Chuyên đề Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức kênh môn lịch sử 8

 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, đã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả giờ học. Hầu hết chúng ta đều thống nhất rằng chỉ có thể sử dụng tốt sách giáo khoa khi cả giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài viết (kênh chữ) cũng như tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ (kênh hình) của sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng đó là nhiều, song chủ yếu là:

Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng kể mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.

 Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong

 sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa, các giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những đổi mới về nội dung kênh chữ mà không được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình, mặc dù số lượng hình trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử hiện hành, tăng lên đáng kể so với trước.

 Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh hoạ cho bài giảng. Chính vì vậy qua thời gian giảng dạy, bản thân đã áp dụng và đạt được kết quả khả quan " Phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8" Trung học cơ sở, mong muốn giúp giáo viên và học sinh khắc phục những hạn chế nói trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 8 nói riêng, ở trường Trung học cơ sở nói chung.

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3961 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức kênh môn lịch sử 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Như vậy sau hai ngày cố thủ, Đại đồn Chí Hoà đã bị thất thủ. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. * Phương pháp sử dụng: Hình 84 được sử dụng khi dạy mục I, ý 2 - Chiến sự ở Gia Định năm 1859 Giáo viên cần cho học sinh quan sát kỹ bức tranh, gợi ý một số câu hỏi để các em thảo luận nhóm ( hoặc cả lớp): Đại đồn Chí Hoà được xây dựng nhằm mục đích gì ? Cuộc chiến tại Đại đồn Chí Hoà đã diễn ra như thế nào ? Vì sao Đại đồn Chí Hoà bị thất thủ nhanh chóng ? Đại đồn Chí Hoà thất thủ dẫn đến hậu quả gì ? Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên chốt lại những nội dung cơ bản như trên và khẳng định: việc để mất Đại đồn Chí Hoà nhanh chóng đã tạo cơ hội để quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng và dẫn đến việc triều đình phải kí hiệp ước đầu hàng nhục nhã đầu tiên ( 1862). Hình 85 - Trương Định nhận phong soái: Giáo viên cho học sinh nắm * Nội dung: Hình 85 có nguồn là bức tranh lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Trương Định sinh 1820, tại xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người cao lớn, nước da trắng, dáng người thanh tú. Ngay sau khi quân Pháp chiếm thành Gia Định ( 17 - 2- 1859), ông đã đưa đội quân đến đóng tại Thuận Kiều, phối hợp với quân đội chính qui của triều đình xung phong đánh giặc.Hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân làm cho giặc Pháp và triều đình lo sợ. Triều đình đã hạ lệnh bắt ông phải bãi binh, hai lần điều ông đi nhận chức lãnh binh ở An Giang và Phú Yên, khi nghe tin có sắc phong của triều đình, những nghĩa quân trung thành cùng quần chúng nhân dân đã tập hợp chung quanh Trương Định, bày tỏ ý muốn cử Trương Định làm chủ soái giết giặc, cứu dân, cứu nước. Qua bức tranh ta thấy Trương Định nhận phong soái diễn ra giản dị nhưng trang nghiêm tại một vùng nông thôn Nam Bộ, dưới sự chứng kiến của đông đảo nhân dân. Họ làm một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, phía sau có bức trướng ghi dòng chữ " Bình Tây Đại Nguyên Soái ". Người đứng ở vị trí trung tâm bức tranh chính là Trương Định, ông đang giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín, đại diện cho nhân dân trao tặng. Việc Trương Định kiên quyết phản đối sắc phong của triều đình và đứng về phía nhân dân chống giặc pháp đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và gây kinh ngạc cho đại diện của triều đình ( viên quan người lính và hình như kể cả con ngựa của họ) ở phía trái bức tranh, Sau khi nhận chức do dân phong,Trương Định đem đại quân về đóng ở Gò Công. Từ đây nghĩa quân có nhiều hoạt động gây cho địch những thiệt hại lớn. * Phương pháp sử dụng: Bức tranh Trương Định nhận phong soái được sử dụng khi dạy mục II - Ý 1 - Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Sau khi cho học sinh quan sát kĩ bức tranh. Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức thông qua bức tranh đó: Buổi lễ diễn ra tại đâu, quang cảnh buổi lễ như thế nào ? Theo em, người đứng ở trung tâm bức tranh là ai, em biết gì về ông ? Người mặc trang phục quan lại đứng bên cạnh con ngựa, bên trái bức tranh đại diện cho ai, họ đến đây làm gì ? Phía bên phải bức tranh là những ai, họ dâng cho Trương Định thanh kiếm với nguyện vọng gì ? Tại sao ông không nhận sắc phong của triều đình để làm quan mà lại nhận chức Bình Tây Đại Nguyên Soái do dân phong ? Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định ? Tác dụng của việc làm đó ? Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên chốt lại nội dung cơ bản như trên và nhấn mạnh: qua bức tranh ta thấy rõ sự tín nhiệm của nhân dân đối với Trương Định và chính ông đã tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu dũng cảm dưới ngọn cờ Bình Tây Đại Nguyên Soái, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại.Cũng như cách trình bày ở trên. Khi dạy bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX Hình 91 - Công sự phòng thủ Ba Đình * Nội dung: Căn cứ Ba Đình là một trong những căn cứ chống Pháp kiên cố, tiêu biểu cho phong trào Cần vương ở tỉnh Thanh Hoá, do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy. Căn cứ Ba Đình được xây dựng trên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mĩ Khê, thuộc huyện Nga Sơn, cách thành phố Thanh Hoá 40km về phía bắc, giữa một vùng đồng chiêm trũng mênh mông, lầy lội. Trên lược đồ, vòng ngoài của căn cứ Ba Đình là con sông đào chạy từ Ninh Bình đến Thanh Hoá. Tiếp đó là con đường chính đi vào ba làng. Bên trong là ruộng lúa, sau cùng là những luỹ tre dày đặc bao quanh ba làng. Sau những rặng tre, căn căn cứ Ba Đình còn được bao bọc bởi một thành đất kiên cố. Trên mặt thành xếp hàng ngàn sọt rơm trộn bùn, có những khe hở làm lỗ châu mai và làm vị trí quan sát. Bên ngoài thành là hào sâu, có cắm chông tre. Trong thành có công sự và hầm ngầm chiến đấu được bố trí lợi hại. Với cách xây dựng này đảm bảo cho nghĩa quân tác chiến linh hoạt và hạn chế đến mức thấp nhất sự tổn thất của nghĩa quân. Năm 1866 - 1867, giặc Pháp ba lần tấn công vào Ba Đình, Nghĩa quân đã chống trả quyết liệt, bẻ gãy hai đợt tấn công của chúng. Ngày 6 - 1 - 1887, Brít - xô huy động khoảng 2500 quân chia làm ba cánh tấn công vào căn cứ, nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nghĩa quân. Điều này càng thôi thúc Pháp phải công phá căn cứ Ba Đình bằng mọi giá. Chúng tiến hành bao vay, cắt nguồn tiếp tế lương thực và súng đạn của nghĩa quân rồi tung một đòn quyết định. Quân Pháp cho xây dựng hai phòng tuyến kiên cố, bao vây chặt căn cứ Ba Đình. Ngày 15 - 1- 1887 quân Pháp mở đợt tấn công thứ ba vào căn cứ. Mở màn là các trận pháo kích yểm hộ cho công binh đào giao thông hào. Nhưng càng vào sâu giặc Pháp càng gặp khó khăn vì hàng rào cọc tre và những luỹ tre dày đặc, đan kín như bức tường thép chặn chúng lại. Quân Pháp quyết định dốc toàn lực phá một mản chiến luỹ ở Thượng Thọ, rồi dùng vòi rồng phun dầu xối xả, sau đó cho đại bác rót đạn lửa làm mặt thành bốc cháy. Ba Đình trở thành biển lửa ngùn ngụt. Thừa cơ chúng xông vào căn cứ. Nghĩa quân chiến đấu ngoan cường, nhưng quân Pháp hoàn toàn chiếm ưu thế về quân số và vũ khí ( chỉ riêng ngày 20 - 1 - 1887 chúng bắn 10.000 quả đại bác vào căn cứ). Cuối cùng, những người lãnh đạo đã quyết định mở đường máu rút khỏi căn cư Ba Đình lên Mã Cao. * Phương pháp sử dụng: Lược đồ Công sự phòng thủ Ba Đình được sử dụng khi dạy mục II - ý 1 - Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887). Khi sử dụng, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp nội dung sách giáo khoa và gợi mở một số câu hỏi cho học sinh tìm hiểu: Hệ thống phòng thủ Ba Đình được xây dựng ở đâu và xây dựng như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách bố trí của nghĩa quân Ba Đình ? Chiến thuật chủ yếu của nghĩa quân là gì, em suy nghĩ gì về chiến thuật đó ? Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên dựa vào lược đồ lược thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa. Nếu thời gian không cho phép, giáo viên có thể giới thiệu khái quát lược đồ, yêu cầu học sinh nhận xét. Tiếp đó giáo viên lược thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Tóm lại :" Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình" nhằm giúp cho học sinh tái hiện những sự kiện, nhân vật trong quá khứ. mà theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực nên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kỹ năng bộ môn chứ không chỉ để minh hoạ cho lời giảng của giáo viên. Chính vì vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Giống như: Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia một " chuyến du lịch" bằng cách giới thiệu sơ lược và hấp dẫn những hình ảnh trong hệ thống kênh hình. Nêu mục đích làm việc với kênh hình Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến thức từ kênh hình. Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi trên cơ sở các em tự phát hiện kiến thức mới Tạo cơ hội cho học sinh nhận xét, bổ sung trước khi đi đến kết luận. Với cách viết sách giáo khoa mới, kiến thức không chỉ nằm ở hệ thống kênh chữ mà nó còn biểu hiện ở hệ thống kênh hình. Vì vậy hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình chính là cách khai thác vốn hiểu biết sẵn có của học sinh, để các em tự nói lên những hiểu biết vốn có của mình, làm được như vậy học sinh sẽ hiểu bài sâu và nhớ lâu những kiến thức đã học. ************ MỤC LỤC ******* LỜI NÓI ĐẦU A - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Những yêu cầu khi sử dụng kênh hình sách giáo khoa lịch sử 8 2. Những ưu điểm của việc sử dụng kênh hình sách giáo khoa lịch sử 8 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I) Thực trạng ban đầu - Những kỹ năng cần lưu ý khi khai thác tranh ảnh lịch sử - Các bước làm việc với tranh ảnh lịch sử II) Ứng dụng cụ thể 1. Kênh hình phần lịch sử thế giới 2. Kênh hình phần lịch sử Việt Nam C - KẾT THỨC VẤN ĐỀ Tóm tắt ý nghĩa của phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình sách giáo khoa. II) Những kiến nghị: Để áp dụng đạt hiệu quả cao sáng kiến kinh nghiệm, bản thân có những kiến nghị sau: 1. Với phụ huynh: Cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em. Mua sắm đúng, đủ dụng cụ học tập cho các em theo yêu cầu.(sách giáo khoa, tập bản đồ ,vở bài tập), và quản lý các em học tập ở nhà. 2. Với nhà trường: Phải có đủ đồ dùng dạy học bộ môn, thư viện cần đủ các loại sách bộ môn cho học sinh mượn tham khảo ( ở một số học sinh không có điều kiện mua sắm dụng cụ học tập). 3. Với phòng giáo dục: Phải hộ trợ nhà trường có đủ dụng cụ học tập, sách bộ môn, sách tham khảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO: TT TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO TÊN TÁC GIẢ 1 Sách giáo khoa địa lí lớp 9 - Nguyễn Dược (Tổng chủ biên) 2 Sách giáo viên địa lí lớp 9 - Nguyễn Dược (Tổng chủ biên) 3 Vở bài tập địa lí - Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên) 4 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. - PGS - PTS Trần Kiều (chủ biên) 5 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. - Nhiều tác giả, do bộ giáo dục - đào tạo phát hành. 6 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 - 2007) môn địa lí - Vụ giáo dục trung học

File đính kèm:

  • docSANG KIEN SKINH NGHIEM.doc