Khi nhìn từ không gian, hành tinh của chúng ra là một khối cầu màu xanh sáng - một thế giới nước. Thực vậy, có thể nói rằng hành tinh này được đặt tên hoàn toàn không đúng, vì “đất” rắn chỉ bao phủ một phần nhỏ bề mặt của nó.
Đại dương bao phủ 71% địa cầu, gần 362 triệu km2. Hơn nữa, những ngọn núi cao nhất trên đất sẽ dễ dàng biến mất nếu bị rơi vào rãnh đại dương sâu nhất. Không phải lúc nào cũng vậy.
Nguồn gốc của đại dương
Cách đây khoảng 4 tỉ năm, bề mặt Trái đất nóng đến nỗi nước bị bay hơi khi tiếp xúc. Mặc dù bề mặt của hành tinh trẻ này khô ráo, nhưng bầu khí quyển của nó tràn đầy hơi nước núi lửa và bụi.
Lớp vỏ mây dày đặc này bảo vệ Trái đất khỏi ánh nắng Mặt trời, và giúp làm lạnh nó. Khi nhiệt độ hạ xuống, hơi nước và bụi trong bầu khí quyển bắt đầu tích tụ lại thành mưa. Trận mưa như trút nước sau đó kéo dài trong hàng ngàn năm.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại dương trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng biển quan trọng khác của Thái Bình Dương là biển Nhật Bản. Các khối nước ấm của nó tạo ra một khí hậu ôn hòa cho Nhật Bản, và cung cấp một nguồn cá và khoáng phong phú.
Đại Tây Dương
Các khối nước của Biển Thái Bình Dương trộn lẫn vào các khối nước của Biển Đại Tây Dương giữa Nam Cực và đỉnh của Nam Mỹ. Biển Đại Tây Dương, hẹp và cong, nhỏ chưa bằng một nửa kích thước của Thái Bình Dương.
Đại Tây Dương
Nó chỉ rộng 2.848km tại eo hẹp nhất của nó, giữa Brazil và Liberia. Tại eo rộng nhất, phía nam châu Phi, nó trải dài khoảng 4.800km. Tuy nhiên, chiều rộng của nó trải dài ra khoảng 2,5cm một năm, do hiện tượng gọi là sự dịch chuyển của lục địa. (Xem mục “Sự dịch chuyển của lục địa và Kiến tạo địa tầng” trong tập “Khoa học địa chất”).
Đại Tây Dương có độ sâu trung bình là 3.500m, và đâm sâu đến độ sâu cực đại là 8.387m tại một rãnh phía bắc Peurto Rico. Đặc điểm đặc trưng nhất của đáy Biển Đại Tây Dương là Dãy Núi Trung Đại Tây Dương, một vùng núi rộng và gồ ghề trải dài từ Bắc Cực đến Ấn Độ Dương.
Mặc dù nhỏ hơn Thái Bình Dương, nhưng Đại Tây Dương nhận được lượng nước ngọt nhiều hơn. Tất cả các lục địa lớn nghiêng về hướng Đại Tây Dương và các con sông của chúng trút ra lưu vực của nó. Bắc Đại Tây Dương có nhiều đảo, mặc dù không hình thành những chuỗi rộng lớn như ở Thái Bình Dương.
Nằm trên vĩ độ 30 độ bắc, Đại Tây Dương bị những cơn gió cao vùi dập, và được các khối không khí lạnh từ Canada và Bắc Cực làm lạnh lên. Những vùng thấp hơn của Bắc Đại Tây Dương có xu hướng không có bão - trừ những cơn cuồng phong.
Cuồng phong thường phát triển gần đường xích đạo vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Giống như một cơn gió xoáy khổng lồ, một cơn cuồng phong có thể di chuyển ngang qua Đại Tây Dương trong hơn một tuần, trút xuống các hòn đảo và những vùng ven biển ngập lượng mưa lớn.
Đại dương của Nam Đại Tây Dương hầu như không rộng lớn. Giống như Bắc Đại Tây Dương, nó phát triển dần thành bão tại những vùng thấp hơn (gần các cực hơn).
Các dòng chảy thịnh hành có xu hướng quay theo chiều kim đồng hồ quanh lưu vực Bắc Đại Tây Dương, và ngược chiều kim đồng hồ tại Nam Đại Tây Dương. Vịnh Stream, chạy lên phía biển Đông của Hoa Kỳ, là một trong những dòng chảy nổi tiếng nhất của Đại Tây Dương. Nước ấm tại vịnh Stream khác biệt đến nỗi nó gần như là một con sông màu xanh dương chảy qua một đại dương có màu xanh lá khi nhìn từ không gian.
Đại Tây Dương rất phong phú về cá. Sự dâng lên lớn của khối nước giàu dinh dưỡng từ sâu bên dưới nó là điều kiện tốt cho sinh vật phù du và tảo biển sinh sôi nảy nở, làm thức ăn cho mật độ cá và loài giáp sát. Về mặt lịch sử, Đại Tây Dương là vùng đánh bắt lớn trên thế giới, những việc đánh bắt quá mức đã gây ra thiệt hại: Đại Tây Dương bây giờ chỉ cung cấp 1/3 nhu cầu đánh bắt trên thế giới.
Các thềm ven biển của Đại Tây Dương cũng chứa một lượng khổng lồ dầu và khí thiên nhiên. Các trầm tích phong phú được tìm thấy tại vịnh Mexico, ngoài khơi biển phía đông của Canada, tại Biển Bắc, và ngoài khơi biển phía trung tây của châu Phi.
Các biển lớn của Đại Tây Dương gồm có biển Baltic của châu Âu - có khối nước lợ, hay hơi mặn, lớn nhất trên thế giới. Nối Baltic với Đại Tây Dương rộng lớn hơn là biển Bắc - một trong những vùng đánh bắt quan trọng nhất của châu Âu.
Về phía nam, Biển Địa Trung Hải, được nối với Đại Tây Dương rộng lớn hơn bởi eo biển hẹp của Gibraltar, chia cắt châu Âu ra khỏi châu Phi. (Từ “Địa Trung Hải” là mộ thuật ngữ Latin, có nghĩa là “biển ở giữa Trái đất”, người Hy Lạp và La Mã cổ đại tin là như vậy). Tại Bán Cầu Tây là biển Caribbea và quần đảo của vùng Tây Ấn. Bắc Đại Tây Dương cũng có nhiều đảo.
Ấn Độ Dương
Ấn Độ Dương là vùng nước lớn thứ ba trên thế giới, bao phủ khoảng 74 triệu km2 tại độ sâu trung bình là 3.890m.
Về hướng tây, biển Ấn Độ Dương hợp lưu với vùng phía nam Đại Tây Dương của châu Phi, và về hướng đông thì nó hòa vào Thái Bình Dương ở phía trên và dưới nước Úc.
Với 36 triệu năm tuổi, Biển Ấn Độ Dương là đại dương trẻ nhất trên thế giới. Hình dạng hiện thời của nó hình thành bởi sự tan rã của các siêu lục địa cổ của Gondwanaland. Đáy đại dương của nó vẫn tiếp tục trải dài tại nhiều nơi.
Địa hình dưới biển của biển Ấn Độ Dương có những dãy núi lửa gồ ghề, còn hoạt động. Những dãy núi này có hình dạng chữ “Y” ngược, với đỉnh trên tại Biển Aradian, còn hai nhánh của nó tuần tự trải dài bên dưới châu Phi và Úc.
Biển Ấn Độ Dương có nhiều núi lửa ngầm đã tắt, gọi là núi đáy biển, đỉnh tròn của những ngọn núi này trồi lên hơn 925m trên đồng bằng đại dương. Một nét đặc trưng cố hữu về địa lý ngầm của đại dương này là sự tồn tại của những hẻm núi ngầm khổng lồ tại thềm lục địa.
Vài đảo của Ấn Độ Dương gồm có Madagascar, hòn đảo lớn thứ 4 thế giới; Sri Lanka; và Seychelles.
Các dòng chảy thịnh hành của Ấn Độ Dương thì phức tạp và phần lớn bị ảnh hưởng bởi những cơn gió mùa có mưa lớn và độc hại. Gió mùa - có tốc độ gió lên đến 45km/h - xuất hiện tại phía bắc, tại biển Arabian, và tại vịnh Bengal. Từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, gió mùa thổi đến từ hướng tây nam - cuốn các khối nước của Ấn Độ Dương nhìn chung là theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Những tháng còn lại trong năm, chúng thổi từ phía đông bắc, và do đó đảo nghịch dòng chảy.
Phần phía bắc của Ấn Độ Dương cũng phải chịu ảnh hưởng của gió xoáy - những cơn gió xoáy hình thành trên khắp đại dương bao la và thường di chuyển về hướng tây đến khi chúng quét vào đất liền bằng lực phá hủy ghê gớm.
Những cơn gió mậu dịch đông bắc đều đặn thịnh hành tại phần trung tâm của Ấn Độ Dương. Xa hơn về phía nam, những cơn gió này trở nên nhẹ đi và biến đổi. Dần dần, gần các khối nước lạnh của cận cực nam hơn, những cơn gió tây này thường đạt đến lực bão.
Ấn Độ Dương có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Nó có vùng sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới - vịnh Persia - cũng như biển Arabia và vịnh Bengal, có lượng dầu khổng lổ nằm bên dưới chúng.
Sự phong phú về đời sống biển của Ấn Độ Dương một phần là do sự nâng lên với quy mô lớn các khối nước giàu chất dinh dưỡng mà những cơn gió mùa đem lại. Một số lượng lớn cá và sinh vật giáp sát thu hút các hạm đội đánh bắt cá từ Nhật Bản, Nga, và những nơi khác đến vùng này để khai thác tôm, cá chỉ vàng, cá ngừ, và một loài giống cá ngừ khác gọi là cá chim.
Trong 50 năm qua, con người bắt đầu đe dọa đến sức khỏe của Ấn Độ Dương. Các thành phố và những công ty gần bờ biển thải ra một lượng lớn chất thải vào nước biển. Một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng khác là dầu thô đổ vào từ được chuyển ngang qua đại dương. Sự tràn dầu từ những con tàu chở dầu và các trạm khoan xuất hiện thường xuyên, và đôi khi tác động thảm hại đến đời sống biển.
Đại Dương Bắc Cực
Như đã đề cập trước đây, các chuyên gia không hoàn toàn đồng ý với nhau về tình trạng đại dương của Đại Dương Bắc Cực.
Bản đồ địa hình lòng biển Bắc Băng Dương
Tuy nhiên không có một thắc mắc nào về việc biển Bắc Cực gần như chưa được khám phá và tìm hiểu. điều này có thể thay đổi trong những năm tới đây, khi các nhà khoa học nhận thức được tầm quan trọng cực kỳ của Đại Dương Bắc Cực.
Hiện nay xem ra các khối nước lạnh chảy ra ngoài Bắc Cực phần lớn có ảnh hưởng đến khí hậu trên khắp thế giới. Với mối đe dọa từ sự ấm lên toàn cầu, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến bất cứ sự tan chảy nào của vỏ băng trên Đại Dương Bắc Cực.
Một sự tan chảy như vậy có thể gây ra sự thay đổi khí hậu thậm chí còn lớn hơn qua việc làm biến đổi các dòng chảy lạnh, khiến chúng chảy ra khỏi Bắc Cực và bằng cách làm tăng lượng ánh sáng mặt trời phản chiếu ra khỏi các chỏm băng.
Về kích thước vật lý, Đại Dương Bắc Cực chỉ rộng 14 triệu km2; so với Ấn Độ Dương thì nó nhỏ hơn gấp 6 lần. Các khối nước của Bắc Cực trung bình chỉ sâu từ 900 đến 1.200m. Tuy nhiên, đáy của Đại Dương Bắc Cực khá phức tạp, nó được chia thành hai lưu vực sâu, bị các rặng núi, hay dãy núi ngầm cắt chéo qua.
Gần 1/3 Bắc Cực nằm trên thềm lục địa. Vùng thềm này đặc biệt rộng và cạn - một sự mở rộng của các bờ biển phía bắc của Bắc Mỹ. Greenland, và Eurasia, bao quanh Đại Dương Bắc Cực trên tất cả các mặt.
Các dòng chảy của Đại Dương Bắc Cực không được tìm hiểu nhiều và chắc chắn là phức tạp, cho đại dương một vị trí độc nhất là nằm tại đỉnh của địa cầu. Nói chung, các khối nước của nó lưu thông quanh cực theo chiều kim đồng hồ. Một số đảo băng trôi của Bắc Cực di chuyển xung quanh thành một vòng tròn hoàn chỉnh cứ mỗi 10 năm hoặc khoảng đó.
Trên tọa độ 75 độ vĩ bắc, Đại Dương Bắc Cực bị băng bao phủ quanh năm. Giữa tọa độ 60 và 75 độ vĩ bắc, băng biển tách ra thành những tảng băng thường trôi về hướng nam vào mùa hè. Băng biển mới hiếm khi hình thành trong đại dương bao la dưới tọa độ 60 độ vĩ bắc.
Các Đại Dương của ngày mai
Vào năm 1971, nhà khám phá biển vĩ đại Thor Heyerdahl tránh không nhúng cây bàn chải đánh răng của mình vào giữa Đại Tây Dương - do nước biển bị ô nhiễm rõ ràng. Từ đó cứ mỗi năm, hàng triệu tấn chất thải, thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học khác được đổ ra đại dương.
Các luật định bảo vệ đại dương được ban hành kể từ năm 1899, khi chính phủ Hoa Kỳ coi việc thải chất độc hại trong ngành công nghiệp ra biển là bất hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đại dương và các sinh vật sống của nó vẫn còn bị đe doạ do sự ô nhiễm liên tục, khai thác quá mức, và do những thay đổi của thời tiết.
Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác tiếp tục chú trọng đến những vấn đề này bằng cách khuyến khích các quốc gia riêng biệt hành động một cách có trách nhiệm. Một số tin rằng có sự tiến triển, rằng ít nhất thì sự ô nhiễm ở mức có thể nhìn thấy đã giảm đi. Nhưng mức độ độc hại tiềm tàng của các kim loại nặng và những chất độc hại khác vẫn có thể được tìm thấy trong cá biển khi nằm trên bàn ăn của chúng ta.
Ngoài các luật bảo vệ ra, các chuyên gia còn đồng ý rằng cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn về việc các đại dương “đương đầu” với sự xâm lấn của con người và những thay đổi như thế nào. Chắc chắn là các đại dương đều có khả năng tự làm sạch. Nhưng vẫn không rõ là hàng đống rác thải và chất gây ô nhiễm đi đâu.
NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch
File đính kèm:
- Dai duong tren the gioi.doc