Chuyên đề Thống nhất phương pháp dạy học trong phân môn kể chuyện

I/ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ.

1/ Tầm quan trọng của phân môn kể chuyện trong dạy học môn Tiếng Việt.

 Phân môn kể chuyện rèn cho học sinh các kĩ năng nói, nghe, đọc. Trong giờ kể chuyện ở lớp 4,5, học sinh không kể lại những câu chuyện vừa được học trong giờ tập đọc như ở lớp 2,3 nữa mà tập kể lại những câu chuyện được nghe thầy, cô kể lại ở trên lớp hoặc được nghe, được đọc, được chứng kiến, được tham gia trong đời sống hằng ngày phù hợp với chủ điểm mà các em được học. Các bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ học kể chuyện được chứng kiến ,tham gia là khuyến khích học sinh đọc sách, phát triển óc quan sát và khả năng vận dụng những điều đã học vào trong đời sống, vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho học sinh và nhà trường gắn bó với đời sống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thống nhất phương pháp dạy học trong phân môn kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : THỐNG NHẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN Người trình bày : Nguyễn Thị Nga Ngày trình bày : I/ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ. 1/ Tầm quan trọng của phân môn kể chuyện trong dạy học môn Tiếng Việt. Phân môn kể chuyện rèn cho học sinh các kĩ năng nói, nghe, đọc. Trong giờ kể chuyện ở lớp 4,5, học sinh không kể lại những câu chuyện vừa được học trong giờ tập đọc như ở lớp 2,3 nữa mà tập kể lại những câu chuyện được nghe thầy, cô kể lại ở trên lớp hoặc được nghe, được đọc, được chứng kiến, được tham gia trong đời sống hằng ngày phù hợp với chủ điểm mà các em được học.. Các bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ học kể chuyện được chứng kiến ,tham gia là khuyến khích học sinh đọc sách, phát triển óc quan sát và khả năng vận dụng những điều đã học vào trong đời sống, vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho học sinh và nhà trường gắn bó với đời sống. 2/ Thực trạng của các tiết dạy học kể chuyện qua việc dự giờ thăm lớp. Phân môn kể chuyện có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học môn Tiếng việt cho học sinh. Nó không những giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng nghe, nói và đọc mà còn giúp các em tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn phát phát biểu ý kiến của mình trước đông người.Tuy nhiên trong thực tế khi dạy các tiết kể chuyện, giáo viên phát huy được những ưu điểm đó. Qua dự giờ, thăm lớp các thành viên trong tổ còn có một số những hạn chế sau : -Nắm bắt quy trình tiết dạy chưa vững. -Lựa chọn phương pháp dạy chưa phù hợp. -Hình thức tổ chức dạy học còn hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. -Trình bày bảng chưa khoa học. II.MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC MỞ CHUYÊN ĐỀ Việc mở chuyên đề nhằm giúp các thành viên trong tổ nắm vững quy trình tiết dạy, biết cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp nhằm nâng chất lượng giảng dạy, phát huy được những ưu điểm của phân môn kể chuyện. III. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 1/ Những yêu cầu đối với giáo viên. -Cần nắm vững được nội dung của các câu chuyện có trong SGK và một số câu chuyện ở bên ngoài phù hợp với chủ đề mà mình đang dạy ở tuần đó. -Vận dụng thành thạo các phương pháp cũng như các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học phân môn kể chuyện. -Nắm được đặc điểm của lớp mình. -Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. -Lường trước được những tình huống sư phạm có thể xẩy ra và chuẩn bị trước cách ứng xử cho phù hợp. -Có biện pháp đánh giá tích cực phù hợp với ý kiến đóng góp đúng, sai của học sinh. -Tạo không khí sôi nổi, hào hứng và tích cực học tập của học sinh. -Tạo được niềm tin trong học sinh. 2/Yêu cầu đối với học sinh. -Tham gia tích cực vào quá trình học tập, động não phát biểu ý kiến xây dựng bài. -Tham gia tích cực trong hoạt động nhóm. -Nắm bắt được nhiều câu chuyện ở ngoài SGK theo đúng chủ đề. -Kể được một câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc. -Nêu được ý nghĩa của câu chuyện mà mình vừa kể. 3/ Phương pháp và hình thức dạy học phân môn kể chuyện a/ Phương pháp dạy học. -Phương pháp kể chuyện -Phương pháp quan sát -Phương pháp hỏi đáp. -Phương pháp thuyết trình. b/ Hình thức dạy học. -Tổ chức kể chuyện theo nhóm ( nhóm đôi, nhóm 4) -Kể chuyện cá nhân. 4/ Cách trình bày bảng. Thứ.ngày thángnăm Kể chuyện Tên bài dạy -Đề bài : -Tranh ảnh -Giáo viên giới thiệu và ghi tên một câu chuyện 5/ Cách thiết kế kế hoạch dạy học phân môn Kể chuyện. I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. 2.Kĩ năng. 3.Thái độ II.Đồ dùng dạy học. -Tranh, ảnh. III.Các hoạt động dạy học. 1.Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới. a/ Giới thiệu bài. b/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện c/ Học sinh thực hành kể chuyện. 4. Củng cố, dặn dò. -Nhận xét tiết học. -Xem bài tiếp theo. 6/ Quy trình dạy một tiết Kể chuyện. I.Ổn định lớp. II.Kiểm tra bài cũ. -Gọi học sinh kể lại câu chuyện theo yêu cầu của giáo viên. -Giáo viên nhận xét, cho điểm. III.Bài mới. 1/Giới thiệu bài. 2/Giáo viên ghi đề bài lên bảng hoặc yêu cầu học sinh quan sát hình về nội dung của câu chuyện trong sách giáo khoa ( tuỳ theo bài học). -Giáo viên cho học sinh đọc đề bài, phân tích yều cầu đề bài. -Giáo viên kể nội dung câu chuyện (đối với bài kể câu chuyện cụ thể), giáo viên kể 2 hoặc 3 lần , tuỳ theo trình độ và đối tượng học sinh trong lớp. + Lần 1 giáo viên kể cho học sinh nghe toàn bộ câu chuyện. + Lần 2 giáo viên kể kết hợp cho học sinh quan sát tranh cho nội dung của từng đoạn. + Lần 3 giáo viên kể từng đoạn hoặc cả câu chuyện ( nếu học sinh yêu cầu). -Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý trong sách giáo khoa (Đối với tiết kể chuyện đã nghe, đã đọc hoặc kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia). -Giáo viên hướng dẫn để học sinh nắm được phần gợi ý. -Cho học sinh thảo luận theo cặp để tìm ra một số câu chuyện có nội dung theo yêu cầu đề bài. -Cho học sinh giới thiệu tên câu chuyện mình kể. -Cho học sinh kể chuyện theo nhóm 2,4 (tuỳ theo từng tiết học cho phù hợp), tìm ra ý nghĩa câu chuyện vừa kể. -Gọi học sinh kể chuyện trước lớp theo đoạn hoặc cả câu chuyện, nêu được ý nghĩa của câu chuyện mình vừa kể. -GV cho học sinh thi kể chuyện trước lớp. -Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương học sinh kể hay nhất. 3/ Củng cố, dặn dò. -Cho học kể lại câu chuyện trước lớp. -Nhận xét tiết học. -Xem bài tiết theo. 6/ Áp dụng chuyên đề vào dạy minh hoạ tiết kể chuyện : “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” ở lớp 4 Duyệt của chuyên môn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN (V/V dự giờ chuyên đề môn Kể chuyện) Hôm nay ngày , tổ chuyên môn khối 4,5 tiến hành dự giờ chuyên đề môn Kể chuyện bài “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” I/ Thành phần. 1/ Nguyễn Thị Nga ( TT) 4/ Lê Thị Huyền 2/ Phạm Thị Mai 5/ Huỳnh Minh Khang 3/ Võ Quốc Phẩm II.Nội dung.

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE MON KE CHUYEN.doc