Chuyên đề khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8 - Trần Thị Luân

Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh trong quá trình học tập.

Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8 - Trần Thị Luân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả nhất. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử cùng với kênh chữ là những nguồn cung cấp kiến thức kiến thức lịch sử cho học sinh, không chỉ cung cấp kiến thức lịch sử kênh hình còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn. Vì vậy trong mỗi tiết học, bài học lịch sử có kênh hình giáo viên bộ môn nên tuỳ vào yêu cầu nội dung bài học để thiết kế cách khai thác, sử dụng kênh hình có trong bài, từ đó giúp học sinh hình thành, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ. B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY. I. Quá trình áp dụng của bản thân,và hiệu quả khi áp dụng đề tài. Sau khi viết đề tài phần lí thuyết và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tôi tiến hành áp dụng dạy thực nghiệm 3 tiết ở lớp 8C, với số đối tượng phục vụ dạy thực nghiệm là 27 học sinh. Trước hết, tôi áp dụng dạy thực nghiệm ở lớp 8C tiết thứ nhất Bài 5. Công xã Pa- ri 1871 (sách giáo khoa lịch sử 8 trang 35-38). Dạy xong tiết thứ nhất, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh ở cả ba lớp khối 8, so sánh kết quả của lớp thực nghiệm - 8C với hai lớp đối chứng - 8B và 8A, rút kinh nghiệm đề tài, bổ sung phần lí thuyết. Sau khi đã rút kinh nghiệm ở tiết dạy thực nghiệm thứ nhất, tôi tiếp tục áp dụng dạy thực nghiệm ở lớp 8C tiết thứ hai, Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Sách giáo khoa Lịch sử 8 trang 58 -62). Dạy xong tiết dạy thực nghiệm thứ hai ở lớp 8C, tôi tiếp tục tiền hành khảo sát, đánh giá nhận thức của học sinh ở cả ba lớp khối 8, tiếp tục đối chứng kết quả của lớp 8C với hai lớp 8B và 8A. Sau tiết dạy thực nghiệm thứ 2 và qua kết quả của 2 lần kiểm tra, đánh giá, tôi tiếp tục tiến hành rút kinh nghiệm, bổ xung đề tài, tôi triển khai dạy thực nghiệm ở lớp 8C tiết thứ 3, Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Sách giáo khoa Lịch sử 8 trang 75-81. Dạy xong Bài 15, tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh ở cả 3 lớp qua giờ dạy và học. Sau 3 tiết dạy thực nghiệm và qua 3 lần kiểm tra, đánh giá theo phương pháp đối chứng, hoàn chỉnh đề tài, tôi tiến hành triển khai dạy trên toàn bộ đối tượng học sinh ở cả 3 lớp khối 8. Trong quá trình áp dụng đề tài này vào công tác giảng dạy từ dầu năm học 2010 -2011 đến kết thúc năm học, tôi nhận thấy chất lượng bộ môn Lịch sử 8 đã được nâng cao rõ rệt, được thể hiện ở số lượng học sinh khá giỏi và yêu thích đối với bộ môn lịch sử ngày càng tăng lên qua mỗi giờ học, sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá. Điều đó đã chứng tỏ cùng với việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, thì việc thường xuyên khai thác, sử dụng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử sẽ góp phần nâng cao hứng thú học tập và chất lượng của bộ môn ở trường trung học cơ sở. Hiệu quả của đề tài được đánh giá qua kết quả kiểm tra học kì I và kết quả kiểm tra học kì II của năm học 2010 - 2011 của học sinh khối 8 ở bộ môn Lịch sử. *Kết quả cụ thể: - Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm Lớp Sĩ số Dưới 3 Từ 3-dưới 5 Từ 5- dưới 6,5 Từ 6,5- dưới 8 Từ 8-10 Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 8A 27 8 29.6 4 14.8 15 55.6 0 0 0 0 15 55.6 8B 26 6 23.1 5 19.2 15 57.7 0 0 0 0 15 57.7 8C 27 10 37.0 1 3.7 16 59.3 0 0 0 0 16 59.3 Cộng 80 24 30.0 10 12.5 46 57.5 0 0 0 0 46 57.5 - Kết quả kiểm tra học kì I: Lớp Sĩ số Dưới 3 Từ 3-dưới 5 Từ 5- dưới 6,5 Từ 6,5- dưới 8 Từ 8-10 Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 8A 27 2 7.4 3 11.1 13 48.1 8 29.7 1 3.7 22 81.2 8B 26 1 3.8 3 11.5 14 53.9 8 30.8 0 0 22 84.7 8C 27 0 0 2 7.4 14 51.9 9 33.3 2 7.4 25 92.6 Cộng 80 3 3.8 8 10.0 41 51.2 25 31.2 3 3.8 69 86.2 - Kết quả kiểm tra học kì II: Lớp Sĩ số Dưới 3 Từ 3-dưới 5 Từ 5- dưới 6,5 Từ 6,5- dưới 8 Từ 8-10 Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 8A 27 0 0 0 0 13 48.1 9 33.3 5 18.6 27 100 8B 26 0 0 0 0 15 57.7 8 30.8 3 11.5 26 100 8C 27 0 0 0 0 8 29.6 15 55.6 4 14.8 27 100 Cộng 80 0 0 0 0 36 45.0 32 40.0 12 15.0 80 100 Nhận xét: Qua các lần kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, qua các tiết dạy môn Lịch sử 8 có áp dụng khai thác, sử dụng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa, tôi nhận thấy qua việc kiểm tra cả về kiến thức và kĩ năng, học sinh không những ngày càng hứng thú học tập hơn đối với bộ môn, hiểu bài nhanh hơn và sâu, nhớ lâu hơn. Điều này được thẻ hiện ở chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá của giáo viên, kết quả bài kiểm tra sau thường cao hơn kết quả bài kiểm tra trước. II. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình giảng dạy. Sau khi vận dụng việc khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử vào các giờ dạy bộ môn lịch sử 8 trong năm học vừa qua, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Hệ thống kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử gôm nhiều loại khác nhau. Vì vậy để khai thác sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần nắm được đặc trưng của từng loại kênh hình và cách sử dụng của mỗi loại. - Khi khai thác, sử dụng kênh hình vào phục vụ bất kì bài lịch sử nào, giáo viên phải căn cứ vào, yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học, sử dụng phù hợp với trình độ và mức độ hiểu biết của học sinh. - Trong một bài lịch sử thường có nhiều kênh hình, trong đó có những kênh hình chứa đựng nội dung cơ bản của bài học mà giáo viên cần tổ chức cho học sinh khai thác và hiểu rõ, nhưng cũng có kênh hình chỉ mang tính chất minh hoạ cho nội dung bài học.Vì vậy giáo viên cần phải biết lựa chọn kênh hình thể hiện nội dung cơ bản để tập trung thời gian hướng dẫn học sinh khai thác. - Trong khi khái thác, sử dụng kênh hình giáo viên cần tổ chức những hoạt động để học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, huy động vốn hiểu biết sẵn có của học sinh vào việc khai thác sử dụng kênh hình; chú ý rèn luyện ở học sinh các kĩ năng thực hành, phát triển trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo ở học sinh. - Là người giữ vai trò hướng dẫn tổ chức học sinh khai thác sử dụng kênh hình nên giáo viên cần có sự đầu tư về thời gian công sức, chuẩn bị thật kĩ, nắm chắc giá trị, nội dung, xuất xứ, ý nghĩa của kênh hình trước khi sử dụng. - Khi khai thác và sử dụng kênh hình giáo viên phải luôn theo dõi kiểm tra sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh trong kênh hình. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh cách quan sát, khai thác kênh hình, giải thích nội dung kênh hình để lựa chọn những chi tiết phục vụ cho bài học. - Trong dạy học lịch sử việc kết hợp chặt chẽ giưa lời nói sinh động của giáo viên với đồ dùng trực qua nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng là một trong những điều quan trong nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học. III. Một số đề xuất. Kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa lịch sử THCS là hai nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh. Vì vậy trong dạy học lịch sử giáo viên cần chú ý khai thác triệt để nội dung kênh chứ và kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ bài giảng. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa, hay bồi dưỡng chu kì thường xuyên cho giáo viên ngoài nội dung bồi dưỡng về chương trình nội dung sách giáo khoa nên đưa nhiều nội dung bồi dưỡng cụ thể về các kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử THCS Khắc phục tâm lí ngại sử dung kênh hình của giáo viên, tuyệt đối tránh tình trạng sử dụng mang tín hình thức minh hoạ cho bải giảng. PHẦN III KẾT LUẬN Trong quá trình dạy học Lịch sử nói chung và bộ môn Lịch sử ở THCS nói riêng, khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ cho bài giảng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ở từng cấp học, môn học; là yêu cầu cần thiết trong các giờ học, tiết học lịch sử, giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập, góp phần nâng chất lượng giảng dạy đối với bộ môn. Thông qua việc khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử, giáo viên hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ; năng lực tự học, tự làm việc, khai thác sử dụng được vốn kiến thức sẵn có của học sinh để phục vụ cho bài học. Như vậy việc khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử vừa là nội dung, vừa là phương pháp, phương tiện để dạy tốt, học tốt môn Lịch sử. Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc khai thác sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8. Ý kiến trên có thể là tài liệu tham khảo đối với giáo viên dạy bộ môn Lịch sử nói chung và bộ môn Lịch sử 8 nói riêng trong trường THCS. Tối rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn bè đồng nghiệp để ý tưởng của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Trịnh Đình Tùng: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS- Nhà xuất bản giáo dục. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị: Phương pháp dạy học lịch sử- Nhà xuất bản giáo dục. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 1997-2000 và chu kì 2004 - 2007 Môn lịch sử. Lịch sử thế giới cận đại - Nhà xuất bản Giáo dục. Tạp chí giáo dục Bộ GD&ĐT số 44/11/2002 về công tác bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử 8- Nhà xuất bản Giáo dục MỤC LỤC Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Mục đích, phương pháp nghiên cứu 1 2 3 Phần II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI A. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lí luận, khoa học của đề tài 4 II. Đối tượng phục vụ nghiên cứu 5 III. Nội dung phương pháp nghiên cứu. 5 IV. Kết quả nghiên cứu 16 V. Giải pháp mới 16 B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY 17 I. Quá trình áp dụng 17 II. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá tình giảng dạy 19 III. Một số đề xuất 21 Phần III. KẾT LUẬN 22 Tài liệu tham khảo 23

File đính kèm:

  • docChuyen de Khai Thac SD kenh hinh trong SGK LS 8.doc