh 2, tranh 5 là đúng còn việc làm ở tranh 1,3,4 là việc làm sai.) H: Những nhóm nào có KQ giống KQ của nhóm bạn ? (HS giơ tay) H: Vì sao việc làm trong tranh 2, 5 là việc làm đúng? (Vì đây là việc làm thể hiện sự mến khách giúp cho họ hiểu về con người và đất nước mình hơn.) H: Còn việc làm trong tranh 1,3,4 sai vì sao? ( Như vậy là mất lịc sự, không thể hiện sự tôn trọng khách ) GV Chỉ tranh 1 và giảng: Chê bai trang phục và ngôn ngữ của dân tộc khác là một điều không nên. Mỗi dân tộc đều có trang phục, văn hoá riêng đó chính là bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Do vậy chúng ta đều cần được tôn trọng như nhau. GV: Chỉ tranh 3 và hỏi. H: Nếu em là các bạn thì em sẽ làm thế nào? HS1: Nếu em là các bạn em sẽ khônh cúi đầu hoặc quay đi chỗ khác . HS2: Em nhìn thẳng vào người khách đó và vui vẻ bắt tay. GV: Đúng rồi các em không nên ngượng ngùng , xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện , ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ. GV: Chỉ tranh 4 và hỏi. H: Nếu em gặp các bạn cư sử với khách nước ngoài như vậy thì em sẽ làm gì? ( Em sẽ nói các bạn không nên làm như vậy đó là việc làm không tốt với khách, làm cho khách khó chịu.) GVKL: Các em ạ, chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn trong tranh 2 và tranh 5. Phản đối việc làm không đúng của các bạn nhỏ cười ,chê bai trang phục, lúng túng xấu hổ hoặc lôi kéo bắt ép mua hàng của các bạn trong tranh 1tranh 3 và tranh 4. H:Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài?( dành cho HSG ) ( Thể hiện lòng mến khách/ Giúp họ hiểu và quý trọng đất nước , con người Việt Nam) Củng cố: (2’) H: Nêu những việc làm thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài? H: Trong lớp mình những bạn nào đã gặp khách nước ngoài rồi? Khi gặp khách nước ngoài em đã làm gì? Nhận xét giờ học. Dặn dò: (1’) Dặn học sinh về ôn bài, chuẩn bị bài sau: Sưu tầm những câu chuyện, tranh vẽ nói về việc: + Cư sử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài. + Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết. + Thực hiện cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.

File đính kèm:

  • docTon trong khach nuoc ngoai(1).doc
Giáo án liên quan