Chuyên đề lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân

Khái niệm:

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống con người và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất.Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó là không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá thẩm mỹ.

“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ( Điều III luật bảo vệ môi trường 2005).

 Môi trường sống của con người được phân thành môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như: Địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật.

Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra như: Nhà ở, các phương tiện đi lại, công viên.

Môi trường nhà trường bao gồm: Không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như: Lớp học, phòng thí nghiệm, sân chân, vườn trường, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn Đội.

Vai trò:

Môi trường có các chức năng cơ bản: Là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật; là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người; là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất; là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:

Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7148 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g” Quyết định 1363/ QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tương Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “ Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Quyết định 256/2003/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 2/12/2003 phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra chỉ thị về việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình xanh, sạch, đẹp phù hợp với các vùng miền. Quyết định số 1899/2006/QĐ – BCA ngày 29/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Công An thành lập Cục Cảnh sát môi trường nhằm thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của Pháp luật. Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác BVMT trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân . Bên cạnh đó, nhiều cơ quan chức năng cũng rất quan tâm đến việc BVMT; nhiều hoạt động làm sạch môi trường được phát động và thu được một số kết quả đáng khích lệ; một số đơn vị nhà máy , xí nghiệplấy tiêu chí thân thiện với môi trường làm yêu cầu tất yếu khi đánh giá chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua, nhận thức của phần lớn nhân dân về vấn đề giữ gìn môi trường sống dần được nâng cao, người dân có ý thức đổ rác đúng nơi quy định, vệ sinh khu phố, đường làng ngõ xómvà bước đầu đã có tác động đến con em trong gia đình, nhất là lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, công tác giáo dục BVMT trong nhiều năm gần đây được nhà trường chú trọng, quan tâm chỉ đạo giáo viên và học sinh giữ gìn môi trường học đường xanh - sạch - đẹp. Nhất là từ khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thì BVMT trở thành vấn đề quan trọng thường xuyên và là một trong những nội dung để đánh giá hiệu quả của phong trào. Phần lớn giáo viên và học sinh đều có ý thức BVMT thể hiện qua bài học cũng như qua việc chăm sóc thảm cỏ, bồn hoa, cây xanh trong nhà trường. Khó khăn: Mặc dù vậy, công tác BVMT vẫn chưa thật hiệu quả. Môi trường sống xung quanh vẫn còn bị ô nhiễm, nhiều nơi rất trầm trọng. Tâm lí của một bộ phận người dân cho rằng BVMT là trách nhiệm của cơ quan chức năng ( Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) đã phần nào có tác động không tốt đến lớp người nhỏ tuổi. Sự phối hợp giữa Nhà Nước với các địa phương, giữa các cơ quan chuyên trách trong việc xử lí các vấn đề về môi trường chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ; nhiều vụ việc còn dang dở hoặc đùn đẩy trách nhiệm; nhiều phong trào, hoạt động BVMT không được tiến hành thường xuyên, còn đầu voi đuôi chuột; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cùng với thói quen tiêu dùng của người dân chưa thay đổi và khoa học kĩ thuật chưa phát triển theo kịp sự ô nhiễm ngày một trầm trọng của môi trường. Trong khi đó, dù Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đưa nội dung giáo dục BVMT vào các trường phổ thông nhưng khi triển khai thì một số trường thực hiện chưa hiệu quả. Công tác quản lí, chỉ đạo và giảng dạy nội dung BVMT còn thiếu nghiêm túc, chưa chặt chẽ. Đội ngũ giáo viên không được bồi dưỡng đầy đủ kiến thức về môi trường; chương trình, tài liệu không theo kịp sự đổi mới của xã hội mà nhất là sự biến đổi phức tạp đa dạng của môi trường. Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động trong đó có môn Giáo dục công dân. Nhưng trong thực tế, môn GDCD ở trường THCS từ trước tới nay được xem là một môn học phụ, có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan và nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh, do đó, hiệu quả giáo dục thấp, chưa đem lại cho các em những điều bổ ích rõ rệt; việc học tập còn tách rời với cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của học sinh, cuộc sống mà hàng ngày các em vẫn thường tiếp xúc với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội xung quanh Những thực trạng nêu trên đặt ra yêu cầu phải kịp thời giáo dục ý thức BVMT cho thế hệ tương lai của đất nước, theo đó là tích hợp nội dung giáo dục BVMT trong các môn học, trong đó có môn Giáo Dục Công Dân. III. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề: *Mục tiêu: Kiến thức: HS hiểu về: Khái niệm môi trường, hệ sinh thái; các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng. Nguồn tài nguyên, khai thác sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững. Dân số- môi trường. Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng , nguyên nhân, hậu qủa) Các biện pháp bảo vệ môi trường. Kĩ năng – hành vi: Có kĩ năng phát hiện vấn đè môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường Tuyên truyền vận động gia đình, nhà trường, cộng đồng tham gia BVMT. Thái độ - tình cảm: Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên Có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hóa. Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh. *Yêu cầu: Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục môi trường phải phù hợp với mục tiêu của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đạo tạo của cấp học. Phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa phương. Chú trọng thực hành¸ hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với lứa tuổi. Cách tiếp cận cơ bản của GDMT là : giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường; đặc biệt là giáo dục vì môi trường; coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT. Tạo cơ hội cho HS chủ động tham gia vào quá trình học tập, phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Tận dụng cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn GDCD rất phong phú đa dạng. Tuỳ theo từng bài học để giáo viên có thể lồng ghép vào các nội dung, hoạt động cụ thể, sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình trường lớp và đối tượng học sinh. Việc tích hợp lồng ghép thể hiện ở ba mức độ: Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường. Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logíc. IV. Nội dung và quá trình thực hiện Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân cấp THCS cụ thể như sau: Lớp 6 Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. Tích hợp vào mục a) Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. Bài 3: Tiết kiệm Tích hợp vào mục a) Thế nào là tiết kiệm. Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. Tích hợp toàn bài. Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Tích hợp vào mục c) trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Lớp 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá. Tích hợp vào mục d) Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá. Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tích hợp toàn bài. Bài 15 Bảo vệ di sản văn hoá Tích hợp vào mục b) ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá Tích hợp vào mục c) Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá Lớp 8 Bài 3. Tôn trọng người khác Tích hợp vào mục 2) Biểu hiện của tôn trọng người khác. Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Tích hợp vào mục 1) Thế nào là hoạt động chính trị xã hội. 2) Ý nghĩa của việc tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội. Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Tích hợp vào mục 2) Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. 4) Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Bài 15:Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tích hợp vào mục 1) Tổn thất của các tai nạn do vũ khí, cháy,nổ và các chất độc hại gây ra. 2) Quy định của Pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, các cháy, nổ, và độc hại. 3) Trách nhiệm của học sinh Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. Tích hợp vào mục 1) Thế nào là tài sản của Nhà nước 2) Trách nhiệm của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nướ và lợi ích công cộng. Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Lồng ghép vào phần củng cố, luyện tập về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Lớp 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển Tích hợp vào mục 2) Ý nghĩa của sự hợp tác quốc tế. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Tích hợp vào mục 1) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 4) Trách nhiệm sống có đạo đức và tuân theo pháp luật của học sinh. V. Kết quả của chuyên đề: Hy vọng rằng sau chuyên đề này học sinh sẽ hiểu thêm nhiều hơn về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà nhất là môi trường học đường của các em, nhận thức được tầm quan trọng của môi trường từ đó biết phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường nảy sinh. Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trưòng sống hàng ngày quanh khu vực sinh sống cũng như có ý thức xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp. Đồng thời biết tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường . VI. Dạy bài minh họa

File đính kèm:

  • docChuyen de giao duc moi truong trong mon GDCD.doc