Bài 1: Đun nóng 3,57 gam hỗn hợp X gồm propyl clorua và phenyl clorua với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp X là A. 1,0 gam. B. 1,57 gam. C. 2,0 gam. D. 2,57 gam.
Bài 2: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học, Cao đẳng khối A, 2007)
Bài 3: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol ancol E và 0,2 mol ancol F tác dụng với Na dư sinh ra 0,5 mol H2. Một hỗn hợp khác gồm 0,3 mol E và 0,1 mol F cũng cho tác dụng với Na thì sinh ra 0,45 mol H2. Số nhóm chức của E và F lần lượt là
A. 3 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 3. D. 2 và 2.
11 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là A. 0,60. B. 0,36. C. 0,54. D. 0,45.
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học khối B, 2010)
Bài 87: X là hợp chất thơm chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Biết rằng công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 5. B. 4 C.2. D. 3.
Bài 88: Đốt cháy hoàn toàn một phenol Y cần dùng vừa đủ 7,84 lít O2, thu được 6,72 lít CO2 và 2,7 gam nước. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Y là A. C6H5CH3. B. C6H5OH. C. H3CC6H4OH. D. C6H4(OH)2.
Bài 89: Cho 0,01 mol hợp chất X tác dụng với lượng dư kim loại Na, kết thúc phản ứng thu được 0,224 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,62 gam X rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình nước vôi trong dư thì thấy khối lượng bình tăng 5,7 gam. Công thức của X là A. C6H4(OH)2. B. C6H5OH. C. C7H6(OH)2. D. C7H7OH.
Bài 90: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. C6H5CH(OH)2. B. CH3C6H3(OH)2. C. CH3OC6H4OH. D. HOC6H4CH2OH. (Trích ĐTTS vào các trường Cao đẳng, 2007)
Bài 91: Phân tích hoàn toàn 5,4 gam hợp chất hữu cơ X thu được 15,4 gam CO2 và 3,6 gam nước. Biết rằng trong phân tử X có một nguyên tử oxi, X tác dụng được với Na kim loại, nhưng không tác dụng được với dung dịch NaOH. X là
A. ancol benzylic. B. metyl phenyl ete. C. m-metylphenol. D. p-metylphenol.
Bài 92: Cho từ từ nước brom vào một hỗn hợp X gồm phenol và stiren đến khi ngừng mất màu thì hết 300 gam dung dịch nước brom nồng độ 3,2%. Để trung hoà hỗn hợp thu được cần 16 gam dung dịch NaOH 10%. Thành phần % số mol stiren có trong X là A. 31%. B. 33%. C. 75%. D. 68%.
Bài 93: Công thức đơn giản nhất của X là C3H3O. Cho 5,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH được 7,7 gam muối Y có số nguyên tử C bằng của X. Phân tử khối của Y lớn hơn của X là 44. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bài 94: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHyO2 thu được không đến 17,92 lít CO2 (ở đktc). Để trung hoà 0,2 mol X cần 0,2 mol NaOH. Mặt khác cho 0,5 mol X tác dụng với Na dư thu được 0,5 mol H2. Số nguyên tử H có trong phân tử của X là A. 6. B. 8. C. 10. D. 12.
Chủ đề 7. BÀI TẬP TỔNG HỢP
Bài 94: Đun nóng ancol đơn chức X với hỗn hợp dư KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br) có tỉ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 110, trong đó Br chiếm 79,208% về khối lượng. Công thức của X là
A. CH3CH2OH B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH2CH2(OH)CH3. D. CH2=CH CH2OH.
Bài 95: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là A. C2H6O2 và C3H8O2. B. C2H6O và CH4O. C. C3H6O và C4H8O. D. C2H6O và C3H8O.
(Trích ĐTTS vào các trường Cao đẳng, 2008)
Bài 96: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 4,9 và propan-1,2-điol. B. 9,8 và propan-1,2-điol. C. 4,9 và glixerol. D. 4,9 và propan-1,3-điol.
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học khối A, 2009)
Bài 97: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O), phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy X thì thu được số mol H2O thu được gấp 1,5 lần số mol CO2. Cho 0,15 mol X tác dụng với Na (vừa đủ), sau phản ứng thu được m gam chất rắn và 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 10,2. B. 18,0. C. 15,9. D. 15,6.
Bài 98: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và H2O) lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam, ở bình (2) có 7 gam kết tủa. Phần 2: cho tác dụng hết với Na dư thì thu được V lít H2 (đktc). Công thức phân tử của ancol có phân tử khối lớn hơn và giá trị V lần lượt là A. C2H5OH và 1,12. B. C3H6(OH)2 và 1,12. C. C2H5OH và 0,56. D. C3H7OH và 0,56.
Bài 99: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Bài 100: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một ancol đơn chức phản ứng với Na dư thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên chỉ hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử của ancol chưa biết là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C3H5OH .
Bài 101: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 6,72 lít CO2 và 7,65 gam H2O. Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít H2. Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của hai ancol lần lượt là
A. C2H6O và CH4O. B. C2H6O và C3H8O. C. C2H6O2 và C3H8O2. D. C3H6O và C4H8O.
Bài 102: Hỗn hợp X gồm một ancol no đơn chức và một ancol no hai chức. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,616 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 2m gam X thu được 7,92 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức của 2 ancol trong X là A. C2H5OH và C2H4(OH)2. B. C2H5OH và C3H6(OH)2.
C. C3H7OH và C2H4(OH) D. C3H7OH và C3H6(OH)2.
Bài 103: Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44 gam một ancol no X thì thu được 9,24 gam CO2. Mặt khác, khi cho 0,1 mol X tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức của ancol X là
A. C3H6(OH)2. B. C4H8(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C4H7(OH)3.
Bài 104: Hoá hơi hoàn toàn 4,28 gam hỗn hợp hai ancol no X và Y ở 81,900C và 1,3 atm được thể tích 1,568 lít. Cho lượng hỗn hợp ancol này tác dụng với kali dư thu được 1,232 lít H2 (đktc). Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp ancol đó thu được 7,48 gam khí CO2. Biết rằng số nhóm chức trong Y nhiều hơn trong X một đơn vị. Công thức của X và Y lần lượt là A. C2H5OH và C2H4(OH)2. B. C2H5OH và C3H6(OH)2.
C. C3H7OH và C3H6(OH)2. D. C3H7OH và C2H4(OH)2.
Bài 105: Cho 18,4 gam hỗn hợp hai ancol vào bình đựng Na dư thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp ancol đó vào dung dịch H2SO4 đặc ở 140oC thu được m gam ete (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Giá trị của m là
A. 8,96. B. 11,2. C. 11,84. D. 14,8.
Bài 106: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng ta thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam nước. Mặt khác cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 22,4. B. 8,96. C. 6,72. D. 13,44.
Bài 107: Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, cho sản phẩm thu được lần lượt qua bình 1 chứa P2O5 dư, bình 2 chứa NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam, bình 2 tăng 26,4 gam. Giá trị của m là A. 8,8. B. 10,8. C. 12,0. D. 16,8.
Bài 108: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm C2H5OH và C6H5OH tác dụng với Na dư thu được 448ml khí (đktc). Nếu cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch brom (vừa đủ) thì thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là
A. 6,62. B. 3,46. C. 3,31. D. 13,24.
Bài 109: Cho m gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch brom (vừa đủ) thu được 9,93 gam kết tủa trắng. Thành phần % khối lượng phenol có trong hỗn hợp X là A. 33,81%. B. 20,0%. C. 66,19%. D. 50,0%.
Bài 110: Hỗn hợp X gồm 2 ancol có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Mặt khác 0,25 mol X đem tác dụng với Na dư thấy thoát ra 3,92 lít H2 (đktc). Các ancol trong X là:
A. C2H5OH và C2H4(OH)2. B. C3H7OH và C3H6(OH)2. C. C3H7OH và C3H5(OH)3. D. C4H9OH và C4H8(OH)2.
Bài 111: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 13,44 lít CO2 và 15,30 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư) thì thu được 5,6 lít H2. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 11,10. B. 8,90. C. 12,90. D. 16,9.
Bài 112: Đun 0,83 gam hỗn hợp hai ancol với H2SO4 đậm đặc thu được hai anken đồng đẳng kế tiếp của nhau. Hiệu suất phản ứng giả thiết là 100%. Nếu đốt hỗn hợp anken đó cần dùng 1,344 lít O2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo hai ancol biết ete tạo thành từ hai ancol là ete có mạch nhánh.
A. C2H5OH, CH3CH2CH2OH. B. (CH3)2CHOH, CH3(CH2)3OH. C. (CH3)2CHOH, (CH3)3COH. D. C2H5OH, (CH3)2CHOH.
Bài 113: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam nước.
Phần 2: Cho tác dụng với Na (vừa đủ) thu được V lít khí (đktc). Giá trị của m và V tương ứng là
A. 5,3 và 2,24. B. 10,6 và 1,12. C. 5,3 và 1,12. D. 10,6 và 2,24.
ĐÁP ÁN PHẦN DẪN XUẤT HALOGEN, PHENOL, ANCOL
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Đ.A
C
B
B
D
A
A
B
C
C
D
C
C
D
A
A
B
B
B
Câu
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Đ.A
D
B
B
A
C
A
B
A
A
B
D
C
B
B
C
D
A
B
Câu
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
Đ.A
A
D
D
A
C
A
C
B
D
D
A
A
B
A
B
B
C
B
Câu
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
Đ.A
D
A
A
A
A
A
D
A
D
B
C
B
A
A
A
A
C
A
Câu
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
Đ.A
C,D
A
B
A
A
C
C
B
D
D
A
C
C
C
D
B
C
D
Câu
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
Đ.A
A
C
C
B
D
A
C
C
B
C
C
B
C
D
C
D
C
A
Câu
109
110
111
112
113
Đ.A
A
C
D
D
B
File đính kèm:
- BT trac nghiem ancol phenol.doc