Cuộc thi “Công dân Hà Tĩnh với bình đẳng giới”

 Phần I.Thi tìm hiểu Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Chương trình hành động về bình đẳng giới, bao gồm 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi 02 điểm. Điểm tối đa của phần thi này: 60 điểm

 Câu 1. Luật Bình đẳng giới có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Luật có bao nhiêu Chương và bao nhiêu Điều?

 Trả lời: Luật bình đẳng giới có hiệu lực từ ngày 01/7/2007; Luật có 6 chương và 44 điều.

 Câu 2. Luật Bình đẳng giới quy định quản lý nhà nước về bình đẳng giới có mấy nội dung? Là những nội dung nào?

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc thi “Công dân Hà Tĩnh với bình đẳng giới”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ đẻ sống và xuống 40/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2020.Chỉ tiêu toàn quốc là 58,3/100.000 năm 2015 và 52/100.000 năm 2020. - Chỉ tiêu 5.1: Đến năm 2015 giảm 80% và đến năm 2020 không còn sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới.Chỉ tiêu toàn quốc: 60% năm 2015 và 80% năm 2020. Chương trình hành động thực hiện Chiến lương Quốc gia về bình đẳng giới của Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020 có02 chỉ tiêu đề ra thấp hơn chỉ tiêu của quốc gia, đó là: - Chỉ tiêu 2.2:Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 25% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020. Chỉ tiêu toàn quốc là 30% năm 2015 và 35% năm 2020. - Chỉ tiêu 3.2: Tỷ lệ nữ tiến sỹ trong số tiến sỹ của tỉnh đạt 10% vào năm 2015 và 15% vào năm 2020.Chỉ tiêu toàn quốc về tỷ lệ nữ tiến sỹ là 20% và 30%. Câu 27.Chương trình hành động của Hà Tĩnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2016-2020 đạt bao nhiêu % và tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020 là bao nhiêu %. Để thực hiện đạt mục tiêu trên cần tập trung thực hiện những giải pháp gì? Trả lời:Chương trình hành động của Hà Tĩnhđề ra mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016- 2020 đạt từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 35% trở lên.Để thực hiện đạt mục tiêu trên cần tập trung thực hiện những giải pháp sau: - Nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quy hoạch cán bộ. Hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ nữ và khảo sát nắm bắt tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, trong các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể để tham mưu đề xuất nữ lãnh đạo chủ chốt trong các cấp, các ngành. - Thực hiện lồng ghép giới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và công tác tổ chức cán bộ; bảo đảm cơ cấu hợp lý công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở một số ngành đặc thù; tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giới, lồng ghép giới cho đội ngũ lãnh đạo các cấp, các ngành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm xóa bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nắm chắc tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Trung ương, của tỉnh về quy hoạch, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo là nữ. Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử viên và nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; nữ thuộc diện quy hoạch. Câu 28.Chương trình hành động của Hà Tĩnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến 2015 tỷ lệ phụ nữ dưới 45 tuổi ở khu vực nông thôn được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 40% đến năm 2015 và năm 2020 đạt 50%. Để thực hiện đạt mục tiêu trên cần có các giải pháp gì? Trả lời: Để thực hiện đạt mục tiêu trên cần có các giải pháp sau: - Tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm của tỉnh và các địa phương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tạo việc làm mới cho phụ nữ, trong đó ưu tiên tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nữ bị thu hồi đất sản xuất, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ban hành chính sách ưu đãi khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp tuyển lao động nữ vào làm việc. Xây dựng hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm tại các huyện, thị xã, các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Đề án đào tạo lao động kỹ thuật giai đoạn 2009-2015 và “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính “Quỹ hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân sinh cho người dân bị thu hồi đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đảm bảo cho mọi người dân có điều kiện và nhu cầu đều được học nghề, được bố trí việc làm. Phối hợp, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. - Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp cho lao động nữ vào thời gian nông nhàn; có giải pháp thu hút và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các loại hình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, hợp tác xã, câu lạc bộ nhằm tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập cho lao động nữ. - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng trong thực hiện các chính sách về việc làm, đào tạo nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động. Câu 29. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ số giới tính khi sinh đến2015còn 110 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gáivà 107/100 vào năm 2020theo Chương trình hành động của Hà Tĩnh, chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp gì? Trả lời: Để thực hiện đạt các mục tiêu trên cần thực hiện các giải pháp sau: - Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới; thu hút sự tham gia đông đảo của nam giới vào thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Mở rộng các hoạt động truyền thông đối với người chưa thành niên về sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo và chủ động kiểm soát, giải quyết các nguyên nhân làm mất cân bằng giới tính ở trẻ em sơ sinh. - Mở rộng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới; cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản linh hoạt, dễ tiếp cận và miễn phí đối với phụ nữ và nam giới ở vùng núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc, đội ngũ y, bác sỹ, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và người bệnh. - Thực hiện lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2015, giai đoạn 2016-2020 và các chương trình, dự án thuộc ngành y tế quản lý. Câu 30. Theo tôi Cuộc thi này có 1378 người tham gia. Phần II.Thi giải đáp tình huống. Câu 1. Cơ quan A chuẩn bị bổ nhiệm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; theo tín nhiệm của cán bộ, công chức, có 01 công chúc nam, 01 công chức nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn đã được giới thiệu, nhưng lãnh đạo cơ quan đề nghị chỉ giới thiệu 02 công chức nam với lý do công chức nữ vướng bận gia đình, khó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo anh, chị lãnh đạo cơ quan A chỉ đạo như vậy có đúng không? tại sao? nếu vi phạm sẽ xử phạt và khắc phục hậu quả như thế nào vi phạm quy định nào của Luật Bình đẳng giới? Hình thức xử phạt và khắc phục hậu quả như thế nào? Nếu lựa chọn giữa công chức nữ và nam, anh chị sẽ chọn ai? Vì sao? Trả lời: 1) Tình huống trên cho thấy lãnh đạo cơ quan A đã vi phạm Khoản 1 Điều 11 của Luật Bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đó là nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. 2) Vi phạm điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 55/2009/NĐ-CP về không thực hiện bổ nhiệm nam hoặc nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới, mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả điểm b Điều 6 Nghị định 55/2009/NĐ-CP có quy định: Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử, trong diện được bổ nhiệm đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3, điểm c khoản 4, điểm d khoản 4, điểm đ khoản 4, điểm e khoản 4 Điều này. Câu 2. Chồng bà A cho rằng việc đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc con cái là việc của phụ nữ, nam giới chỉ lo kiếm tiền và giải quyết những công to, việc lớn nên đã không làm việc nhà cùng vợ. Theo bạn, chồng bà A nghĩ vậy đúng hay sai? Giả sử bạn là bà A, bạn sẽ làm gì để chồng thay đổi cách suy nghĩ và cùng tham gia công việc nhà với vợ. Trả lời: - Chồng chị A có quy nghĩ như vậy là không đúng, vi phạm nguyên tắc nam, nữ bình đẳng trong gia đình. Vì theo khoản 5 Điều 18 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định quyền bình đẳng giới trong gia đình như sau "Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.". Việc "Khoán trắng" các công việc gia đình cho phụ nữ sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn về thể chất và tinh thần cho người phụ nữ vì ngoài việc lo cho gia đình, họ cũng còn phải hoàn thành những trọng trách khác về mặt xã hội như nam giới. - Để chồng cùng tham gia công việc nhà người vợ phải chọn những lúc thích hợp giải thích cho người chồng thấy được sự cần thiết của cả vợ, lẫn chồng trong việc vun vén hạnh phúc và lo cho cuộc sống của gia đình; thường xuyên tâm sự và cung cấp thông tin, tư liệu về bình đẳng giới để cùng chồng thảo luận, trao đổi về cách nghĩ và hành động trong cuộc sồng. - Thường xuyên dùng lời lẽ nhỏ nhẹ, vận động chồng cùng tham gia công việc nhà như nấu cơm, chăm sóc con... Nếu lúc đầu người chồng làm có phần vụng về cũng không nên phản ứng mà nên khen, khuyên khích, động viên và hướng dẫn chồng thực hiện công việc; dần dần người chồng sẽ thấy quen với công việc nhà và xem đó là trách nhiệm chung của cả vợ lẫn chồng.  Phần III.Liên hệ thực tiễn, giới thiệu kinh nghiệm. (Điểm tối đa là 25 điểm). Câu 1.Trên cương vị công tác, học tập, lao động hiện nay của bản thân, anh (chị) hãy nêu những kinh nghiệm hay, những mô hình tốt trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tại cơ quan, đơn vị, địa phương nơi anh (chị) công tác, sinh sống. Trên cơ sở đó, anh (chị) hãy nêu các giải pháp, sáng kiến của mình để thực hiện thành công các nội dung trên./.

File đính kèm:

  • docBai thi cong dan Ha tinh voi binh dang gioi.doc
Giáo án liên quan