Chuyên đề Ứng dụng phần mềm imindmap thành lập sơ đồ tư duy chương trình địa lí lớp 10

Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (MindMap) là hình thức ghi chép sử dụng

màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng mộtý tưởng, tóm tắt những ý

chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nólà một công cụ tổ chức tư

duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp

thế giới. Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật hình họa đóng vai trò là chìa khóa vạn năng

để khai phá tiềm năng của bộ não. Có thể áp dụng sơđồ tư duy trong rất nhiều

lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là quá trình giảng dạy và học tập. Sơ đồ tư duy là

một phương tiện dạy học hiệu quả giúp giáo viên tổ chức các hoạt động học cho

học sinh, đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hình thành và rèn

luyện kĩ năng tự học.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Ứng dụng phần mềm imindmap thành lập sơ đồ tư duy chương trình địa lí lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới. Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật hình họa đóng vai trò là chìa khóa vạn năng để khai phá tiềm năng của bộ não. Có thể áp dụng sơ đồ tư duy trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là quá trình giảng dạy và học tập. Sơ đồ tư duy là một phương tiện dạy học hiệu quả giúp giáo viên tổ chức các hoạt động học cho học sinh, đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hình thành và rèn luyện kĩ năng tự học. Nội dung chương trình môn Địa lí lớp 10 là các kiến thức đại cương về môn học bao gồm cả kiến thức Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội. Đây là các kiến thức tương đối dài và khó, mang tính tổng hợp cao nhưng đồng thời cũng là những kiến thức cơ bản nhất đóng vai trò nền tảng để học sinh học tốt môn Địa lí ở các lớp cao hơn. Chính vì vậy cần thiết phải hướng dẫn học sinh hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực tự học Địa lí, giúp các em phát triển tư duy môn học. Điều đó cho thấy cần phải xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy cho nội dung chương trình môn Địa Lí lớp 10 trên cơ sở ứng dụng phần mềm iMindMap. NỘI DUNG 1. Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 10 Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học đã không còn xa lạ với nhiều giáo viên. Từ thành công của một số nhà giáo mở đường, từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phổ biến cách làm này như một trong những công cụ để đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường. Sơ đồ tư duy có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học Địa lí. Sơ đồ tư duy là công cụ dạy học hiệu quả, hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh như: tổ chức hoạt động nhóm, hướng dẫn hoc sinh tự ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra, đánh giá học sinh,… Dạy học với sơ đồ tư duy giúp phát huy tính tích cực, sự tự lực của học sinh trong việc tìm kiếm tri thức Địa lí cho bản thân và thông qua đó rèn luyện năng lực tự học cho học sinh, nâng cao hiệu quả học tập. Sơ đồ tư duy góp phần tích cực vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Bản thân sơ đồ tư duy đã là một công cụ tích cực giúp phát triển tư duy logic Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 338 do đó nó có thể dễ dàng kết hợp với các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Chính vì vậy dạy học với sơ đồ tư duy sẽ giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời rèn luyện cho các em năng lực tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, đào sâu kiến thức - điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các em học sinh lớp 10, ở vào độ tuối 15 - 16 tâm sinh lý của các em đã hoàn thiện hơn. Bản thân các em đã có nhiều sự thay đổi về tư duy: các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán. Chính vì vậy ở lứa tuổi này cần giúp các em có thể phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của mình, nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách khách quan. Dạy học với sơ đồ tư duy góp phần quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, nội dung chương trình môn Địa lí lớp 10 lại có tính khái quát, tổng hợp cao nên rất phù hợp để xây dựng các sơ đồ tư duy phục vụ cho dạy và học. Hơn thế nữa, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí là một trong những giải pháp hiệu quả để khắc phục thực trạng dạy và học Địa lí một cách thụ động hiện nay, giúp môn học trở nên thú vị, hấp dẫn, sinh động hơn. 2. Ứng dụng phần mềm iMindMap để thành lập sơ đồ tư duy cho nội dung chương trình Địa lí lớp 10 2.1. Khả năng ứng dụng phần mềm iMindMap để thành lập sơ đồ tư duy cho nội dung chương trình Địa lí lớp 10 Trước đây, sơ đồ tư duy thường được vẽ bằng tay. Tuy nhiên, việc xây dựng sơ đồ tư duy bằng tay rất mất thời gian, khó chỉnh sửa, không thuận tiện khi sử dụng, khó sắp xếp thành hệ thống lại đòi hỏi người vẽ phải có năng khiếu nhất định. Hiện nay việc xây dựng các sơ đồ tư duy trở nên đơn giản và thú vị hơn nhiều với việc sử dụng phần mềm để vẽ. Với các phần mềm vẽ, việc xây dựng các sơ đồ tư duy sẽ tiết kiệm thời gian hơn, đẹp hơn, các sơ đồ sau khi thành lập xong có khả năng sử dụng vào nhiều mục đích hơn, các sơ đồ sau khi hoàn thiện có thể đóng gói dưới nhiều hình thức, hơn thế nữa việc chỉnh sửa, thêm, bớt các nội dung, các nhánh của sơ đồ cũng dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy trong đó phổ biến và có nhiều ưu điểm hơn cả là phần mềm vẽ iMindMap. Đây là phần mềm tạo sơ đồ tư duy được đề cập trong cuốn sách nổi tiếng Bản đồ tư duy của Tony Buzan do chính tác giả Tony Buzan và công ty của ông tạo ra. Phần mềm này có nhiều ưu điểm vượt trội rất phù hợp để sử dụng trong nhà trường. Với sự hỗ trợ của iMindMap, công tác biên tập và thành lập sơ đồ tư duy trở nên đơn giản, thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều. 2.2. Các bước xây dựng sơ đồ tư duy Bước 1: Xác định mục tiêu, phạm vi kiến thức, cấu trúc bài học Xác định kiến thức cơ bản và mục tiêu bài học có vai trò vô cùng quan Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 339 trọng khi xây dựng sơ đồ tư duy. Khác với việc thành lập sơ đồ tư duy cho mục đích lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, thành lập sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động học cho học sinh cần phải quan tâm đến kiến thức cơ bản sẽ sử dụng và mục tiêu chung của bài học bao gồm cả mục tiêu về nhận thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về thái độ. Bước 2: Xác định cấu trúc sơ đồ tư duy Việc xác định cấu trúc của sơ đồ tư duy phải căn cứ vào nội dung, cấu trúc của bài học. Ví dụ với bài 17: Sóng. Thủy triều. Dòng biển. Sơ đồ tư duy sẽ có chủ đề là: Sóng, thủy triều, dòng biển. Các nhánh cấp 1 bao gồm: nhánh số 1: sóng, nhánh số 2: thủy triều, nhánh số 3: dòng biển. Tương tự, ta xác định các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,.. làm rõ nội dung của bài. Bước 3: Tiến hành xây dựng sơ đồ tư duy trên phần mềm Dựa vào cấu trúc của sơ đồ ta tiến hành xây dựng sơ đồ trên phần mềm. Khi xây dựng sơ đồ trên phần mềm cần phải chú ý đến số lượng nhánh và các cấp nhánh để phân bố các nhánh một cách hợp lí. Từ chủ đề ở trung tâm, các nhánh tỏa ra 4 phía tạo nên hình ảnh về sự tư duy của bộ não. Các nhánh chính nên vẽ to và đậm hơn các nhánh phụ. Các nhánh cùng cấp thì cùng một màu. Như vậy, ta có thể dễ dàng hình dung được cấu trúc nội dung của bài học cũng như ghi nhớ nội dung đó một cách có hệ thống. Bước 4: Đóng gói sản phẩm: xuất sơ đồ đã xây dựng xong ra các file theo mục đích sử dụng Sau khi sơ đồ đã hoàn thiện, Click vào File> chọn Export> chọn kiểu File muốn xuất. Hoặc chọn Save> chọn Export> chọn kiểu File. Sau khi xuất ta có thể lưu sơ đồ dưới dạng file gốc (file IMM) để thuận tiện cho việc sử dụng và chỉnh sửa. 3. Một số gợi ý để sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy và học Để sử dụng tốt sơ đồ tư duy làm công cụ, phương tiện dạy học trước tiên giáo viên phải cung cấp cho các em các kiến thức về sơ đồ tư duy, những lợi ích khi sử dụng sơ đồ tư duy cũng như cách thành lập một sơ đồ tư duy. * Giáo viên sử dụng các sơ đồ tư duy được xây dựng ở trên để tổ chức các hoạt động học cho học sinh: - Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy được xây dựng sẵn dưới dạng tranh ảnh để minh họa cho nội dung bài học, hoặc sử dụng trực tiếp file mềm nếu kết hợp với bài giảng Power Point. - Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh. Đối với nhóm nhỏ có thể phát phiếu học tập là các sơ đồ tư duy có sẵn chủ đề nhưng bị khuyết ở các nhánh để yêu cầu các em thảo luận và hoàn thiện sơ đồ. Với các Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 340 nhóm lớn hơn có thể cho các em thảo luận và xây dựng một sơ đồ tư duy theo chủ đề cho sẵn rồi đối chiếu với sơ đồ xây dựng sẵn. - Chính xác hóa nội dung bài học, củng cố kiến thức cho học sinh cuối buổi học, cuối chương, giúp các em có cái nhình tổng quát về nội dung của bài học, của chương. - Kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức của học sinh: có thể yêu cầu học sinh xây dựng một sơ đồ tư duy thể hiện nội dung của một bài, hoặc một phần của bài họa tùy theo hình thức, thời lượng kiểm tra: kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15’, hay kiểm tra 1 tiết,... - Hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập trước khi kiểm tra trước khi thi,.. dựa trên các sơ đồ được xây dựng sẵn. * Đối với học sinh: - Học sinh có thể tự xây dựng các sơ đồ tư duy như trên làm tài liệu học tập. Xây dựng các sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh có cái nhìn một cách hệ thống về môn học, các kiến thức được ghi nhớ một cách khoa học, kiến thức được sắp xếp từ khái quát đến cụ thể, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ, nhớ lâu hơn, đồng thời phát triển tư duy cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện năng lực tự học - Học sinh cũng có thể áp dụng cách xây dựng sơ đồ tư duy để ghi chép bài hoặc lập các kế hoạch học tập. KẾT LUẬN Sơ đồ tư duy là phương tiện, công cụ dạy học rất hiệu quả, hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh đồng thời giúp học sinh phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Hiện nay sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ với giáo giáo viên và học sinh. Những thành công bước đầu khi áp dụng các sơ đồ này vào dạy học tại một số trường phổ thông khiến chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng: sơ đồ tư duy sẽ là một phương tiện dạy và học hiệu quả với khả năng ứng dụng cao, phù hợp với cơ sở vật chất, trình độ của giáo viên và học sinh ở các trường trung học phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Đức. Lý luận dạy học Địa lí. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007 [2]. Đặng Văn Đức. Phương pháp dạt học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. [3]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học Sư phạm. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [4]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy. Dạy tốt - học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy. NXB Giáo dục, 2011. [5]. Tony BuZan, Barry BuZan. The Mind Map Book. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

File đính kèm:

  • pdfUng dung phan mem IMindMap thanh lap so do tu duyChuong trinh Dia li lop 10.pdf