- Năm học 2013 – 2014, trường chúng ta đi vào phương thức giảng dạy từng bộ môn. Và chúng tôi được phân công giảng dạy các bộ môn .
Vậy làm sao để học sinh thêm hứng thú học tập các bộ môn này đó là điều mà tổ bộ môn chúng tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp trong chuyên đề ngày hôm nay: “ Đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh”
- Vấn đề học tập của trẻ. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, chúng tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng,sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các bộ môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CẦU KÈ
TRƯỜNG: TIỂU HOC AN PHÚ TÂN A
TỔ CHUYÊN MÔN: KHỐI 1,2,3
CHUYÊN ĐỀ: KHỐI 1,2,3
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA CÁC BỘ MÔN”
I/ LỜI NÓI ĐẦU:
- Năm học 2013 – 2014, trường chúng ta đi vào phương thức giảng dạy từng bộ môn. Và chúng tôi được phân công giảng dạy các bộ môn .
Vậy làm sao để học sinh thêm hứng thú học tập các bộ môn này đó là điều mà tổ bộ môn chúng tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp trong chuyên đề ngày hôm nay: “ Đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh”
- Vấn đề học tập của trẻ. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, chúng tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng,sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép.
II/ THỰC TRẠNG:
-Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động.
-Thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động
-Một vài học sinh có biểu hiện ỷ lại vào các bạn trong nhóm. Chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
-Hoạt động trò chơi chưa đưa vào nhiều trong các hoạt động giảng dạy.
-GV còn dạy theo lối mòn.
III/ DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH:
Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh tiểu học. Đây là lứa tuổi học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng tri giác của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt. Đặc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy, để tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động một cách gây hứng thú cho học sinh , theo tôi người giáo viên cần:
-Đổi mới nhận thức của người thầy và học sinh .
-Đổi mới phương pháp dạy học .Tăng cường phương pháp trò chơi một cách tích cực .
-Tổ chức nhiều hình thức dạy học .Tăng cường hiệu quả của hoạt động trong nhóm .
-Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học .
-Tạo ra môi trường học tập công bằng,thân thiện ,hứng thú.
IV. VẬN DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH.
1/.Đổi mới nhận thức cuả người thầy và người học.
* Đối với người thầy :
+ Phải nhận thức được việc “dạy thật” có nghĩa là dạy học không phải chạy theo thành tích ,dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất . Phải dạy theo phân hóa đối tượng học sinh.
Ví dụ : Mục tiêu đặt ra cho từng đối tượng học sinh như sau :
+ HS giỏi – khá :
+ HS trung bình – yếu :
+Gv cần có sự chuẩn bị kĩ cả về giáo án và đồ dùng dạy học . Dự đoán trước những tình huống cụ thể xảy ra ,và chuẩn bị sẵn một hệ thống câu hỏi gợi mở để hs dễ dàng tiếp thu kiến thức .
Ví dụ:
+GV cần phải linh động trong việc giảng dạy . Và với hình thức khoán chương trình cho GV , GV được chủ động đưa ra kế hoạch giảng dạy,nhưng vẫn đảm bảo dạy đủ,dạy đúng kiến thức theo chương trình tiểu học.Biết tích hợp lồng ghép kiến thức một cách hiệu quả
Ví dụ:
+ Biết thoát ly sách giáo khoa .
Ví dụ :
- Gv cần có sự chuẩn bị kĩ cả về giáo án và đồ dùng dạy học . Dự đoán trước những tình huống cụ thể xảy ra ,và chuẩn bị sẵn một hệ thống câu hỏi gợi mở để hs dễ dàng tiếp thu kiến thức .
Ví dụ:
* Đối với học sinh :
- Phải nhận thức được việc “ Học thật “ Nghĩa là phải nhận ra tầm quan trọng ở mỗi môn học là như nhau ,không nghĩ rằng có môn chính , môn phụ . Phải có sự chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp ,biết sưu tầm những hình ảnh ,tư liệu có liên quan đến bài học do giáo viên yêu cầu .
2/.Đổi mới phương pháp dạy học:
- Không có một phương pháp nào là tối ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy học hiện đại: thảo luận, động não, đóng vai… Người thầy cần phát huy những phương pháp dạy học truyền thống: quan sát, hỏi đáp, thực hành, thí nghiệm, thuyết minh…
+Tăng cường phương pháp trò chơi một cách tích cực Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi.Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh bớt đi vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn.
3/.Tổ chức nhiều hình thức học tập:
- Có nhiều hình thức tổ chức học tập như cá nhân, lớp, nhóm. ,Tùy theo từng mục tiêu cần đạt được mà GV lựa chọn , phối hợp một cách hợp lí các hình thức học tập .
-Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc.
Tuy nhiên, không phải lúc nào học tập nhóm cũng là tốt. Chúng ta chỉ nên cho học sinh làm việc nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng , khó, cần sự góp ý của nhiều người thì làm việc nhóm mới thật cần thiết và đạt hiệu quả.
4/. Phát huy tối đa hiệu quả cuả đồ dùng dạy học. Sử dụng thiết bị,phương tiện dạy hoc tạo hứng thú cho học sinh
a. Sử dụng giáo án điện tử với phần mềm Power point
b . Sử dụng tranh, ảnh, vật mẫu trong quá trình dạy học:
Lưu ý : Không nên quá lạm dụng vào đồ dùng dạy học ,sử dụng phải đúng lúc ,đúng nơi ,đúng chỗ , dùng xong GV nên cất ngay để tránh gây mất tập trung cho các em.
5/.Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú
-Thường xuyên khen HS để trẻ tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi .Tránh chê bai hay dùng đòn roi khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học.
- Gây hứng thú học tập ngay từ thời điểm bắt đầu tiết học.
- Tạo không gian lớp học tích cực, sạch sẽ, thoáng mát, đẹp
-Thỉnh thoảng thay đổi không gian học tập .
Ví dụ :
+ Xếp lại bàn ghế theo hình chữ U rất thuận lợi cho việc học tập theo nhóm 4
+ Học ở hội trường vào những tiết dạy Power point
V. Mặt tích cực và hạn chế :
a) Mặt tích cực:
- GV đi sâu nghiên cứu kĩ môn mình giảng dạy .
- Vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực .
- Phát huy được tính chủ động của HS, gây được hứng thú học tập cho HS.
b) Hạn chế :
- Đòi hỏi GV phải có sự say mê môn mình giảng dạy.
- Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu, đoạn phim phục vụ giảng dạy.
VI. Khả năng áp dụng :
Từ những kinh nghiệm mà tổ bộ môn chúng tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên, tôi tin rằng chuyên đề này có thể áp dụng cho mọi lớp ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
VII. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là điều mà mọi giáo viên đứng lớp điều quan tâm.Và chúng tôi tin rằng với cái tâm của một nhà giáo, với lòng yêu nghề mến trẻ thực sự thì giáo viên chúng ta sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh và đó sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người.
Trên đây là một số kinh nghiệm của khối “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCTẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA CÁC BỘ MÔN” Xin chân thành góp ý chia sẽ thêm để khối tôi cũng như trong đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ dạy học theo nhóm tốt hơn .
Xác nhận của lãnh đạo TM tổ khối 1,2,3
Khối trưởng
Phạm Thanh Sơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………..o0o……………
BIÊN BẢN
(V/v chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập
cho học sinh qua các môn học )
Tiến hành vào lúc 4giờ 30 phút ngày 12 tháng 10 năm 2013
Địa điểm : Tại trường tiểu học An Phú Tân A
Thành phần :
1 / Phạm Thanh Sơn Tổ Trưởng dạy Lớp 3
2/ Đoàn Văn Em GV dạy lớp 1
3/ Trương Văn Tiến GV dạy lớp
4/ Lâm Văn Khuyến Phó Hiệu trưởng
5/ Trần Minh Phúc GV Thủ quỹ +Y tế
6/ Lê Văn Huy GV Thiết bị + Thư viện
I Nội dung :
Đồng chí : Phạm Thanh Sơn thông qua chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học .(Có Báo cáo kèm theo )
II/ Thảo luận :
Đ/c Phạm Thanh Sơn Khối trưởng gợi ý thảo luận .
Dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh ra sao ?
Đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh thế nào ?
Người dạy thế nào ?
Người học thế nào
GV trong khối thảo luận .
+ GV Trần Minh Phúc ý kiến : Qua báo cáo chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học ”. Rất phù hợp , theo tình hiện nay chúng ta cần nên áp dụng cho từng môn học lớp học của mình và tiết học của mình .
+ Gv trương Văn Tiến ý kiến : Gv tăng cường việc làm và sử dụng ĐDDH và cố gắng dạy máy chiếu , để gây tích cực cho học sinh học tập .
Tập thể trong tổ khối thống nhất báo cáo chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học ”Chúng ta áp dụng rộng rải trong mỗi tiết .
Biên bản kết thúc 4 giờ 45 phút cùng ngày tập thể trong tổ thống nhất cao .
Tham dự kí tên An Phú Tân , ngày 12 tháng 10 năm 2013
1 / Phạm Thanh Sơn Người lập
2/ Đoàn Văn Em
3/ Trương Văn Tiến
4/ Lâm Văn Khuyến Trần Minh Phúc
5/ Trần Minh Phúc
6/ Lê văn Huy
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẦU KÈ
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ TÂN A
CHUYÊN ĐỀ
" ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCTẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA CÁC BỘ MÔN "
TỔ TRƯỞNG KHỐI :1,2,3
PHẠM THANH SƠN
GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẦU KÈ
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHÚ TÂN A
CHUYÊN ĐỀ
"Nâng cao chất lượng dạy học
môn tiếng việt lớp 1. 2. 3"
TỔ TRƯỞNG KHỐI :1,2,3
PHẠM THANH SƠN
File đính kèm:
- CHUYEN DE REN KN LUYEN DOC LOP 1.doc