Chuyên đề: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp - Vũ Thị Lan

tránh rủi ro, thất bại. Những năng lực đó phải dựa trên nền tảng của những giá trị đích thực hướng tới hạnh phúc, hoà bình và chất lượng cuộc sống cho con người. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống trở thành nội dung cấp thiết hiện nay.

 Ở nước ta từ năm học 2010-2011, Bộ giáo dục đã cho tập huấn triển khai rộng rãi chương trình giáo dục kĩ năng sống vào nhiều môn học ở các trường phổ thông. Trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm với việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là rất quan trọng. Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày một đầy đủ hơn thì một bộ phận không nhỏ học sinh càng thiếu đi những kĩ năng sống thiết yếu nhất. Đó là hệ quả của sự nuông chiều của gia đình hoặc là do cha mẹ quá bận mải với công việc mà ít có điều kiện quan tâm đến con cái.

 Do đó, muốn đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục rèn luyện kĩ năng sống thì giáo viên chủ nhiệm phải là người đóng vai trò chủ chốt. Vì giáo viên chủ nhiệm nắm rõ được đặc điểm, hoàn cảnh, tính cách của từng em để có thể tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực đến từng nhóm học sinh.

 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết, góp phần vào phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, hoàn thành mục tiêu chung mà ngành giáo dục đề ra.

 Năm học 2013-2014 ngành giáo dục đang thực hiện chuyên đề “Giáo viên chủ nhiệm ,tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh” thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

 

docx7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp - Vũ Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái.    Do đó, muốn đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục rèn luyện kĩ năng sống thì giáo viên chủ nhiệm phải là người đóng vai trò chủ chốt. Vì giáo viên chủ nhiệm nắm rõ được đặc điểm, hoàn cảnh, tính cách của từng em để có thể tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực đến từng nhóm học sinh.   Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết, góp phần vào phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, hoàn thành mục tiêu chung mà ngành giáo dục đề ra. Năm học 2013-2014 ngành giáo dục đang thực hiện chuyên đề “Giáo viên chủ nhiệm ,tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh” thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.  2. Cơ sở thực tiễn    Trong thực tế giảng dạy đa số giáo viên chưa phát huy hết vai trò của mình với lí do nhà xa nên không có điều kiện lên lớp hàng ngày. đối với các tiết sinh hoạt chủ nhiệm thì đa số chưa đạt được mục tiêu gây hứng thú cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm thường biến tiết sinh hoạt chủ nhiệm thành một tiết xét xử đối với những vi phạm của học sinh. Một số tiết có tổ chức văn nghệ nhưng còn qua loa , chỉ dừng lại ở các em có năng khiếu, hoạt động vui chơi chưa đa dạng.   Trong địa bàn xã Cửu Cao hiện nay nhiều gia đình có điều kiện kinh tế rất khá giả, con cái được nuông chiều dẫn tới các em thiếu các kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân, kĩ năng lao động vệ sinh, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống....Nhiều gia đình kinh tế còn khó khăn cha mẹ phải đi làm xa nên không có điều kiện chăm sóc con cái cũng dẫn đến tình trạng trên. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ch ưa ch ăm h ọc, bỏ học khi kết quả yếu kém, học sinh đánh nhau từ những mâu thuẫn nhỏ, học sinh trốn tiết khi chưa thuộc bài, học sinh bị kẻ xấu lôi kéo lợi dụng vào những con đường tội lỗi. Đối với học sinh THCS, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.Trong xã hội hiện đại dễ nảy sinh những thách thức, nguy cơ rủi ro, muốn thành công và hạnh phúc con người cần được trang bị KNS. B. Nội dung I. Điều kiện thực hiện - Giáo viên: phải nắm được đặc điểm về tính cách củng như hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp. - Khi nhận lớp chủ nhiệm qua vài tuần theo dõi trong các tiết truy bài đầu giờ, thông qua bộ môn mà mình trực tiếp giảng dạy kết hợp với giáo viên bộ môn và gia đình giáo viên thống kê ghi lại đặc điểm về tính cách cũng như hoàn cảnh gia đình của từng em - Khi đã nắm được đặc điểm tính cách của từng em giáo viên có thể dễ dàng phân chia các tổ nhóm trong học tập và tổ chức các trò chơi. Các em có tính cách nhút nhát, rụt rè sẽ được xếp đều vào nhóm có các em mạnh dạn, năng động. Từ đó các em chịu ảnh hưởng nhiều của các em năng động sẽ bớt đi sự nhút nhát rụt rè, thiếu tự tin. Sau một vài hoạt động hợp tác giáo viên sẽ tách riêng các nhóm nhút nhát thi đua riêng để các em này phải tự mình chủ động hoàn thành hoạt động học tập hoặc vui chơi của nhóm mình. - Học sinh: - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực  trong mọi hoạt động rèn luyện kĩ năng sống;       - Nhận thức rằng, việc rèn luyện kĩ năng sống là việc của mình, trước hết có lợi cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính  mình, cho gia đình và sau đó cho cộng đông, cho xã hội và đất nước; - Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình. II. Ứng dụng : Hoạt động 3 “Hội vui học tập” Mục ti êu: Về kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức các môn học. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ. - Rèn tư duy nhanh nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời, câu hỏi Về thái độ: - Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập. Ôn luyện và hiểu thêm ý nghĩa giáo dục của các bài hát. - Giáo dục thái độ nghiêm túc và ý thức say mê trong học tập. *TÝch hợp GD Kĩ năng sống: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung có liên quan đến Hội vui học tập. - KN giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của Hội vui cùng với các đội thi và tìm ra những cách trả lời tốt nhất. - KN quản lí thời gian để trong thời gian ngắn các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất. B ChuÈn bÞ: 1. Tài liệu và phương tiện a.Tài liệu: - Sách tham khảo có câu hỏi và đáp án của một số môn học. - Chuẩn bị trống để làm phương tiện dành quyền trả lời. b. Phương tiện - Máy chiếu - Quỹ lớp 2. Các phương pháp/KTDH tích cực được sử dụng * Ph­¬ng ph¸p: 1. Phương pháp sư phạm tích cực và tương tác. 2. Phương pháp thảo luận 3. Phương pháp cuộc thi * KÜ thuËt: 1. Kĩ thuật hỏi và trả lời 2. Kĩ thuật trình bày một phút 3. Kĩ thuật động não C. Tiến trình hoạt động 1.Tổ chức 2.Nhận xét đánh giá hoạt động của tuần qua 3. Bài mới : Ng­êi thùc hiÖn Néi dung ho¹t ®éng - Cán sự văn nghệ - Người điều khiển - Cá nhân trả lời - Người điều khiển - Các đội trả lời - Người điều khiển - Các tổ lần lượt thi - Ban giám khảo - Giáo viên CN - HS trình bày trong 1 phút. 1. Khám phá: - Bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát : Lớp chúng mình rất vui”. 2. Kết nối: Thi cá nhân: Ai nhanh ai giỏi - Ban tổ chức sẽ đọc câu hỏi. Bạn nào có câu trả lời thì dơ tay, ai dơ tay đầu tiên sẽ được quyền trả lời trước. Câu 1: Muốn tìm Nam, Bắc, đông, tây, nhìn mặt tôi sẽ biết ngay hướng nào? (cái gì) ! Cái la bàn. Câu 2: Một kho gạo có 600 tấn, buổi sáng bán được 12% số gạo. Buổi chiều bán được 8% số gạo. Hỏi cả ngày hôm đó bán được bao nhiêu tấn? ! 20% = 120 tấn gạo. Câu 3: Vua nào đã bốn nghìn năm vẫn ghi công đức làm dân phụng? ! Vua Hùng. Câu 4: Ai được mệnh danh là thi sử, thi Thánh của đời đường Trung Quốc? ! Đỗ Phủ Câu 5: Ai được mệnh danh là ti ên th õ của đời đường Trung Quốc? -L í B ạch 3. Thực hành luyện tập: HĐ 1: Thi Đội nào nhanh hơn, giỏi hơn. - Mỗi tổ cử ba bạn thành một đội, sau khi nghe câu hỏi đội nào gõ trống trước được quyền trả lời. Nếu trả lời sai hoặc chưa đủ, đội khác được quyền bổ xung. Thư kí ghi kết quả từng câu lên bảng. Câu 1: Việt Nam giáp với những nước nào? Đáp Án: Lào, trung Quốc, Campuchia Câu 2: Làm thế nào tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian? Đáp Án: Lấy quãng đường chia cho thời gian ra vận tốc. Câu 3: Ai là tác giả của ca dao dân ca Việt Nam? Đáp Án: Nhân dân lao động. Câu 4: Ngày 22/12/1944 là ngày gì? Đáp Án: Là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 5: Sợi nào được lấy từ vỏ cây được con người sử dụng cách đây 10 000 năm để dệt vải và làm lưới đánh cá? Đáp Án: Đó là sợi lanh. Câu 6: Có mấy loại tam giác, đó là những tam giác nào? Đáp Án: Có bốn loại tam giác: tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều. Câu 7: Căn cứ vào đâu để xác định người đó là công dân của nước cộng hào XHCN Việt Nam. Đáp Án: Căn cứ vào quốc tịch Việt Nam. Câu 8: Có mấy dạng gân lá? Đáp Án: Có 3 dạng gân lá: dạng hình cung, dạng hình mạng, dạng song song. HĐ 2: Thi Biểu diễn văn nghệ - Mỗi tổ 3 tiết mục: đọc thơ, kể chuyện, hoạt cảnh, kịch ngắn tùy khả năng từng tổ. - Chủ đề: học tập, nhà trường. Tổ 1: Đọc bài thơ: “đi cấy. Tổ 2: Hát bài: “Nhớ ơn Thầy Cô” Nhạc và lời Nguyễn Ngọc Thiện. Tổ 3: Hát bài:“Kỷ niệm mái trường” Nhạc và lời Minh Phương. - Chấm điểm. - Tổng kết điểm. - Công bố kết quả thi phát thưởng -Nhận xét tuyên dương 4.Vận dụng: - Qua buổi hoạt động hôm nay, hãy suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi sau trong 1 phút: Câu 1: Em đặt ra mục tiêu phấn đấu về học tập trong năm học này như thế nào? Câu 2: Em đã làm gì để mình đạt được mục tiêu đó. 4.Củng cố: Tất cả các kíên thức mà chúng ta vừa trả lời không xa lạ đều nằm trong kiến thức học thuộc các môn: toán, văn, sử , địa. GD CD,sinhmà các em đã được học. Vậy qua việc trả lời câu hỏi giúp các em hiểu biết hơn, tự tin hơn trong giao tiếp . 5. HDVN: Về nhà các em cần chăm học hơn nữa về tất cả các môn học để giúp các em mở rộng kiến thức hơn. C.Kết luận :    Qua chuyên đề Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp nói trên , bản thân tôi đã áp dụng cho lớp chủ nhiệm của  mình . Tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với thầy cô, không còn hằn học. Các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô, không còn học sinh nhút nhát,tự ti và tính tập thể trong lớp được phát huy cao hơn. Cụ thể là: Năm học Đầu năm (HS chưa chăm, tự ti) Gi ữa học kì I ( HS chưa chăm, tự ti) Cuối học kì I ( HS chưa chăm, tự ti) Năm 2013 – 2014 7/ 30 em 4/30 em 2/30em    Bên cạnh đó, chuyên đề này còn giúp cho người giáo viên nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa chăm,tự ti, chưa lễ phép và chuyên đề còn đề ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp người giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đỡ, hướng dẫn các em trở người học sinh tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi          - Học sinh chấp hành và thực hiện tốt các nề nếp qui định của trường.          - Đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ,.          - Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.          - Biết giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập,          - Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ.          - Có ý thức vượt khó, trung thực trong học tập. D. Điều kiện áp dụng chuyên đề . Chuyên đề này có thể áp dụng cho toàn khối lớp 7 trong chủ điểm “ Chăm ngoan học giỏi” E . Hướng tiếp tục phát triển:     - Giáo dục kĩ năng sống là nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi vì, khi tham gia vào các tổ nhóm hoạt động học sinh sẽ rèn luyện được các kĩ năng diễn thuyết trao đổi, tìm ra hướng đi đúng , những cách ứng xử hay.Tiết sinh hoạt không trở nên nặng nề mà học snh thấy nhẹ nhàng hào hứng hơn. Chuyên đề này có thể áp dụng cho toàn khối lớp ở THCS trong chủ điểm “ Chăm ngoan học giỏi”

File đính kèm:

  • docxChuyen de GDKN song cho HS.docx
Giáo án liên quan