Đánh giá công tác hội giảng

Mặc dù giáo viên biết vận dụng PP mới vào giảng dạy, như khi thực thi còn nhiều thiếu sót.

+Nhiều giáo chưa làm chủ bản thân, thiếu tự tin, bị áp lực đè nặng dẫn đến mất bình tĩnh, làm cho mình bị run giọng, câu hỏi không rõ ràng. Nhận xét bị sai lệch, không đúng kiến thức. Nhiều giáo viên không làm chủ được tiết học đặc biệt là thời gian dẫn đến phân bố thời gian giữa các phần không hợp lý, thời gian của tiết học không bảo đảm bị ướt và cháy (cháy 5 phút, ướt 4 phút). Như đã hết giờ nhưng GV vẫn thực hiện các bước như mình soạn giảng, không biết cắt bớt. GV không chia thời gian cho từng hoạt động nên đến cuối bài bị ướt và bị cháy thì xử lí không kịp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá công tác hội giảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 phút, ướt 4 phút). Như đã hết giờ nhưng GV vẫn thực hiện các bước như mình soạn giảng, không biết cắt bớt. GV không chia thời gian cho từng hoạt động nên đến cuối bài bị ướt và bị cháy thì xử lí không kịp. +Giáo viên không quan sát, theo dõi học sinh trong toàn bộ tiết học. Như học sinh nói chuyện, không chú ý bài, học sinh trả lời sai GV không sửa vẫn chấp nhận đúng. Các hoạt độïng HS không phù hợp như cách giơ tay. Không nhận xét cách ghi bảng nhất là chấm cuối câu? +Một số Giáo viên còn phản bác ý kiến học sinh. Phải cho học sinh nhìn ra cái sai bằng ý kiến bạn khác hoặc GV hướng dẫn HS đó phân tích lại. +GV còn dùng từ khó hiểu, +Sử dụng đồ dùng học tập: Nhiều tiết GV không tận dụng được kênh hình trong sách giáo khoa, bỏ qua hoặc đưa tranh phóng lớn không rõ ràng, xấu hơn trong sách. Nhiều bức tranh vẽ quá cẩu thả. GV đưa lên bảng tranh quá nhỏ, chữ nhỏ không đọc được, tranh quá xấu, Trình bày không hợp lý: Hai bài toán ghi quá sát nhau, không thẳng hàng. +GV trình bày bảng thiếu thẩm mỹ: Đầu tiết học nhìn lên bảng toàn một màu trắng do giấy GV dán. Bảng phụ treo lệch lạc, Bảng nội dung này treo qua nội dung kia. Treo bảng cho HS viết nhiều bảng treo quá cao học sinh phải rướn người để viết. Hoặc bị che khuất “bình bông-và người GV”. Dùng thước kẻ bản rộng chỉ tranh. +GV lên lớp gương mặt mệt mỏi suốt tiết không có nụ cười, giọng giảng đều đều không không xúc cảm, khi giảng bài chăm chú nhìn vào giáo án, SGK không nhìn xuống học sinh, nhận xét khen chê không ngọt ngào, nhắc nhở học sinh nặng lời, còn nạt nộ học sinh, gõ thước kẽ quá mạnh làm HS giật mình. Tiết hội giảng GV chuẩn bị kĩ nhưng GV dạy thiếu sự lôi cuốn, hưng phấn (GV quá mệt mỏi do chuẩn bị quá kĩ). +Nhiều câu hỏi học sinh không thể trả lời được. Hàng ngày ta nên ăn như thế nào? Hướng dẫn động tác thực hành không đúng: rửa mặt đứng thẳng người -ướt áo làm sao. Đánh răng vật mẫu HS xoay vật vật mẫu đủ hướng. Nên giữ hàm răng nằm ngang so với mặt đất. +Câu hỏi sai, sót từ : Như 28,35m GV ghi 2,35m HS làm theo sách GK GV cho đúng. Bụng người = phân. +Giáo viên nói không chính xác: “Âm g và gh giống nhau con chữ g khác nhau con chữ h – có thêm con chữ h”. “Học sinh đọc thi đua gv hỏi : Các em thích bạn nào?”. “Khi đọc câu các em đọc như thế nào? Khi đọc câu có dấu phẩy hoặc dấu chấm các em đọc như thế nào?“. Hoạt động không hợp lí: “một em ( bàn) hát cả lớp gõ nhạc cụ – át tiếng hát”, Phân tích tình huống, GV đi kể chuyện. Lớp một cho học sinh đọc tựa bài nhiều lần, học sinh chưa đọc được !. Đưa phiếu học tập trước cho học sinh. Khi hết giờ không nên tổ chức trò chơi. Mà phải hoàn thành các bài tập theo yêu cầu đã. Bài có nhiều yêu cầu nên chọn một yêu cầu để liên hệ thực tế. Hiểu sai tranh, đi không đúng hướng. +Thao tác không phù hợp: Chỉ cạnh chỉ dài chứ không chỉ điểm. Đường nào lợt, dường nào đậm. Sơ đồ đoạn thẳng phải đo rõ ràng. Học sinh chỉ tranh Nên chỉ phần nào ra phần đó? “các bộ phận của cơ quan tiêu hóa- HS chỉ phần chú giải bộ phận tụy trong khi các bộ phận khác chỉ hình chính. Trong tập đọc GV đọc phải chuẩn như đọc bình thường, dấu phẩy nghỉ ngắn dấu chấm nghỉ dài hơn. Không cần ghi bài học lên bảng khi nội dung bài dài vì đã có GSK-TNXH. +GV còn nói quá nhiều, dành hết phần của HS, 70% hoạt động của lớp là của GV. Trong tiết học có cảm tưởng nhân vật chính là giáo viên chứ không phải học sinh. Nhiều nội dụng GV nói đi nói lại 4, 5 lần. Thiếu bước chuyển ý. Phương pháp: Ngày xưa chúng ta thường nghe nói đến trong dạy học Giáo viên làm trung tâm, là chủ thể chính trong tiết học, giáo viên chủ yếu cung cấp kiến thức cho học sinh, sau đó trong những năm gần đây đổi lại dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, có nghĩa là lúc này học sinh là chủ thể chính trong giờ dạy mọi hoạt động đều do học sinh, giáo viên là người hướng dẫn, cung cấp phương pháp cho học sinh tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức, ngày nay người ta bắt đầu đưa ra khái niệm, lấy phương pháp làm kiến thức dạy học, trong mỗi tiết học phương pháp được coi quan trọng hơn, ở đây có nghĩa làø GV không cung cấp kiến thức cho học sinh mà cung cấp cho HS những phương pháp để cho HS tự học, tự tìm ra kiến thức và biết áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Không những trên lớp mà là học sinh còn tự biết học ngoài giờ. Làm sau khi học sinh nghỉ học giữa chừng các em cũng biết vận dụng các phương pháp đó vào trong cuộc sống. Khi dạy học cần nắm bắt trọng của bài học. Tổ chức học nhóm: Tồn tại: -Thiếu sự đa dạng như nhóm ngẩu nhiên, nhóm theo trình độ vv.. chủ yếu là thảo luận bàn, nhóm cố định, nhóm đôi. -Không hợp lí: thảo luận nhóm đôi câu hỏi khó, nhóm cố định câu hỏi dễ. Nhóm 6 bạn, nhóm lại 8 bạn. Khi trình bày thì một nhóm mộït em, nhưng có nhóm có tới hai em. Lạm dụng thảo luận nhóm trong mộït hoạt động nhiều lúc có tới bốn hoạt động nhóm. Thời gian cho thảo luận quá ngắn nhiều cuộc thảo luận chỉ có 20 giây. Học sinh thảo luận từng nhóm phân vai, đóng kịch, GV gọi một nhóm một người để đóng không hợp lí. -Không quản lí được nhóm: Học sinh thảo luận quá to, ảnh hưởng đến các nhóm khác. Không đi theo quan sát, giúp đỡ nhóm. Nhiều nhóm cố định 8 em nhưng chỉ có 2 em làm việc còn tất cả các em khác ngồi chơi. -Không có giao việc cho nhóm: Nhóm đôi (có người hỏi có người trả lời. Có người đọc có người nghe sau đó là nhận xét; nhóm đông người Từ 5 người trở lên phải có nhóm trưởng và thư kí, báo cáo viên (nhóm trưởng do các bầu ra hoặc GV chỉ định tùy theo tình hình của nhóm) và nhóm trưởng điều hành mọi hoạt động của nhóm như phân công, đặt câu hỏi cho các thành viên. Làm sao khi thảo luận xong tất cảc các thành viên đều hiểu được nội dung được phân công. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhưng không cho biết thảo luận nhóm gì? Thời gain bao lâu?. Thiếu sự dẫn dắt rỏ ràng, định hướng gởi mở trước cho học sinh thảo luận. -Khi thảo luận nhóm từ 4 học sinh trở lên câu hỏi cần phải có sự động não của HS, tránh những câu trả lời quá dễ, hay câu trả lời nằm sẵn trên sách HS chỉ cần viết ra. -Trình bày kết quả các hoạt động nhóm thiếu sự linh động. Phương pháp sử dụng các cá hoạt động hộ trợ: Trò chơi học tập: Ở đây Trò chơi không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Nhằm làm cho giờ học sinh động hấp dẫn. Hướng dẫn luật chơi chưa được rõ ràng, cho thi đua nhưng không được công bằng: Như tổ nói trước tổ nói sau nhưng cùng một nội dung. Nội dung trò chơi không rõ ràng, nhiều trò chơi không củng cố kiến thức nào cho học sinh, thiếu tính thi đua, không hào hứng sôi nỗi (gần như các tiết). +Trò chơi chưa phổ biến luật chơi rõ ràng, cách sắp xếp, hướng dẫn HS chơi. Tổ chức thi đua không nên dùng từ thắng thua. Đội về nhất đội về nhì tuyên dương hai đội. Thi đua nên công bằng, tương đương về nội dung. “Dãy một ăn dãy hai”. Trò chơi hai dãy thi đua điền có ba từ quá ngắn cách tổ chức lại tốn nhiều thời gian. Về hình thức cho học sinh phỏng vấn: -Nhiều hoạt động có nội dung, kiến thức rất ít nên khi các em phỏng vấn chỉ hỏi đi hỏi lại có hai câu?. Khi Phỏng vấn GV không định hướng cho em sẽ phỏng vấn điều gì? Do đó có thể các em không tìm ra câu hỏi nếu GV không gà trước, hoặc sẽ đưa ra câu hỏi không đúng yêu cầu, do đó khi tổ chức phỏng vấn GV cần nên đưa ra khi hoạt động có nội dung dài, tốt nhất là ở phần củng cố kiến thức bài học. Và GV nên đưa câu hỏi cho em làm người phỏng vấn để các em dựa vào đó tổ chức phỏng vấn các bạn. Củng cố kiến thức ít nhưng lại mất nhều thời gian. Tổ chức thảo luận nhóm để đóng kịch các em có dụng cụ trước chứng tỏ đã được tập dợt. Môn Tập đọc: +Về tập đọc: Chú ý làm sao để học sinh đọc đúng và hiểu nội dung bài. Cần quan tâm đến rèn cho HS 2 vấn đề đọc đúng và đọc hiểu. +Các kĩ năng đọc đúng HS phải tìm ra cách đọc thông qua giọng cô và giọng chuẩn của bạn, đọc hiểu cần chú ý khả năng đọc thầm và đọc lướt để hiểu nội dung bài. +Luyện đọc lần một kết hợp đọc từ khó câu khó, lần hai kết hợp đọc giải từ chú giải. GV có thể dùng tranh ảnh, hoặc giải thích thêm cho học sinh hiểu rõ từ chú giải khó hiểu. Nếu từ chú giải nào là từ trọng tâm bài thì có thể đưa qua phần tìm hiểu bài. GV sửa sai cho học sinh, hay bạn nhận xét sủa sai. +Luyện đọc diễn cảm chỉ thực hiện sau khi tìm hiểu nội dung bài. Có thể một đoạn hay cả bài. Tùy theo trình độ học sinh mà phân bố số lượng học sinh ở đọc đúng và đọc diễn cảm. Lưu ý dạy học theo nhu cầu của học sinh. Đi gần học sinh để nghe học sinh đọc. Môn Luyện từ và câu: Bài mới hay luyện tập đều thông qua tình huống cụ thể để đưa ra nội dung bài học. Môn Toán: Bài 1, 2 luyện tập thường thực hành kiến thức bài nên cho HS toàn lớp làm bài. Các thao tác trong dựng hình, vẽ sơ đồ đoạn thẳng cần chính xác. Môn Nghệ thuật Nên cho học tìm ra các kĩ năng kĩ xảo đẻ áp dụng vào thực hành : GV hát thông qua giọng hát của cô em nào nhận xét bài nào cao giọng chỗ nào? Kéo dài từ nào? Nhịp điệu bài này ra sao? Giáo viên đưa tranh mẫu cho HS nhận xét người ta vẽ như thế nào? Vẽ mảng chính ra sao phụ ra sao? Môn Đạo đức - TNXH: Cần thông qua tranh ảnh, thí nghiệm để học sinh tìm ra kiến thức, lưu ý phần khai thác tranh ảnh ở SGK. Bài tập có thẻ xanh đỏ, trắng không có (môn đạo đức) Đánh dấu ý kiến đúng trên bảng phụ. Tổ chức các hoạt động nên định hướng trước cho HS lưu ý điểm nào khi thực hiện hoạt động thực hành đó. Bài cũ: Thời gian kiểâm tra bài quá nhanh 2 câu hỏi trong vòng 1’. Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ nói trong khi Học sinh mở sách SGK. Đối với lớp 4, lớp 5 nên lên trước đám đông. Đạo đức không hỏi phần thực hành ở nhà, chỉ kiểm tra kiến thức. Nên đưa câu hỏi trước khi kêu HS lên bảng. Củng cố học sinh còn trả lời sai. Cách xử lí không chính xác. Dặn dò: thiếu phần chuẩn bị tiết sau. Luyện từ và câu: Bài mới hay luyện tập đều thông qua tình huống cụ thể để đưa ra nội dung bài học. Lịch sử: Cần phải đưa nhiều hình ảnh, tư liệu, bài hát vào tiết học. Tiết dạy phải lo gích từ đầu đến cuối. Không nên áp đặt kiến thức. Không quan trọng phương tiện. Dùng hình ảnh, đồ dùng trực quan để học sinh tường minh vấn đề.

File đính kèm:

  • docDang gia cong tac hoi giang.doc