Trong chương trình giáo dục thể chất bậc THCS. Môn TTTC là một trong những môn gần gũi với học sinh nhiều nhất. Nhưng để cho học sinh học tốt các môn này đòi hỏi người giáo viên phải có một quá trình chuẩn bị và lên kế hoạch lâu dài. Bên cạnh đó đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp một cách khoa học trong một buổi tập để giúp cho học sinh không nhàm chán trong học tập mà ngược lại học sinh tích cực hơn, hăng say hơn, phát huy tốt khả năng bẩm sinh của từng học sinh. Trong các phương pháp tôi nhận thấy rằng: " phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học các môn thể thao tự chọn là rất cần thiết".
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học và các môn thể thao tự chọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trần Cao Vân THAO GIẢNG
Tổ xã hội II
Chuyên đề : " Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học các môn thể thao tự chọn ".
I/Đặt vấn đề :
Trong chương trình giáo dục thể chất bậc THCS. Môn TTTC là một trong những môn gần gũi với học sinh nhiều nhất. Nhưng để cho học sinh học tốt các môn này đòi hỏi người giáo viên phải có một quá trình chuẩn bị và lên kế hoạch lâu dài. Bên cạnh đó đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp một cách khoa học trong một buổi tập để giúp cho học sinh không nhàm chán trong học tập mà ngược lại học sinh tích cực hơn, hăng say hơn, phát huy tốt khả năng bẩm sinh của từng học sinh. Trong các phương pháp tôi nhận thấy rằng: " phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học các môn thể thao tự chọn là rất cần thiết".
II/ Giải quyết vấn đề:
Đúng như vậy. Để học sinh học tập hăng say không nhàm chán , học sinh phát huy hết năng khiếu của mình thì quả là một điều vô cùng khó khăn. Để cho học sinh thực hiện tốt các nội dung trên đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện tốt một số phương pháp và nắm rõ một số yêu cầu mà chương trình đề ra.
1/ Xác định môn TTTC phù hợp với địa phương mình:
Muốn học sinh ham thích và chọn môn TTTC trước tiên chúng ta phải làm công tác giúp học sinh hiểu rõ và chọn một môn TTTC nào đó trong các môn TC. Vì ở đây nó liên quan sâu sắc đến nhiều yếu tố.
+ Môn tự chọn được học sinh yêu thích nhiều nhất và được học sinh biết đến nhiều nhất.
+ Phù hợp với cơ sở vật chất từng địa phương.
+ Phù hợp với tình hình thời tiết của từng vùng
+ Môn thể thao phù hợp với hướng phát triển của địa phương.
Qua nhiều yếu tố này chúng ta sẽ có một môn tự chọn đựơc coi là phù hợp nhất.Được học sinh thích và biết đến nhiều nhất. Thì chắc chắn rằng trong học tập học sinh sẽ phát huy đựơc hết những khả năng của mình.
2/ Xây dưng kế hoạch cho môn học:
Môn TTTC là một môn có đặc thù riêng so với một số môn khác. môn thể thao này đòi hỏi người giáo viên phải tự lên kế hoạch dạy học của mình( đựơc thông qua tổ...) Xem như là một phân phối chương trình mà người giáo viên tự biên soạn . Vì vậy để có một chương trình đó người giáo viên phải tự sắp xếp , nghiên cứu và chuẩn bị trước một cách có hệ thống, logíc, khoa học. Để tiết học không đơn điệu, nhàm chán mà ngược lại học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập.
3/ Áp dụng những quan điểm và phương pháp phù hợp với môn tự chọn :
a/ Lập kế hoạch :
- Có kế hoạch chuẩn bị tốt về phương tiện, cơ sở vật chất đảm bảo cho học tập.
- Đề phòng những yếu tố khách quan như: Thời tiết , vệ sinh bãi tập và một số ảnh hưởng ngoài dự kiến.
b/ Cách thức tổ chức dạy học:
Đây là phương pháp quan trọng giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập. đòi hỏi người giáo viên phải nhanh nhẹn và linh hoạt. Phụ thuộc và nhiều yếu tố: sân bãi, dụng cụ tập luyện...
Nên để học sinh có điều kiện tập luyện tốt người giáo viên phải áp dụng nhiều đội hình tập luyện để giúp học sinh tập luyện khoa học và tăng cường lượng vận động của học sinh.
c/ Giáo viên làm mẫu phân tích.Mời một số học sinh lên thực hiện.
Đây là phương pháp trực quan và lời nói. Giúp học sinh chú ý những động tác thị phạm của giáo viên và nghe được những giảng giải từ giáo viên để học sinh hiểu kĩ hơn và thực hiện động tác tốt hơn.
Giáo viên mời học sinh lên thực hiện nhằm mục đích sửa chữa tại chổ hoặc tạo điều kiện cho các em thực hiện tốt hơn, mạnh dạn hơn. Giáo viên chỉ ra được những điểm làm được và chưa làm được cho học sinh khắc phục và phát huy. Tạo điều kiện cho học sinh có thời gian tập luyện nhiều , tăng cường lượng vận động và phát huy tính tích cực của học sinh.
d/ Xen nhiều trò chơi vào giờ học:
Đây là phương pháp đưa trò chơi vận động vào kết hợp với bài học. Nhằm giúp cho học sinh bớt nhàm chán ngược lại hăng say hơn tích cực hơn.
Tạo điều kiện tốt nhất giúp cho học sinh phát huy hét khả năng bẩm sinh của mình để thi đua giữa các tổ. Học sinh có ý nghĩ là làm sao phải nhanh nhất, phải thắng...
Vì vậy phương pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến tính phát huy tính tích cực của học sinh.
e/ Thực hành ( đấu tập)
Trong các môn TTTC việc cho học sinh thực hành (đấu tập) là rất quan trọng. Giúp cho học sinh làm quen với thi đấu, vận dụng những kĩ năng đã học và phát huy được những năng khiếu bẩm sinh của mình . Tạo điều kiện cho học sinh ham thích hơn, hăng say hơn, tích cực hơn. Học sinh chỉ biết thi đấu và chiến thắng tạo cho các em lòng quyết tâm quên đi những mệt nhọc. Tạo tinh thần đồng đội ,đoàn kết trong thi đấu và học tập.
f/ Ra bài tập về nhà:
Giúp học sinh thường xuyên tập luyện để cố gắng đạt những yêu cầu đề ra. Tạo cho các em rèn luyện tốt các kĩ năng đã học, thường xuyên vận động nhằm tăng cường thể lực phát huy tốt khả năng của học sinh.
Giúp học sinh đến trường học tập tốt hơn, thực hiện động tác nhuần nhuyễn hơn. Giảm bớt thời gian sửa sai mà tăng cường thơì gian luyện tập, tăng cường lượng vận động cho học sinh.
III/ Phần kết thúc :
Trong các môn TDTT và đặc biệt là môn TTTC . Mục tiêu lớn nhất là giúp các em thường xuyên tập luyện tăng cường sức khoẻ và phát huy năng khiếu bẩm sinh của học sinh. Trong môn TTTC để thực hiện tốt những yêu cầu đó một việc làm tích cực nhất đó là : " Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn thể thao tự chọn".
File đính kèm:
- Chuyen de thao giang.doc