+ HS hiểu :
- ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp
- Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp
+ HS biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
+ HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức Bài 3 : Gọn gàng, ngăn nắp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn ..................................Ngày giảng ........................................
Đạo đức
Bài 3 : Gọn gàng, ngăn nắp ( tiết 1 )
I Mục tiêu
+ HS hiểu :
- ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp
- Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp
+ HS biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
+ HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp
II Tài liệu và phương tiện
GV : Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ 2 tiết 1. Dụng cụ diễn kịch HĐ 1 tiết 1
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ?
- GV nhận xét
2 Bài mới
a HĐ 1 : Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu ?
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp
- GV đọc kịch bản một lượt
- Chia nhóm, giao kịch bản
- Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở ?
- Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì ?
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người quý mến
+ HS làm việc theo nhóm
- Một nhóm HS trình bày hoạt cảnh
- HS thảo luận sau khi xem hoạt cảnh
- Vì bạn Dương không gọn gàng, ngăn nắp
- HS trả lời
GVKL : Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
b HĐ 2 : Thảo luận nhận xét nội dung
* Mục tiêu : Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp
+ GV chia nhóm
+ HS làm việc theo nhóm, nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa ? Vì sao?
- Đại diện nhóm trình bày
GVKL : Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1, 3 là gon gàng, ngăn nắp
Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2 và 4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi quy định
c HĐ 3 : Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu : Giúp HS biết đề nghị, bày tỏ ý kiến của mình với người khác
- GV nêu tình huống : Bố mẹ xếp cho Nga góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga. Theo em Nga nên làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng ngăn nắp ?
+ HS nghe
- Hs thảo luận
- Một số HS lên trình bày ý kiến
GVKL : Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung giờ học
- Thực hiện gọn gàng, ngăn nắp
Tuần 6
Ngày soạn ............................................Ngày giảng ............................................
Đạo đức
Bài 3 : Gọn gàng, ngăn nắp ( tiết 2 )
I Mục tiêu
+ HS hiểu :
- ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp
- Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp
+ HS biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
+ HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp
II Tài liệu và phương tiện
GV : Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ 2 tiết 1. Dụng cụ diễn kịch HĐ 1 tiết 1
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Tại sao phải gọn gàng ngăn nắp ?
2 Bài mới
a HĐ 1 : Đóng vai theo các tình huống
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách ứng sử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp
+ GV chia nhóm HS, mỗi nhóm có một nhiệm vụ và một cách ứng sử
- N1 : Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ ....
- N2 : Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ ......
- N3 : Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ .....
* GVKL : Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nơi ở của mình
b HĐ 2 : Tự liên hệ
* Mục tiêu : GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
- GV đếm HS theo 3 mức độ
- GV ghi lên bảng theo 3 mức độ
- GV khen những HS ở nhóm a và nhắc nhở, động viên các HS ở nhóm khác học tập các bạn ở nhóm a
- HS trả lời
- HS nghe
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện 3 nhóm lên đóng vai
- Các nhóm khác nhận xét
- GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a, b, c
- HS so sánh số liệu giữa các nhóm
GVKL chung : Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không cần phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến
IV Củng cố, dặn dò
- Vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp ?
- GV nhận xét chung giờ học
File đính kèm:
- TuÇn 5.doc