Cơ sở khoa học cho chuyên đề:
Mô hình dạy học VNEN là phương pháp sư phạm mới, mang tính chuyển đổi từ cách dạy truyền thống sang cách dạy lấy HS làm trung tâm. Phương pháp dạy học sẽ chuyển từ “giảng dạy - ghi nhớ” sang “tổ chức của GV - hoạt động của HS”. Lúc này, trọng tâm dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn phải lồng ghép những kỹ năng để hình thành nên quá trình học tập và phát triển nhân cách của HS. Ghi nhận tại các lớp nằm trong dự án, không khí học tập sôi nổi hơn hẳn khi bàn ghế được sắp xếp lại từng cụm để HS học tập theo nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và các thành viên. Việc học của HS chủ yếu thông qua đối thoại và hợp tác. GV chỉ là người giao việc, hướng dẫn, gợi mở và giúp HS học. Đặc biệt, giáo viên là người mang trọng trách khá nặng nề: vừa hướng dẫn học sinh học vừa theo dõi, đánh giá quá trình học tập, theo dõi tiến độ học tập của các nhóm học sinh. Theo dõi sự tiến bộ của HS. Việc đánh giá không phải do GV đánh giá mà HS cùng đánh giá với thầy cô. nên cả GV và HS đều rất vất vả.
Với phương pháp dạy học mới, HS có cơ hội tham gia tất cả các phần của bài học; có cơ hội giao tiếp và cùng học với các bạn trong nhóm, với GV; có cơ hội tự học, tự mình phản ánh việc học của mình và trình bày với người khác về việc học của mình nên tự tin, chủ động, sôi nổi và hứng thú hơn trong học tập”.
So sánh phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN đòi hỏi bằng kinh nghiệm của mình, GV phải biết gợi mở, hỗ trợ để HS tìm ra kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi GV phải tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Còn HS, thay vì học thụ động, chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu, làm việc cá nhân; chỉ quan tâm tới kết quả học cuối kỳ, đánh giá định kỳ thông qua bài kiểm tra định lượng , HS bắt buộc phải có trao đổi, tư duy với GV và các bạn cùng lớp. Nhờ đó, HS giao tiếp tốt hơn, chủ động, tích cực hơn trong học tập”.
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi dạy học theo mô hình trường học mới vnen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI BA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ 2-3-4 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Ba, ngày ..... tháng ...... năm 2013
TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÁO GỠ NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC KHI DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN
I. Cơ sở khoa học cho chuyên đề:
Mô hình dạy học VNEN là phương pháp sư phạm mới, mang tính chuyển đổi từ cách dạy truyền thống sang cách dạy lấy HS làm trung tâm. Phương pháp dạy học sẽ chuyển từ “giảng dạy - ghi nhớ” sang “tổ chức của GV - hoạt động của HS”. Lúc này, trọng tâm dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn phải lồng ghép những kỹ năng để hình thành nên quá trình học tập và phát triển nhân cách của HS. Ghi nhận tại các lớp nằm trong dự án, không khí học tập sôi nổi hơn hẳn khi bàn ghế được sắp xếp lại từng cụm để HS học tập theo nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và các thành viên. Việc học của HS chủ yếu thông qua đối thoại và hợp tác. GV chỉ là người giao việc, hướng dẫn, gợi mở và giúp HS học. Đặc biệt, giáo viên là người mang trọng trách khá nặng nề: vừa hướng dẫn học sinh học vừa theo dõi, đánh giá quá trình học tập, theo dõi tiến độ học tập của các nhóm học sinh. Theo dõi sự tiến bộ của HS. Việc đánh giá không phải do GV đánh giá mà HS cùng đánh giá với thầy cô. nên cả GV và HS đều rất vất vả.
Với phương pháp dạy học mới, HS có cơ hội tham gia tất cả các phần của bài học; có cơ hội giao tiếp và cùng học với các bạn trong nhóm, với GV; có cơ hội tự học, tự mình phản ánh việc học của mình và trình bày với người khác về việc học của mình nên tự tin, chủ động, sôi nổi và hứng thú hơn trong học tập”.
So sánh phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN đòi hỏi bằng kinh nghiệm của mình, GV phải biết gợi mở, hỗ trợ để HS tìm ra kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi GV phải tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Còn HS, thay vì học thụ động, chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu, làm việc cá nhân; chỉ quan tâm tới kết quả học cuối kỳ, đánh giá định kỳ thông qua bài kiểm tra định lượng, HS bắt buộc phải có trao đổi, tư duy với GV và các bạn cùng lớp. Nhờ đó, HS giao tiếp tốt hơn, chủ động, tích cực hơn trong học tập”.
II. Những thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo Mô hình VNEN:
1) Thuận lợi:
- Sách VNEN được thiết kế thân thiện, chỉ dẫn rõ ràng, thuận lợi cho học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. mặt khác nó cũng có tác dụng rất lớn cho các bậc phụ huynh tham khảo để kiểm soát hoạt động con em mình ở nhà. Hơn nữa sách VNEN giúp cho GV rất dễ sử dụng, thực hiện theo. Tất cả các hoạt động đều được thiết kế rõ ràng, định hướng, gợi ý hình thức tổ chức phù hợp.
- Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.
- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, HĐ chung cả lớp, HĐ với cộng đồng.
- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài. Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giai quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân.
Bên cạnh những thuận lợi, khi dạy theo chương trình VNEN cũng không ít khó khăn.
2) Khó khăn, vướng mắc:
- Người giáo viên phải làm rất nhiều ĐDDH (chủ yếu là phiếu học tập).
- Yêu cầu của chương trình là học sinh phải đọc hiểu tốt mới tự học theo các câu lệnh. Tuy nhiên trong thực tế HS ở vùng nông thôn học sinh đọc hiểu còn chưa tốt lại khá phổ biến ở địa phương, chưa kể là học sinh học hòa nhập.
- Học sinh vùng nông thôn một số kĩ năng còn nhiều hạn chế như: giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo,
- Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cục một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang mang sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác.
III. Một số giải pháp khắc phục khó khăn:
Để mô hình dạy học theo Mô hình trường học mới VNEN đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay khi một số yêu cầu cho Mô hình còn chưa được đáp ứng, trước mắt người giáo viên cần:
- Tăng cừng tự học, nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Tự làm những ĐDDH đơn giản, dể làm, cần thiết
- Cần giúp học sinh quen dần với ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong học tập, bằng nhiều hình thức như thường xuyên tuyên dương, khen ngợi những em có tiến bộ cho dù chỉ rất nhỏ.
- Rèn cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng học tập hợp tác. kĩ năng điều hành, ghép nối, giao tiếp. Vì đây là kĩ năng cần thiết để hình thành kĩ năng tự học.
- Động viên các em chia sẻ ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô. Khuyến khích các em tranh luận, giải đáp, bày tỏ những suy nghĩ của bản thân với bạn bè, thầy cô, phát triển cho học sinh kĩ năng tự tin trong giao tiếp.
- Tổ chức lớp học đi vào nề nếp, phát huy chức năng tự quản của Hội đồng tự quản của lớp.
Trên đây là một số biện pháp của bản thân tôi nêu ra và đã thực hiện có khả quan. Mong các đồng nghiệp trao đổi, chia sẻ để dạy học theo mô hình VNEN được hiệu quả hơn.
IV. Kết luận:
Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng:
Học sinh có ý thức tự học, tự giác và tích cực hơn rất nhiều.
Nhiều em học sinh yếu vẫn mạnh dạn, thắc mắc trình bày những điều chưa hiểu, chưa biết.
Những em khá, giỏi biết cách hướng dẫn bạn học thân thiện, cởi mở.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa thể giải quyết được như:
Một số em khi tham gia hoạt động nhóm còn làm ồn, ảnh hưởng các nhóm khác.
Trên đây chỉ là những ý kiến của bản thân tôi, mặc dù đã được trải nghiệm nhưng thời gian chưa nhiều rất cần sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn.
Tổ trưởng Người báo cáo
Nguyễn Đức Tuấn Lê Dõng
File đính kèm:
- Bien phap giup day hoc theo mo hinh truong hoc moi VNEN co hieu qua hon.doc