Chuyên đề: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời - Trường THCS Hải Sơn

Đúng vậy, nhà bác học Darwin cha đẻ của thuyết tiến hóa đã từng nói một câu nổi tiếng “Bác học không phải là ngừng học”.

 Hôm 2/10 vừa qua, các báo điện tử đều đưa tin chị Nguyễn Thúy Đức đang sống và làm việc ở thành phố HCM, bỏ học cách đây 35 năm đã đi học lại tại Trung tâm GDTX , chị học chung với những người nhỏ tuổi. Họ hỏi chị không xấu hổ à? Chị đã trả lời: “Đi học thà chịu xấu hổ hơn là thiếu kiến thức”. Chị vừa tốt nghiệp THCS nay vừa học tiếp vừa di làm việc nhà nước.Có người lại hỏi chị sắp về hưu chị học làm gì nữa. Chị cười: “Học để biết để phục vụ bản thân, gia đình, xã hội, học không phải vì địa vị”.Được biết năm nay chị đã 58 mùa xuân. Ngoài học chữ chị còn tham gia các lớp ngắn hạn: vi tính, nấu ăn, cắm hoa nghệ thuật. Chị kết luận: “Học đến khi nào không tiếp thu được thì thôi”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời - Trường THCS Hải Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS HẢI SƠN Tổ Xã hội CHUYÊN ĐỀ: TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Từ xa xưa các thế hệ người VN luôn coi trọng việc học (trường Quốc tử giám Hà nội là trường đại học đầu tiên của VN thời nhà Lí).Người VN coi học tập là nền tảng cho mọi thắng lợi .Truyền thống đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Hôm nay cả nước đang dấy lên “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” do Liên hiệp quốc kêu gọi. Đây là hoạt động phong phú đa dạng.Trường chúng ta cũng tổ chức để hưởng ứng phong trào này. Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu, tìm hiểu ý nghĩa “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.” Đúng vậy, nhà bác học Darwin cha đẻ của thuyết tiến hóa đã từng nói một câu nổi tiếng “Bác học không phải là ngừng học”. Hôm 2/10 vừa qua, các báo điện tử đều đưa tin chị Nguyễn Thúy Đức đang sống và làm việc ở thành phố HCM, bỏ học cách đây 35 năm đã đi học lại tại Trung tâm GDTX , chị học chung với những người nhỏ tuổi. Họ hỏi chị không xấu hổ à? Chị đã trả lời: “Đi học thà chịu xấu hổ hơn là thiếu kiến thức”. Chị vừa tốt nghiệp THCS nay vừa học tiếp vừa di làm việc nhà nước.Có người lại hỏi chị sắp về hưu chị học làm gì nữa. Chị cười: “Học để biết để phục vụ bản thân, gia đình, xã hội, học không phải vì địa vị”.Được biết năm nay chị đã 58 mùa xuân. Ngoài học chữ chị còn tham gia các lớp ngắn hạn: vi tính, nấu ăn, cắm hoa nghệ thuật. Chị kết luận: “Học đến khi nào không tiếp thu được thì thôi”. Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này về các mặt: Nguyên nhân, mục đích, phương tiện ,biện pháp của chuyên đề “Học tập suốt đời” 1/ Học là gì, Ai là người phải học? Học là lĩnh hội kiến thức kể cả lí lẽ, đạọ đức ( nghĩa là học chữ, học nghề, học làm người) Đối tượng học suốt đời là ai ? Và độ tuổi nào tham gia? Tất cả mọi người : trẻ, già, nam nữ, người lành lặn, khuyết tật, thậm chí cả những người ở trong các trại giáo dục, trại giam; không hạn chế tuổi tác giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh. Ví dụ Bác Hồ học ỏ trường học, học trường đời khi đi tìm đường cứu nước.Đó chính là tấm gương tiêu biểu về việc học tập suốt đời mà mọi người phải học tập và làm theo, Các nước ở Phương Tây 60, 70 tuổi vẫn đi học với người 18, 20 tuổi là điều bình thường. Thậm chí có các cụ trên 100 tuổi vẫn đi học. Người mù, người khuyết tật, người bị ung thư vẫn học .Dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta có nhiều chiến sĩ cách mạng bị tù đầy vẫn xem nhà tù là trường học CM, có người ngày mai bị tử hình hôm nay họ vẫn học. Về người khuyết tật có thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí (liệt 2 tay) em Dự con o Chanh ở Đội 3 xóm Mới Lương Điền, Hải Sơn bị khuyết tật ngồi xe lăn đã đỗ Đại học, hiên tại ở thành phố HCM, có nghể nghiệp, vợ con. Các thầy giáo ở trường chúng ta đã nói lên tinh thần học tập suốt đời đó như thầy Lạp, thầy Nghĩa, cô GáiThầy Lạp vừa trở thành GV cao cấp. 2/ Học để làm gì? -Để biết, để vận dụng, để chung sống -Để trở thành công dân tốt, có nghề nghiệp, lao động có hiệu quả -Để làm cho mình và cộng đồng ngày càng hạnh phúc -Để góp phần phát triển địa phương và đóng góp cho xã hội Chúng ta không xem việc học là phương tiện để thăng quan tiến chức, không phải vì bằng cấp, vì tiền. Hiện nay có 1 thiểu số người học giả bằng thật, bằng cao kiến thức thấp, bằng nhiều nhưng hiểu biết chẳng là bao.Đó chính là “con sâu làm rầu nồi canh” ảnh hưởng không tốt cho xã hội. 3/ Vì sao phải học tập suốt đời? -Vì kiến thức ở trường chỉ là cơ bản, muốn hoàn thành tốt công việc phải học để mở rộng, nâng cao để có kiến thức sâu rộng -Vì tri thức nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông” hiểu biết con người thì vô cùng nhỏ bé, học để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho trí tuệ tâm hồn nâng cao, tăng giá trị bản thân (mọi người kính trọng) trạng nguyên Nguyễn Hiền 12 tuổi, Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fiel 4/Cách học như thế nào, học ở đâu? -Học ở trường lớp PT,CĐ,ĐH, từ xa, chuyên tu, học trong nước, học ở nước ngoài. -Học ở các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn. -Học ở thư viện (sách báo) -Học ở CLB (Học mọi người) -Học ở trung tâm học tập cộng đồng (học nghề thêu, làm chổi, may ,GD sức khỏe dân số, pháp luật). -Học ở lớp BTVH -Học ở báo, đài, TV, Internet Học ở trường là học chữ, học đạo đức, học nhạc, họa, TD, học qua việc tham quan di tích lịch sử địa phương, đất nước, học kĩ năng sống, giới tính, pháp luật Xã hội phát triển, KHKT ngày càng phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống bản thân và xã hội ( Internet,ĐTDĐ) Không học sẽ như thế nào? Ngày xưa không học, mù chữ, bỏ học sớm dẫn đến lập gia đình sớm “Lấy chồng từ tuổi 13. chàng” ảnh hưởng xấu đến bản thân, con cái và cả xã hội.Tình trạng này hiện nay không phải đã hết 5/Làm gì để thực hiện “học suốt đời”? -Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải nắm chắc kiến thức cơ bản để có cơ sở nâng cao, đi học chuyên cần không bữa đực bữa cái, học ít chơi nhiều , chơi chính học phụ, mê đắm trong game chát -Có kế hoạch học và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống “Sự học như con thuyền ngược nước” 6/Biện pháp: -Chính quyền địa phương, các cơ sở GD, gia đình tạo điều kiện thuận lợi: CSVC, tinh thần -Tổ chức các hội khuyến học . -Trường phát động phong trào thi đua học tốt -Khen thưởng các HS, H viên giỏi trường, huyện tỉnh,quốc gia, đổ đại học. Tóm lại: Học tập suốt đời là qui luật phát triển “việc học là cuốn sách không trang cuối”(Khalinin). Xây dựng xã hội học tập để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển xã hội, học để biết, học để nhận thức, học để khẳng định bản thân,học để biết cách chung sống với mọi người. Mọi người phải phấn đấu trở thành người giáo dục chính mình và cho cộng đồng, không phải học một tuần mà học suốt đời Hải Sơn, ngày 05/10/2012 Nguyễn Diệm

File đính kèm:

  • docTUAN LE HOC TAP SUOT DOI.doc
Giáo án liên quan