Chuyên đề Môn: Toán Lớp 3 Năm học 2011-2012

1. Về số và phép tính:

 a/ Số tự nhiên.

- Biết đếm (từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị, ) trong phạm vi 100 000)

- Biết đọc, viết các số trong phạm ví 100 000.

- Biết sắp xếp và so sánh các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

 b/ Các phép tính:

- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ nhân, chia trong phạm vi 100 000 bao gồm:

 + Học thuộc các bảng tình và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng, trừ, nhân, chia.

 + Biết thực hiện tính cộng trừ với các số có 5 chữ số.

 + Biết thực hiện phép nhân các số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số.

 + Biết thực hiện phép chia số có đến 5 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết hoặc chia có dư).

- Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính ( có hoặc không có dấu ngoặc).

- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số ( trong phạm vi các phép chia đơn

giản đã học).

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn: Toán Lớp 3 Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng tình và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng, trừ, nhân, chia. + Biết thực hiện tính cộng trừ với các số có 5 chữ số. + Biết thực hiện phép nhân các số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số. + Biết thực hiện phép chia số có đến 5 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết hoặc chia có dư). Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính ( có hoặc không có dấu ngoặc). Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính. Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số ( trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học). Về đại lượng và đo đại lượng: Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp bao gồm: + Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp, biết sử dụng một số đơn vị đo độ dài để đo độ dài và ước lượng các độ dài (trong turơng72 hợp đơn giản). + Củng cố những hiểu biết ban đầu về: Đo khối lượng với hai đôn vị đo thường gặp là Ki-lo-gam và gam; đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng, năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian; sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hằng ngày,… Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích (chỉ giới thiệu xen-ti-mét vuông). Thực hành đo thời gian, đo khối lượng đo dung tích, chuyển đổi và sử tiền Việt Nam,… Về các yếu tố hình học Biết thêm về hình chữ nhật và hình vuông bao gồm: Nhận biết các yếu tố của một hình (góc, cạnh, đĩnh) và đặc điểm của hình chữ nhật và hình vuông. Biết tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông. Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Thực hành xác định góc vuông bằng ê-ke. Thực hành vẽ góc vuông, vẽ hình chữ nhật và hình vuông. Về giải toán có lời văn: Bước đầu vận dụng các kíên thức, kỹ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề đơn giản thường gặp, chẳng hạn: Giải toán có lời văn (có không quá hai bước tính) trong đó có một số bài toán như: Tím một trong các phần bằng nhau của một số, gấp mốt số lên nhiều lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học,… Về yếu tố thống kê mô tả Đọc và sắp xếp các số liệu ( trong một bảng). Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành tính cách của HS. Thông qua các hoạt động dạy học toán ở lớp 3, GV tiếp tục giúp HS: Phát triển các năng lực tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá ); phát triển trí tưởng tượng không gian; tập nhận xét các số liệu thu thập được; diễn đạt rỏ, gọn, đúng các thông tin; cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. Thời lượng dành cho toán 3: 5 tiết/ tuần x 35 tuần = 175 tiết. Bao gồm các nội dung: Số học: Số và phép tính ( một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp ở nội dung số học). Đại lượng và đo đại lượng. Các yếu tố hình học. Giải bài toán có lời văn. Mạch số học đóng vai trò trọng tâm, cốt lõi trong 4 mạch kiến thức này. Với tổng thời luọng 175 tiết, thời lượng dành cho mạch nội dung số học khoảng 70%; thời lượng dành cho đại lượng và đo đại lượng là 11%, các yếu tố hình học là 10%; giải toán là 9%. Khi xem xét tìm hiểu nội dung của mỗi mạch kiến thức, cần chú ý vào câú trúc nội dung, cách thể hiện trong SGK, mức độ yêu cầu kiến thức và kỹ năng cơ bản. II/ NỘI DUNG DẠY HỌC: Số học: a/ Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000: Ứng dụng mở tính cộng, trừ các số có 3 chữ số, có nhớ không quá một lần. Bảng nhân và bảng chia 6;7;8;9. Hoàn thiện các bảng nhân, chia 2;3;4;…;9. Giới thiệu về 1/6;1/7;1/8;1/9. Phép nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số có nhớ không quá một lần. Phép cha số có 2,3 chữ số cho số có một chữ số. Chia hết và chia có dư. Thực hành tính nhẩm (dựa vào các bảng tính đã học). Làm quen với các biểu thức vá giá trị biểu thức. Thực hành tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính ( có ngoặc hoặc không có ngoặc). Tìm số chai chưa biết. b/ Số và các phép tính trong phạm vi 100 000. Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 000 và phạm vi 100 000. Biết các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, trong ph ạm vi 10 000 v à 100000. Phép nhân số có đến bốn hoặc 5 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ không liến tiếp và không quá hai lần, tích khômg quá 100 000. Phép chia số có đến năm chữ số cho số có một chữ số, chia hết hoặc chia có dư. Giới thiện bảng số liệu thống kê đơn giản. Làm quen với chữ số La Mã. Đại lượng và đo đại lượng: a/ Độ dài: Hình thành đơn vị đề-ca-mét (dam), héc-tô-mét (hm). Bảng đơn vị đo độ dài. Đo và ước lượng độ dài. b/ Khối lượng: Hình thành đơn vị gam (g); quan hệ kg và g. Thực hành cân. c/ Diện tích: Hình thành đơn vị xăng-ti-mét vuông (cm ). d/ Thời gian: Ngày, tháng, năm. Xem lịch, xem đồng hồ ( chính xác đến phút). e/ Tiền Viết Nam: Yếu tố hình học: a/ Hình thành các biểu tượng hình hình học mới: Gới thiệu góc vuông và góc không vuông. Giới thiệu tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. b/ Tính chu vi, diện tích của một số hình học: Giới thiệu diện tích của một hình. Hình thành công thức, kỹ năng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. c/ Thực hành vẽ hình: Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và ê-ke. Vẽ đường tròn bằng com-pa. Giải bài toán có lời văn: Giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản (so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị’ so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn; gấp hoặc giảm một số lần). Giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị và các bài toán có nội dunh hình học. III/ CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 3: Nội dung chương trình toán 3 được cụ thể hoá thành các nội dung các tiết học bao gồm: Dạy học bài mới, luyện tập, thực hành, luyện tập chung, ôn tập số lượng như sau: Ôn tập và bổ sung gồm 16 bài. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 gồm 71 bài. Các số đến 10 000 gồm 39 bài. Các số đến 100 000 gồm 30 bài. Ôn tập cuối năm học gồm 13 bài. IV/ CÁC LOẠI TIẾT DẠY HỌC TOÁN 3 Tiết dạy học bài mới: Gồm phần học bài mới ( bài học) và phần các bài tập thực hành có khi theo thứ tự bắt đầu từ số 1. Phần bài học thường đặt trong khung màu. Các bài tập ở tiết dạy bài mới thường là các bài luyện tập trực tiếp, đơn giản, giúp HS nắm được bài học mới và bước đầu có kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức mới học. Tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập: Gồm từ 3 đến 5 bài tập (nhưng theo chuẩn kiến thức kĩ năng thì những bài tập số 5 đã bị giảm bớt, cũng có khi cả bài tập số 4 cũng bị giảm). Nói chung mức độ các bài tập đều phù hợp với năng lực học tập của Hs, kể cả các dạng bài tập mới có thể chuyển thành các trò chơi học tập vừa củng cố kĩ năng thực hành vừa gây hứng thú học tập. Tiết kiểm tra: Gv có thể sử dụng nội dung của tiết kiểm tra để kiểm tra HS ứng với từng thời điểm kiểm tra của chương trình như các tiết kiểm tra định kì. V/ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: Phương pháp dạy học bài mới: Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học rồi giúp Hs sử dụng kinh nghiệm của bản thânđể tỉm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết (đã học được ở trường, trong đời sống…), từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề. Giúp HS khái quát hoá (theo mức độ phù hợp) cách giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Hướng dẫn HS thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học. Mỗi kiến thức mới đếu có một quá trình làm quen để chuẩn bị (ở dạng trục quan đơn giản, cụ thể,…) Giúp HS phát triển trình độ tư duy và khả năng diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh, bằng kí hiệu,… Phương pháp thực hành luyện tập: Giúp Hs nhận ra kiến thức mới ( hoặc kiến thức đã học) trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú. Giúp HS tự thực hành, luyện tập theo khả năng của HS. Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS. Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập. Tập cho HS có thói quen tìm phương án để giải quyết vấn đề, không thoã mãn với các kết quả đã đạt được. VI/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bộ thiết bị dạy học toàn 3 dành cho GV và HS gồm: Hình chữ nhật ghi số 1000, hình chữ nhật ghi số 10 000, hình elíp ghi số 1, 10, 100 tấm hình vuông có 100 ô vuông, tấm hình chữ nhật có 10 ô vuông, các ô vuông rời, bộ chấm tròn dạy các bảng nhân và bảng chia. Ngoài ra còn có các đồ dùng thông dụng như êke, com pa, thước đo độ dài về mm,cm,dm,m; bộ lắp ghép hình… VII/ QUY TRÌNH DẠY HỌC: F LOẠI BÀI MỚI: Ổn định tổ chức lớp: 1 phút - HS hát. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút - HS làm các bài tập ở tiết trước hoặc nhắc lại nội dung của bài trước, lóp nhận xét. - GV nhận xét kết quả và ghi đểm (nếu có). 3. Dạy - học bài mới: 26 phút a/ Giới thiệu bài: 1 phút GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b/ Hình thành kiến thức mới: 10 phút GV nêu kế hoạch tổ chức và hướng dẫn từng hoạt động học tập của HS theo mục tiêu đã xác định. GV có thể linh hoạt triển khai các hoạt động theo mức độ, quá trình phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học. c/ Thực hành: 15 phút - GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK (trừ các bài giảm tải) . Yêu cầu HS nêu yêu cầu Làm vào vở, lên bảng làm, làm bảng nhóm,…. Lớp theo dõi nhận xét. GV nhận xét ghi điểm (nếu có) Củng cố - dặn dò: 3 phút Chốt lại nội dung, kiến thức và kĩ năng đã học. Dăn HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị trước bài sau GV nhận xét tiết học. F LOẠI BÀI LUYỆN TẬP Ổn định : 1 phút Kiểm tra: 5 phút Luyện tập: 26 phút Gv hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK (trừ các bài giảm tải) . Yêu cầu HS nêu yêu cầu Làm vào vở, lên bảng làm, làm bảng nhóm,…. Lớp theo dõi nhận xét. GV nhận xét ghi điểm (nếu có). Củng cố - dặn dò: 3 phút - Chốt lại nội dung, kiến thức và kĩ năng đã học. - Dăn HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị trước bài sau - GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE MON TOAN L3 20112012.doc
Giáo án liên quan