Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa huyện Đức Linh năm 2009

Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định về các quy tắc giao thông đường thủy nội địa sau:

Căn cứ bộ luật giao thông đường thủy nội địa 23/2004/QH11:

Điều 37. Hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế và nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp

1. Khi hành trình trong điều kiện có sương mù, mưa to hoặc vì lý do khác mà tầm nhìn bị hạn chế, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện đồng thời phát âm hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này và phải có người cảnh giới ở những vị trí cần thiết trên phương tiện. Trường hợp không nhìn rõ đường thì phải neo đậu phương tiện, bố trí người cảnh giới và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.

2. Khi phương tiện đi vào nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ của phương tiện, phát tín hiệu nhiều lần theo quy định tại Điều 46 của Luật này và đi sát về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện qua khỏi nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp.

Điều 38. Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa huyện Đức Linh năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khử trùng phải phù hợp với mục đích sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Chất tẩy rửa, khử trùng phải được bảo quản ở nơi riêng biệt trong thùng chứa kín, có ghi rõ tên hoá chất và phương pháp sử dụng. 2.1.4. Hệ thống cung cấp nước và nước đá a. Nước sử dụng để rửa thuỷ sản hoặc rửa các bề mặt của thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thuỷ sản phải là nước sạch. Không được dùng nước biển ở cảng cho mục đích này. b. Nước dùng để làm nước đá phải là nước sạch. Nước đá phải được sản xuất, bảo quản, vận chuyển, xay nghiền trong điều kiện hợp vệ sinh. 2.1.5. Hệ thống thoát nước thải a. Hệ thống thoát nước từ sàn tàu, hầm chứa thuỷ sản hoặc phòng vệ sinh phải đảm bảo thoát hết nước, dễ làm vệ sinh và khử trùng; b. Hệ thống đường dẫn nước thải phải được bố trí ngăn cách để không làm nhiễm bẩn thuỷ sản. 2.1.6. Phòng vệ sinh a. Phải bố trí cách ly với các khu vực xử lý, bảo quản thuỷ sản; b. Phải giữ sạch sẽ và làm vệ sinh thường xuyên; chất thải phải được xử lý không gây ô nhiễm môi trường; c. Có đủ nước sạch và xà phòng sát trùng để rửa tay. 2.2. Chế biến, bảo quản, vận chuyển và bốc dỡ thuỷ sản 2.2.1. Yêu cầu chung a. Có phương pháp chế biến, bảo quản và vận chuyển phù hợp đối với từng loại nguyên liệu thuỷ sản; b. Tàu cá phải đủ nước sạch, nước đá sạch và dụng cụ chứa đựng để bảo quản thuỷ sản; c. Mọi thiết bị và dụng cụ có chế độ bảo dưỡng định kỳ, sau mỗi chuyến đi biển phải được làm vệ sinh sạch sẽ d. Có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập và diệt trừ chuột cùng các loại côn trùng, động vật gây hại khác. Không được phép nuôi gia súc, gia cầm trên tàu cá; đ. Nghiêm cấm mang chất nổ, chất độc, xung điện, hoá chất bảo quản và chất kháng sinh cấm sử dụng lên tàu cá dùng cho việc đánh bắt, chế biến và bảo quản thuỷ sản. 2.2.2. Chuẩn bị sàn tàu và hầm chứa a. Các khu vực trên sàn tàu dùng để tiếp nhận, xử lý hoặc bảo quản thuỷ sản phải được giữ gìn sạch sẽ và bảo dưỡng thường xuyên; b. Các chất bẩn hoặc dầu mỡ còn dính trên bề mặt sàn tàu phải được tẩy rửa sạch trước khi đưa thuỷ sản lên boong; c. Cho phép sử dụng tấm lót hợp vệ sinh đặt trên sàn tàu để tiếp nhận, xử lý thuỷ sản; 2.2.3. Đưa thuỷ sản lên sàn tàu, phân loại, chế biến và bảo quản. a. Ngay sau khi đưa lên sàn tàu, thuỷ sản phải nhanh chóng được phân loại, làm sạch và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. Trừ sản phẩm sống, ướp muối và làm khô ngay trên biển, thuỷ sản phải được làm lạnh càng nhanh càng tốt; b. Đối với thuỷ sản, nếu sơ chế ( moi ruột, móc mang) phải được rửa bằng nước sạch trước khi chế biến tiếp hoặc bảo quản. Phế liệu phải được chuyển nhanh khỏi mặt sàn tàu và được bảo quản riêng; c. Thiết bị làm lạnh trên tàu hoặc khối lượng nước đá sử dụng phải đảm bảo duy trì được nhiệt độ lạnh của thuỷ sản theo yêu cầu cho đến khi bốc dỡ; d. Dụng cụ chứa đựng thuỷ sản phải được kê xếp sao cho thuỷ sản không bị dập nát trong quá trình bảo quản, vận chuyển và bốc dỡ; Các loại thuỷ sản có chất lượng khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau hoặc thời gian được đánh bắt khác nhau phải được bảo quản riêng; đ.Tàu cá phải ghi nhật ký khai thác và hồ sơ theo dõi xử lý, chế biến trên tàu bảo đảm dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc và đánh giá chất lượng thuỷ sản. 2.2.4. Cấp đông và bảo quản thuỷ sản đông lạnh ( đối với tàu cá có thiết bị cấp đông và kho lạnh) a. Thuỷ sản xếp trong hầm đông phải đảm bảo để quá trình lạnh đông nhanh và đều, nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt – 180C hoặc thấp hơn; b. Thuỷ sản sau khi đưa ra khỏi tủ cấp đông phải được bao gói và đưa ngay vào kho lạnh bảo quản; c. Trong kho lạnh, thuỷ sản phải được kê xếp theo từng lô riêng biệt, ghi chép rõ vị trí và ngày, tháng bảo quản của từng lô. Nhiệt độ sản phẩm trong kho lạnh đảm bảo đạt -180C hoặc thấp hơn; nhiệt độ trong kho không được dao động quá mức cho phép là ± 30C. 2.2.5. Phơi khô và bảo quản sản phẩm khô a. Thuỷ sản ngay sau khi được xử lý, chế biến và làm sạch phải nhanh chóng phơi khô trên các dàn phơi trên tàu cá; b. Dàn phơi phải được thiết kế chế tạo phù hợp với tàu, bảo đảm việc phơi khô được dễ dàng, an toàn và được làm từ vật liệu không độc, dễ làm vệ sinh, khử trùng; c. Việc phơi khô phải bảo đảm thoát ẩm nhanh, sản phẩm được khô đều; d. Không được phơi khô thuỷ sản trực tiếp trên bề mặt boong tàu, trong phòng máy. Không được để thuỷ sản khô nhiễm bẩn và dính dầu mỡ; đ. Sản phẩm khô phải được bao gói và bảo quản trong điều kiện hợp vệ sinh. 2.2.6. Bốc dỡ thuỷ sản a. Thiết bị bốc dỡ và chuyển thuỷ sản lên bờ phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không độc, dễ làm sạch và khử trùng; thường xuyên giữ gìn sạch và bảo dưỡng tốt; b. Việc bốc dỡ và vận chuyển thuỷ sản lên bờ phải tiến hành cẩn thận và nhanh chóng. Không làm thuỷ sản bị dập nát hoặc bị nhiễm bẩn trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, phân loại, cân và chuyển vào thùng chứa khi giao hàng; c. Ngay sau khi dỡ hàng, bề mặt của khoang chứa, tấm ngăn, dụng cụ chứa, sàn tàu phải được làm vệ sinh và khử trùng cẩn thận. Khoang chứa sau khi làm vệ sinh phải được thông gió tốt. Các dụng cụ chứa phải được kê xếp gọn gàng; để nơi khô ráo, thoáng khí; d. Nước đá đã sử dụng trong bảo quản thuỷ sản không được sử dụng lại. 2.3. Quy định về vệ sinh 2.3.1. Vệ sinh cá nhân a. Mọi thuyền viên phải giữ gìn vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt và trong khi làm việc trên tàu; b. Những người đang xử lý thuỷ sản hoặc có mặt ở khu vực xử lý, chế biến và bảo quản thuỷ sản phải được trang bị bảo hộ lao động hợp vệ sinh và tuân thủ biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. c. Những người mang bệnh truyền nhiễm không được có mặt trên tàu cá. Hàng năm, thuyền viên phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ; 2.3.2. Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn a. Mỗi tàu cá phải xây dựng nội quy riêng về vệ sinh an toàn thực phẩm; phổ biến cho thuỷ thủ về công tác vệ sinh, khử trùng thiết bị, sàn tàu, hầm chứa, dụng cụ chứa và các bề mặt khác tiếp xúc với thuỷ sản trước và sau mỗi chuyến đi biển. b. Nội quy vệ sinh phải quy định rõ phương pháp, tần suất làm vệ sinh cho phù hợp với từng loại tàu cá và xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân đối với từng nội dung công việc. c. Trên tàu cá phải có người chịu trách nhiệm chính về vệ sinh an toàn và chất lượng thuỷ sản. Mỗi thành viên trên tàu phải nắm vững các biện pháp phòng tránh nhiễm bẩn hoặc làm hư hại đến thuỷ sản trong quá trình tiếp nhận, xử lý, chế biến, bảo quản, bốc dỡ và vận chuyển. d. Hồ sơ theo dõi kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ. 3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 3.1. Công bố hợp quy a. Tàu cá thuộc đối tượng áp dụng Quy chuẩn này phải được công bố hợp quy. b. Chủ sở hữu tàu cá phải công bố tàu cá của mình phù hợp Quy chuẩn này theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật” và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. c. Việc công bố tàu cá hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc do chủ sở hữu tàu cá tiến hành. d. Chủ sở hữu tàu cá lập hồ sơ công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định để đăng k ý. 3.2. Tổ chức thực hiện 3.2.1. Chủ sở hữu tàu cá qui định tại điểm 1.2. có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra, giám sát và thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tổ chức phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này. 3.2.3. Trong trường hợp các quy định tại quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành. * Thủ tục đăng kiểm tàu cá : 1. Thủ tục đăng kiểm tàu cá : a. Hồ sơ gồm : + Đơn xin đóng mới, sửa chữa lớn , cải hoán, trang bị lại + Hợp đồng giám sát kỹ thuật + Phiếu duyệt thiết kế + Biên bản nghiệm thu từng phần + Biên bản kiểm tra kỹ thuật lần đầu / định kỳ. + Biên bản kiểm tra kỹ thuật hàng năm (Đối với tàu gia hạn hằng năm ) + Hồ sơ kỹ thuật tàu cá b. Quy trình : Phòng đăng kiểm tàu cá của Chi cục thực hiện đăng kiểm tàu cá đối với loại tàu có công suất máy chính dưới 90 sức ngựa và tàu cá do cục đăng kiểm . 1.1 Các bước tiến hành Khi đóng mới, sửa chữa lớn, cải hoán, trang bị lại tàu cá chủ tàu phải có: - Đơn xin đóng mới có xác nhận của UBND phường xã, thị trấn và ký hợp đồng giám sát kỹ thuật với cơ quan đăng kiểm tàu cá. - Cán bộ đăng kiểm nhận đơn trình lãnh đạo Sở ký quyết định đóng mới ( có mẫu) và giao lại cho công dân. - Thời gian hoàn thành là 01 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 1.2 Tàu cá thuộc loại quy định phải đăng kiểm đều phải có hồ sơ kỹ thuật: Nội dung hồ sơ kỹ thuật tàu cá qui định tại tiêu chuẩn ngành 28 TCN 141:2000 và qui phạm tiêu chuẩn nhà nước hiện hành. 1.3 Việc thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá đóng mới , sữa chữa lớn, cải hoán gồm: + Xét duyệt thiết kế + Kiểm tra giám sát trong quá trình thi công, thử và nghiệm thu. Thời gian hoàn thành phụ thuộc vào quá trình tiến độ thi công 1.4 Việc thực hiện công tác Đăng kiểm tàu cá trong quá trình tàu hoạt động gôm: + Kiểm tra lần đầu + Kiểm tra hàng năm + Kiểm tra định kỳ + Kiểm tra bất thường Thời gian hoàn thành là 01 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 1.5 Các giấy tờ được cấp sau khi thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá: + Sổ chứng nhận khả năng hoạt động nghề cá . - Thời gian hoàn thành là 01 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tàu cá không thuộc diện đăng kiểm : Căn cứ điều 9 khoản 3 của Nghị định của Chính phủ số 66/2005/NĐ-CP ngày 19-5-2005 về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Đối với tàu không thuộc diện đăng kiểm (dưới 20 cv hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét.): thì chủ tàu cá tự chịu trách nhiệm về an toàn kĩ thuật của tàu cá.

File đính kèm:

  • docBai du thi luat giao thong duong thuy.doc
Giáo án liên quan