I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
- Tình hình tệ nạn xã hội hiện nay và tác hại của nó.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng, chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng, tránh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được những tệ nạn xã hội.
- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trường, ở địa phương.
3. Thái độ:
Học sinh có thái độ:
- Xa lánh các tệ nạn xã hội.
- Ủng hộ những hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Đồng tình với những chủ trương của Nhà nước và những quy định của pháp luật.
II. NHỮNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1) Tìm hiểu về tệ nạn xã hội.
• Thế nào là tệ nạn xã hội?
• Thực trạng.
• Nguyên nhân.
• Hậu quả.
2) Những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
3) Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4675 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phòng, chống tệ nạn xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m chủ đề Phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Sinh hoạt câu lạc bộ Phòng chống tội phạm.
+ Treo tranh ảnh, khẩu hiểu về Phòng chống ma tuý.
- HS liên hệ bản thân.
- HS tham gia tuyên truyền bằng hình thức thi giữa hai đội:
+Phần 1: “Bạn đố - đố bạn”
+Phần 2: Bình tranh
- Lớp học kết thúc bằng bài hát “Bạn ơi! Hãy tránh xa.” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
I. Tìm hiểu về tệ nạn xã hội
1. Thế nào là tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
2.Thực trạng.
- Gia tăng:
+Số vụ vi phạm.
+ Số người vi phạm.
- Phức tạp.
+ Đối tượng.
+ Thủ đoạn tinh vi.
+ Mức độ nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân.
a. Nguyên nhân khách quan
- Thực hiện pháp luật không nghiêm.
- Ảnh hưởng xấu của ấn phẩm đồi truỵ.
- Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không nghiêm, hoàn cảnh gia đình éo le.
- Do bị rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, không chế.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
- Do tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ.
- Do thiếu hiểu biết
→Nguyên nhân chủ yếu.
4. Hậu quả của tệ nạn xã hội
a. Đối với bản thân
- Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết.
- Sa sút tinh thần,huỷ hoại phẩm chất đạo đức.
- Vi phạm pháp luật.
b. Đối với gia đình
- Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất.
- Hạnh phúc gia đình tan vỡ.
c. Đối với xã hội
- Ảnh hưởng kinh tế.
- Suy giảm sức lao động xã hội.
- Ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức, văn hoá dân tộc.
- Suy thoái giống nòi.
- Mất trật tự an toàn
xã hội: trộm cắp, cướp của, giết người)
II. Những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
* Đối với mọi người
+ Cấm các hành vi về ma tuý (Điều 3 Luật Phòng, chống ma tuý).
+ Cấm các hành vi về mại dâm(Điều 4 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm).
+ Cấm các hành vi về cờ bạc(Điều 248 Bộ luật Hình sự)
* Đối với trẻ em(Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em).
*Tiểu phẩm.
- Chính vi phạm pháp luật về tội sử dụng trái phép ma tuý.Theo điều 199 Bộ luật Hình sự sẽ ®îc gi¸o dôc vµ xö lý hµnh chÝnh b»ng biÖn ph¸p đưa vào trung tâm cai nghiện.
- Bà Sinh vi phạm pháp luật với tội tổ chức sử dụng ma tuý, chứa chấp sử dụng ma tuý, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý. Theo điều 197, 198, 200 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
*Bài tập:
III. Trách nhiệm của học sinh.
- Hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội.
- Sống giản dị, lành mạnh; hứng thú say mê học tập, lao động.
- Tuân theo những quy định của pháp luật.
- Phê phán, tố cáo những kẻ dụ dỗ, lôi kéo trẻ em vào các tệ nạn xã hội.
- Phát hiện, nhắc nhở bạn bè có biểu hiện không lành mạnh.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ
nạn xã hội trong nhà trường và địa phương
trở thành tuyên truyền viên tích cực.
IV. DẶN DÒ
Sưu tầm những gương sáng trong phong trào phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương em.
Em hãy sáng tác thơ hoặc viết bài tuyên truyền với chủ đề Phòng, chống tệ nạn xã hội để tham dự buổi sinh hoạt Câu lạc bộ “Phòng, chống tội phạm” của nhà trường
GHI BẢNG
Chuyên đề: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI.
Tệ nạn xã hội nguy hiểm.
Thế nào là tệ nạn xã hội?
Hành vi vi phạm đạo đức hậu quả xấu về mọi mặt
vi phạm pháp luật đời sống xã hội.
Thực trạng.
Gia tăng. Số vụ.
Số người.
Phức tạp. Đối tượng.
Thủ đoạn tinh vi.
Mức độ nghiêm trọng.
Nguyên nhân.
Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan nguyên nhân chủ yếu.
Hậu quả.
Đối với bản thân.
Đối với gia đình.
Đối với xã hội.
Những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Đối với mọi người cấm hành vi về ma tuý.
cấm hành vi về mại dâm.
cấm hành vi về cờ bạc.
Đối với trẻ em: không đánh bạc.
uống rượu.
hút thuốc.
Trách nhiệm của học sinh.
Tích cực phòng, tránh cho bản thân.
Tham gia vào phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung.
VI. PHỤ LỤC
LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ NĂM 2000.
Điều 3: Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý.
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp; hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
Điều 4:
1. Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003.
Điều 4: Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
Mua dâm.
Bán dâm.
Chứa mại dâm.
Tổ chức hoạt động mại dâm.
Cưỡng bức bán dâm.
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM NĂM 2004.
Điều 7: Các hành vi bị nghiêm cấm:
3. Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác có hại cho sước khoẻ.
4. Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ em đánh bạc,cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
5. Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999.
Điều 197: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý:
Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bẩy năm
Điều 198: Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý:
Người nào cho thuê cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù từ hai năm đến bẩy năm
Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý:
Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm...
Điều 200: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý:
Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị phát tù từ hai năm đến bảy năm
Điều 248:Tội đánh bạc:
Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
TIỂU PHẨM
Câu chuyện xảy ra ở quán nước bà Sinh tại một xóm nhỏ. Nguyễn Văn Chính mới 18 tuổi, vừa trượt đại học đang buồn bã bước đi trên đường.
Bà Sinh: Úi giời ơi! Hôm nay hàng họ ế ẩm quá! Mấy cái thằng ranh con đi đâu hết cả rồi nhỉ?
Chính: Trời thật là bất công còn mình thì thật là đen đủi.
Bà Sinh: Ơ kìa! Chính đi đâu đấy ? Vào đây, vào đây, vào đây u bảo!
- Hôm nay dùng gì hả con trai?
Chính: Vẫn như mọi hôm u ạ.
Bà Sinh: Thuốc lá hử? (Tay lấy thuốc lá)
- Mà sao hôm nay u thấy mặt mày con ủ rũ thế? Dạo này thi cử thế nào hả con?
Chính: Chán lắm u ạ! Con trượt rồi, về nhà suốt ngày bị bố mẹ mắng
Bà Sinh: Ôi giời ơi! Tưởng gì trượt đại học á! Chuyện nhỏ! Con trai u mới học hết có lớp 4 u có nói gì đâu. Bố mẹ mày là hơi bị khó tính đấy.
- Buồn chứ gì , hôm nay u có cái này mới hơn, dùng một cái quên sầu luôn, hết buồn luôn.
- Ôi ! Công an tới, cầm về, cầm về, hôm nay u cho, u kỷ niệm.
Câu chuyện cứ thế tiếp diễn, Chính đã trở thành một con nghiện. Và một buổi sáng cũng như bao hôm khác.
Chính: Ôi ! U ơi! U ơi! U ơi! Cho con! Cho con!
Bà Sinh: Sao! Mày làm sao! Mày cần gì?
Chính: U ơi con đói! Cho con! Cho con!
Bà Sinh: Thế có tiền không , mày có tiền không mà đòi?
Chính: U ơi hôm nay hôm nay con, con hết rồiu cứu con.
Bà Sinh: Không có tiền thì cút, ai thừa ra mà cho không mày đấy à!
Chính: U ơi !...
BÌNH TRANH.
( Nhóm 1 )
Kính thưa các thầy, cô giáo! Thưa các bạn học sinh! Sau đây, em xin giới thiệu về bức tranh của nhóm mình.
Đây là cảnh một ngôi trường. Tiếng trống trường gióng giả vang lên thúc giục các bạn học sinh mau chóng vào lớp. Trong đó, ta không thể không để ý đến một cậu học sinh gương mặt sáng sủa, thân hình to khoẻ, vạm vỡ, hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Song, vì không làm chủ được bản thân, cậu đã sa vào con đường nghiện ngập. Chất bột trắng đã cướp đi thân hình cường tráng, để lại cho cậu một cơ thể gầy gò, ốm yếu chỉ còn da bọc xương. Không chỉ có vậy, nó còn chi phối toàn bộ tâm hồn, nhân cách của cậu. Nó khiến cậu bán rẻ lương tâm để đi móc túi người đời. Thế rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Cậu không bị khách qua đường tóm thì cũng bị công an bắt. Chiếc còng số tám như khoá lại mọi tội lỗi bấy lâu. Giờ đây, khuôn mặt hối hận của cậu cũng đã muộn.
Qua đó, chúng tôi muốn gửi tới các bạn một thông điệp :“ Thiên đường luôn rộng mở đối với chúng ta. Hãy tìm cho mình những nấc thang đúng đắn nhất tiến về một tương lai tươi sáng. Vì một mái trường không có ma tuý! ”
TRANH 2
( Nhóm 2 )
Kính thưa các thầy cô và các bạn! Sau đây là bức tranh tham dự cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Phòng, chống tệ nạn xã hội ” của nhóm em.
Trong cuộc sống, ai cũng mong ước có một gia đình hạnh phúc. Cũng như gia đình này, họ sống rất đầm ấm bên nhau. Tưởng chừng hạnh phúc đó là vĩnh hằng. Nhưng khi bóng ma đen đã len lỏi vào cuốn đi người cha thân thương trong vòng xoáy của những ván bài đen đỏ thì trụ cột của gia đình dần mục nát, rồi sụp đổ hẳn. Sau song sắt của nhà tù, sự ăn năn hối hận của người cha dường như đã trở nên quá muộn màng. Giờ đây, của cải trong nhà đã lần lượt đội nón ra đi chỉ còn lại hai mẹ con bên nhau với cặp mắt xa xăm nhìn về phía trước, nghĩ lại những tháng ngày hạnh phúc đã qua.
Qua đây, tôi cũng muốn gởi tới các bạn một thông điệp “Hãy tránh xa các tệ nạn xã hội vì tệ nạn xã hội đốt cháy bản thân, thiêu trụi gia đình!”
MỤC LỤC
Trang
I. Mục tiêu cần đạt.... 1
II. Những đơn vị kiến thức cơ bản 1
III. Chuẩn bị. 1
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.. 1
Khởi động 1
Bài mới 2
Tệ nạn xã hội nguy hiểm.. 2
Thế nào là tệ nạn xã hội.. 2
Thực trạng 2
Nguyên nhân 3
Hậu quả 3
Những quy định của pháp luật về phòng chống tệ
nạn xã hội. 4
Trách nhiệm của học sinh. 6
V. Dặn dò.. 7
VI. Phụ lục 9
File đính kèm:
- Bai 13 Phong chong te nan xa hoi(1).doc