I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ.
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
*KNS: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp khả năng. Biết thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 1) - Phan Thị Xuân Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Đạo đức: Lớp 3
Ngày dạy: Ngày 26 tháng 9 năm 2012
Giáo viên dạy: Phan Thị Xuân Hường
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (Tiết 1)
Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ.
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
*KNS: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp khả năng. Biết thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức.
- Các bài thơ, bài hát, các câu truyện về chủ đề gia đình.
- Giấy trắng, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức: (2')
- Nhắc tư thế ngồi học ngay ngắn, nghiêm túc.
A. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Em đã tự mình làm những việc gì? Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: (30')
1. Khởi động:`
- Cho HS hát.
- Bài hát nói lên điều gì?
2. Giới thiệu bài:
- Giáo viên dẫn dắt từ bài hát trên để đi vào bài mới.
3. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình. (8-10')
Bài tập 1: Em hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với em.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi kể cho nhau nghe.
- Gọi 1 số HS kể trước lớp.
- Thảo luận cả lớp:
+ Em có cảm nhận gì về mọi người trong gia đình đối với em?
+ Các con phải làm gì trước tình cảm mà mọi người trong gia đình đã dành cho con.
Cho HS quan sát hình ảnh:
+ Các em được sống trong tình yêu thương đùm bọc của gia đình ở màn hình.
+ Hình ảnh các em thiếu tình thương yêu của cha mẹ, gia đình.
+ Em có suy nghĩ gì về những bạn nhỏ trong tranh?
- Liên hệ trong lớp, trong trường.
- Giáo viên kết luận: Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình của mình. Đó chính là tổ ấm bao bọc, chở che chúng ta cần phải trân trọng giữ gìn. Bên cạnh đó vẫn còn những bạn sống thiếu tình yêu thương chăm sóc của gia đình. Vì vậy các em phải biết yêu thương giúp đỡ.
* Hoạt động 2: Kể truyện "Bó hoa đẹp nhất".
Bài tập 2: Đọc và phân tích truyện: “Bó hoa đẹp nhất”.
- Yêu cầu hai em đọc truyện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (2'):
Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung.
+ Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
+ Em có cảm nhận gì về món quà mà chị em Ly đã tặng cho mẹ ?
+ Vì sao mẹ nói rằng bó hoa chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất.
- Vậy con đã có những món quà gì để tặng mẹ, cha và những người thân nhân ngày sinh nhật?
- Giáo viên: khen ngợi các em đã có lòng hiếu thảo đối với mẹ cha và những người thân yêu của mình.
- Giáo viên kết luận: Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. Sự quan tâm chăm sóc của các em sẽ đem lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà cha mẹ và mọi người trong gia đình.
- Qua bài tập 1; 2 và qua thực tế, em có cảm nhận gì về những người trong gia đình đối với em? và em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với những người thân yêu trong gia đình đã dành tình cảm cho mình?
- Giáo viên: Đó chính là ghi nhớ của bài học.
- 2 em đọc ghi nhớ ( SGK).
* Hoạt động 3: Đánh giá hành vi.
Bài tập 3:
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với 5 tình huống.
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận trong thời gian 2 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. Nhóm khác nhận xét cách ứng xử của bạn trong các tình huống.
- Giáo viên kết luận: Việc làm của các bạn Hương, Phong, Hồng đã thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ. Còn việc làm của Sâm và linh là chưa quan tâm đến bà đến em nhỏ.
- Em đã làm được như bạn Hương, Phong, Hồng chưa?
- Giáo viên: Tùy theo sức của mình, các em cần làm những công việc để giúp đỡ ông bà cha mẹ thể hiện sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
C. Củng cố dặn dò: (2')
- Hệ thống bài học.
- 1em nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn thực hành: Sưu tầm tranh ảnh, thơ, bài hát ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình.
- HS lắng nghe.
1 HS trả lời.
- Hát bài: Cả nhà thương yêu nhau.
- Nói lên tình cảm cha mẹ và con cái trong gia đình.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi nhóm đôi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- 4 - 5 HS kể.
+ Em thấy mọi người trong gia đình em rất yêu thương, quan tâm chăm sóc và lo lắng cho em.
+ Trân trọng, giữ gìn; kính trọng, lễ phép,....
+ Em thấy các bạn rất thiệt thòi, em rất thương các bạn và em mong các bạn cũng được sự quan tâm chăm sóc của mọi người như em.
- HS đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi
+ Chị em Ly hái những bông hoa cúc dại mọc bên lề đường để tặng mẹ .
+ Đây là một bó hoa dại nhưng chứa đựng cả tình yêu thương của 2 chị em Ly dành cho mẹ.
+ Vì bó hoa đó đơn giản mộc mạc nhưng đã chứa đựng tất cả tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn mẹ của hai chị em Ly nên mẹ nói đó là bó hoa đẹp nhất.
Nhiều em kể.
HS rút ra bài học.
HS lắng nghe nhiệm vụ.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét:
+ Cách ứng xử của các bạn trong tình huống a, đ là thể hiện thương yêu chăm sóc ông bà, cha mẹ. Còn cách ứng xử trong tình huống b, d là chưa quan tâm đến bà và em nhỏ.
Nhiều em kể.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
File đính kèm:
- Dao duc Quan tam cham soc ong ba cha me anh chi em.doc