Chuyên đề: Dạy thực nghiệm tiết dạy địa phương – Môn Giáo dục công dân 7

Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định nguyên lý giáo dục là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội". Trong CTGDPT do Bộ GDĐT ban hành đã quy định một số nội dung giáo dục địa phương ở một số môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và năm học 2011-2012 Bộ GD & ĐT đã đưa chương trình giáo dục địa phương vào môn học Giáo dục công dân. Nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực tiễn. Khi giảng dạy, giáo viên phải liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử địa phương trong các bài dạy đồng thời phải thực hiện nội dung giáo dục chương trình địa phương như 1 tiết dạy chính khóa. Đối với các môn xã hội như Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí thì chương trình địa phương những năm gần đây đã có nội dung biên soạn phù hợp với thực tiễn địa phương, tạo cho học sinh hứng thú khi học vì nội dung các bài đề cập đến những vấn đề gần gũi với đời sống thường ngày của các em. Vì vậy những môn học này phần nào giáo viên đã tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp và hiệu quả. Song đối với môn Giáo dục công dân – 1 môn học được coi là khá khô khan: đề cập đến vấn đề đạo đức hoặc pháp luật, không mấy hứng thú đối với học sinh, nay lại đưa chương trình địa phương vào giảng dạy, trong khi sách giáo khoa mới đang trong giai đoạn dự thảo, chưa chính thống sẽ tạo cho giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều lúng túng. Vì vậy, trên cơ sở tài liệu địa phương môn giáo dục công dân, được sự chỉ đạo của PGD Hoa Lư, BGH trường THCS Ninh Xuân, tổ KHXH chúng tôi mạnh dạn tổ chức chuyên đề cấp trường: “ Dạy thực nghiệm 1 tiết địa phương, môn giáo dục công dân 7” . Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để góp phần vào việc xây dựng bộ tài liệu Giáo dục công dân địa phương của Sở GD và ĐT Ninh Bình được hoàn thiện hơn.

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Dạy thực nghiệm tiết dạy địa phương – Môn Giáo dục công dân 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy thực nghiệm 1 tiết địa phương, môn giáo dục công dân 7” . Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để góp phần vào việc xây dựng bộ tài liệu Giáo dục công dân địa phương của Sở GD và ĐT Ninh Bình được hoàn thiện hơn. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những thuận lợi và khó khăn trong thực tế giảng dạy chương trình địa phương, môn giáo dục công dân. 1. Thuận lợi: - Các nhà trường nhìn chung đều có những định hướng và chỉ đạo đúng đắn đối với nội dung giáo dục địa phương ở các môn học. Đặc biệt là môn GDCD dù mới được đưa vào chương trình song BGH chỉ đạo khá sát sao vấn đề này: đưa ra bàn bạc trong tổ chuyên môn, yêu cầu các giáo viên có chuyên môn chính ban Công dân nghiên cứu nội dung địa phương và đưa vào giảng dạy chu đáo. - Các đồng chí được giao nhiệm vụ giảng dạy môn GDCD ở trường đều là những giáo viên chính ban, được đào tạo đúng chuyên ngành, nên việc nắm bắt nội dung đưa vào giảng dạy khá nhanh nhạy. - Về phía học sinh: chương trình địa phương là những gì gắn bó gần gũi, đã và đang xảy ra hàng ngày, với những người thực, việc thực trên địa phương của các em. Vì vậy, khi tiếp thu chương trình này chắc chắn khá thuận lợi đối với các em. 2. Khó khăn: - Về phía nội dung: chương trình địa phương của môn học Giáo dục công dân thực sự chưa thống nhất, mới đang trong giai đoạn dự thảo, vẫn có những bất cập, chưa hợp lý, chưa hấp dẫn. Một số nội dung chưa sâu, hoặc lặp lại nội dung của chương trình sách giáo khoa chung nên phần nào khiến các giáo viên còn lúng túng. - Đối với giáo viên: Ngoài việc gặp khó khăn trong khi chưa có tài liệu, họ còn lúng túng khi chuyển từ những bài trước kia là ngoại khóa, tham quan với nội dung mờ nhạt, nay sang dạy kết hợp giữa trên lớp và thực tiễn ngoại khóa, tham quan. Nhiều giáo viên chưa thực sự chủ động để lựa chọn cho mình một phương pháp đúng đắn. Hơn thế nữa vị thế của người thày dạy môn GDCD cũng đang bị xem nhẹ, phần nào cũng làm cho nhiệt tình, tâm huyết của họ bị giảm sút. Điều này cũng có ảnh hưởng đến việc dạy nội dung địa phương ( 1 nội dung khó mà lại dễ). Khó vì nó là nội dung mới song dễ vì nó gần gũi với thực tế cuộc sống, nó cũng không nằm ngoài những đặc điểm của chương trình thống nhất chung trong toàn quốc. Vậy dạy sao cho hay, tránh lặp lại bài của sách giáo khoa cũng rất khó cho giáo viên. - Đối với học sinh: tâm lí xã hội phần nào cũng ảnh hưởng tới các em. Đây chỉ được coi là 1 môn học phụ, không thời thượng, chỉ học qua loa không cần chuyên tâm đi sâu. Vì thế, việc đưa hay không đưa chương trình địa phương vào giảng dạy đối với 1 số em cũng chỉ là hình thức, không quan tâm. + Một số em học yếu, lười học thì cũng chẳng cần để ý đến việc có nội dung này trong chương trình. Đặc biệt với địa bàn xã Ninh Xuân chúng tôi, học sinh đa phần là con em nông dân. Việc quan tâm đúng mức đến học tập của con cái cũng rất hạn chế. Hơn thế nữa với tâm lí chung của toàn xã hội thì các em học sinh Ninh Xuân cũng vẫn ngại học các môn thuộc khoa học xã hội, trong đó có môn GDCD. Trên đây cũng là những khó khăn không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảng dạy và học tập bộ môn cũng như nội dung địa phương của bộ môn này. II. Những biện pháp tiến hành dạy thực nghiệm: Tiết 16 – Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - GDCD 7 Xây dựng giáo án: - Đây là 1 khâu vô cùng quan trọng. Sau khi mỗi giáo viên nghiên cứu kĩ bài dạy trong sách dự thảo, chúng tôi đã tiến hành họp tổ chuyên môn, thảo luận những vấn đề về nội dung bài dạy, để thống nhất soạn giáo án. Từ bố cục bài dạy, nội dung dạy, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy cũng như cách thức tổ chức lớp học, điều khiển học sinh học tập trên lớp. - Sau đó, lựa chọn giáo viên có chuyên môn chính ban GDCD lại có trình độ tay nghề vững vàng để soạn giáo án. * Về nội dung: Trong khi soạn phải chú ý đến tính chính xác, tính hệ thống ( chương trình địa phương là 1 phần của chương trình thống nhất trong toàn quốc), đồng thời phải chú ý tính chọn lọc( không phải bất cứ những thông tin nào có liên quan đến nội dung bài dạy ở địa phương mình là đưa hết vào bài mà phải lựa chọn những gì đặc sắc và tình tế nhất) Tiết 16: Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Trong tài liệu hướng dẫn của Sở GD ĐT Ninh Bình: Đây là 1 tiết ngoại khóa được thực hiện sau khi học sinh đã học song bài 9 – 10 GDCD 7. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ hơn những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở chính địa phương Ninh Bình. + Đồng thời giáo viên cũng gúp học sinh hiểu mỗi gia đình, dòng họ dù ít hay nhiều đều có những truyền thống tốt đẹp. Các thế hệ con cháu phải biết tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, phát triển để truyền thống không bị mai một. + Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Học sinh liên hệ bản thân em đã làm được gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. *Về phương pháp: vận dụng sáng tạo, linh hoạt những phương pháp đặc trưng của môn Giáo dục công dân: Như thảo luận nhóm, xem tranh ảnh ( hoặc tư liệu, câu chuyện gần gũi với thực tế ở địa phương), vấn đáp – đàm thoại, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đềNếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho học sinh đi thực tế thăm 1 số nhà thờ họ nổi tiếng ở NB như nhà thờ họ Nguyễn Tử; hoặc tham quan làng nghề truyền thống như nghề thêu ở Ninh Hảiđể từ đó các em rút ra bài học. Song với thời lượng có hạn, 1 tiết trên lớp chúng tôi chọn các phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể như sau: + Với phần I- Đặt vấn đề: chúng tôi vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với phương pháp vấn đáp – đàm thoại, sau khi học sinh đọc kĩ câu chuyện, chúng tôi cho các em trả lời nhanh những câu hỏi: ? Dòng họ Nguyễn Tử có những truyền thống tốt đẹp nào? ? Em có nhận xét gì về những việc làm của ban khuyến học khuyến tài của dòng họ Nguyễn Tử? ? Kết quả của việc làm của ban khuyến học khuyến tài dòng họ Nguyễn Tử? kết quả đó ảnh hưởng ntn đến những người con của dòng họ? Sau khi HS trả lời, GV cùng các em rút ra kết luận như các gợi ý trong tài liệu. Đồng thời cho các em kể thêm những dòng họ khác cũng có truyền thống như dòng họ Nguyễn Tử + Với phần II- Nội dung bài học (1) Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Cho học sinh nhắc lại thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ; bằng phương pháp vấn đáp. Sau đó rút ra những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Ninh bình (2) Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ ở địa phương NB Gv cho HS quay lại phần đặt vấn đề ( I) để vấn đáp – đàm thoại ? Theo em dòng họ Nguyễn Tử có truyền thông tốt đẹp nào? Để rút ra biểu hiện thứ nhất: truyền thống hiếu học: học giỏi, đỗ đạt cao. Tiếp tục cho HS quan sát các bức tranh minh họa ở 3 – I, HS thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm ra và phân loại các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Từ đó tiếp tục rút ra các biểu hiện tiếp. (3) Trách nhiệm của công dân, học sinh. Chúng tôi dùng phương pháp vấn đáp , cho HS rút ra 2 ý về bổn phận của bản thân các em ( liên hệ gia đình, dòng họ mình có những truyền thống tốt đẹp nào? Ví dụ như dòng họ Vũ ở Ninh Xuân của các em cũng là 1 dòng họ hiếu học) trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cũng như ý nghĩa của nó. + Với phần III – Bài tập: Cho Hs giải quyết tình huống trong tài liệu để rút ra cách giải quyết tốt nhất. * Về phương tiện : Tranh ảnh, tư liệu, tấm gương người tốt việc tốt, thông tin sưu tầm về vấn đề ở địa phương, có liên quan đến nội dung bàimáy chiếu. Dạy thực nghiệm : - Với giáo án đã soạn chi tiết, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm 1 tiết trên lớp tại lớp 7A – trường THCS Ninh Xuân và đạt kết quả khá khả quan: + Học sinh: đa phần rất thích học, nhất là phần liên hệ bản thân gia đình, dòng họ của mình: các em kể rất tự hào. Sau đó liên hệ bản thân rất tốt. Đồng thời các em còn biết những truyền thống khác trên địa bàn huyện, tỉnh của mình nữa. + Giáo viên: Lúc đầu còn hơi lúng túng trong việc chuyển tải nội dung bài học cũng như dạy sao cho không lặp lại với bài trong sgk chung, không lặp lại ý. Sau khi được cả tổ xây dựng giáo án, giáo viên đó đã hoàn thành giờ dạy 1 cách khả quan. Rút kinh nghiệm và dạy lại: - Những vấn đề còn thiếu xót, chúng tôi tiếp tục rút kinh nghiệm và cho dạy lại lần 2. Đánh giá nghiêm túc sau khi dạy tại tổ. III. Bài học kinh nghiệm - Bài học 1: Gv cần phải tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến nội dung địa phương thật kĩ như đi thực tế, đi tham quan thực tế hoặc cho học sinh đóng vai tình huống có liên quanĐược như thế nội dung bài học sẽ sâu sắc, hấp dẫn học sinh học tập. - Bài học 2: Trước khi dạy bài địa phương, Gv giao cho các em tự làm việc trước với các thông tin ở thực tế địa phương để phần bài học được sinh động. - Bài học 3: Với những bài về địa phương là những bài có ý nghĩa giáo dục ý thức, thái độ, tư tưởng cho học sinh rất tốt mà không hề khiên cưỡng. Vì vậy giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn xác, khuyến khích sự hoạt động tích cực của học sinh. - Bài học 4: GV cần trao đổi thường xuyên với các giáo viên cùng chuyên môn trước và sau mỗi bài dạy địa phương để từ những lần sau sẽ có bài dạy hiệu quả nhất. IV. Những đề xuất và kiến nghị: * Với SGD: Cần biên soạn bộ tài liệu địa phương cho môn học này 1 cách thống nhất, khoa học, hợp lý, để nhanh chóng đưa vào giảng dạy. * Với các giáo viên: cần tích cực học tập, tìm hiểu nhiều hơn nữa những vấn đề liên quan ở địa phương mình để nội dung bài dạy sâu sắc, hiệu quả nhất. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Trên đây là chuyên đề mà chúng tôi xây dựng trước khi tiến hành dạy thực nghiệm 1 tiết địa phương trong chương trình địa phương môn GDCD 7. Chắc chắn chuyên đề của chúng tôi còn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn, khả thi hơn, hiệu quả hơn khi áp dụng rộng rãi vào thực tế. Ninh Xuân, ngày 10 tháng 11 năm 2011 Nhóm gv GDCD – Ngữ Văn – tổ KHXH NX Tổ trưởng Trần Nhật Lan

File đính kèm:

  • docchuyen de dia phuong GDCD 7.doc