Chuyên đề Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 như thế nào Để đáp ứng yêu cầu đổi mới - Tiểu học Nguyễn Du - Nguyễn Thị Bích Hải

Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm hình thành cho các em tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở những kiến thức toán học được tích lũy có tính hệ thống. Trong chương trình Toán học thì dạy toán có lời văn là một trong những mảng kiến thức được cấu thành. Nó được sắp xếp xen kẽ với những mảng kiến thức khác. Ở lớp 1 giải toán có lời văn là mảng kiến thức tương đối lớn và khó đối với các em. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy việc giảng dạy giải toán có lời văn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để giờ dạy toán có lời văn có hiệu quả? Với suy nghĩ trên tôi đã chọn chuyên đề: “Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 như thế nào để đáp ứng nhu cầu đổi mới” nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy trong nhà trường Tiểu học, nhất là đối với việc dạy học Toán ở lớp 1.

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 như thế nào Để đáp ứng yêu cầu đổi mới - Tiểu học Nguyễn Du - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c: “Lan còn tất cả số kẹo là’’........... b) Sai lầm do học sinh không đọc kỹ yêu cầu của bài, hoặc đọc chưa trôi chảy nên không hiểu bài toán. Do đặc điểm tư duy của học sinh lớp 1, sự tập trung chú ý không bền vững - đọc nhưng chưa hiểu hết yêu cầu của bài toán. Thậm chí chỉ đọc qua một lượt thấy có số liệu giống bài nào đó lập tức các em viết liền phép tính của bài toán. Do không đọc kỹ yêu cầu của bài, không hiểu bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì nên có những học sinh viết được phép tính nhưng sai danh số ( đơn vị ). c) Khả năng tóm tắt, phân tích bài toán còn kém, không hiểu dữ kiện của bài dẫn đến làm sai phép tính và câu trả lời. Ở lớp 1 việc tóm tắt bài toán chủ yếu là điền số vào tóm tắt có sẵn trong sách giáo khoa, tuy nhiên khả năng đọc phân tích bài toán còn hạn chế nên việc điền số vào tóm tắt cũng có em điền sai. Cũng từ nguyên nhân chưa hiểu dữ kiện, chưa hiểu một số từ khoá của bài toán mà học sinh làm sai phép tính ( đáng lẽ làm tính cộng - học sinh lại làm sai thành tính trừ ) Nhiều học sinh viết sai câu trả lời, các em thường đưa nguyên câu hỏi của bài toán, hoặc diễn đạt lủng củng thiếu từ. “Lan còn bao nhiêu số kẹo là:” “ Lan còn là bao nhiêu kẹo:” d) Còn một số ít học sinh sai lầm do không nắm vững kiến thức cơ bản, khi thực hiện phép tính tính toán sai dẫn đến kết quả giải toán sai. Trên đây là một số khó khăn, sai lầm mà học sinh lớp tôi dạy hay mắc phải khi giải toán có lời văn. Để khắc phục những sai lầm và phát huy ưu điểm của học sinh trong thực tế, tôi đã lựa chọn một số giải pháp như sau: 4 - Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 4.1- Giải pháp rèn khả năng ngôn ngữ toán học cho học sinh - Trước hết giáo viên cần tập cho học sinh diễn đạt rõ ràng, thành câu, đủ ý. - Từ những tiết học hình thành số 6, 7, 8.............Giáo viên nêu bài toán của mỗi tranh trong phần hình thành kiến thức, sau đó cho học sinh nhắc lại bài toán theo mẫu giáo viên đã nêu. Tập cho nhiều em, nhất là những học sinh có khả năng diễn đạt kém. - Đối với những bài toán viết phép tính thích hợp (phần luyện tập trong suốt học kỳ I ( trước tiết 84 - Bài toán có lời văn ) giáo viên cũng phải thường xuyên yêu cầu học sinh nêu miệng thành bài toán có lời, khuyến khích học sinh thêm bớt lời văn khác nhau nhưng vẫn phải giữ được dữ kiện chính. Giáo viên cần chỉnh sửa, bổ sung và có bài toán mẫu để gây hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Với bài viết phép tính thích hợp: - GV dẫn dắt để học sinh nêu thành bài toán như: Bên trái có 4 ngôi sao, bên phải có 2 ngôi sao. Hỏi cả hai bên có mấy ngôi sao? Hoặc: Có 4 ngôi sao, thêm 2 ngôi sao. Hỏi có tất cả mấy ngôi sao? Đây là bước chuẩn bị cho việc học giải toán có lời văn sau này. Cũng chính từ bước tập chuẩn bị này mà khi gặp dạng toán đặt đề theo tóm tắt hay viết tiếp câu hỏi để có bài toán học sinh sẽ giảm bớt được những sai lầm. 4.2 - Rèn cho học sinh tuân theo quy tắc chung khi giải toán - Ngay từ tiết học đầu tiên “ Bài toán có lời văn” giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc cấu trúc của một bài toán có lời văn gồm 2 phần. + Phần dữ kiện ( cái đã cho ) + Phần câu hỏi ( cái phải tìm ) Ví dụ: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Nếu thiếu 1 trong 2 phần này thì bài toán trở thành bài toán chưa hoàn chỉnh. Đây cũng chính là bước khởi đầu quan trọng để các em thực hiện giải toán tốt. Chính vì lẽ đó khi giải bài toán có lời văn giáo viên hướng cho học các em cần tuân theo một số bước sau: a) Tìm hiểu bài toán: Nếu không đọc kỹ thì sẽ không hiểu được bài toán cho biết gì ( cái đã cho ), bài toán hỏi gì ( cái phải tìm ) Ví dụ: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? GV hướng dẫn học sinh biết được bài toán cho biết: có 5 con gà, thêm 4 con gà; + Phần bài toán cho biết chính là phần thứ nhất đã tìm hiểu ở trên ( Có thể hướng dẫn học sinh ghi nhớ là phần đứng trước chữ “ Hỏi”) + Bài toán hỏi: Nhà An có tất cả mấy con gà? Đây chính là phần 2 của bài toán (Phần bắt đầu từ chữ hỏi.) b) Lập kế hoạch bài giải: Đây là khâu quan trọng, then chốt, giáo viên hướng cho học sinh lập kế hoạch giải cụ thể. Với cái phải tìm này thì sử dụng phép tính gì, câu trả lời ra sao. c) Thực hiện kế hoạch giải - Trình bày bài giải: Ở lớp một học sinh vừa làm quen với việc trình bày bài giải nên bước này giáo viên cần phải hướng dẫn cặn kẽ và có bài trình bày mẫu. Bài giải phải có đủ 4 nội dung: + Bài giải + Câu trả lời + Phép tính + Đáp số Ví dụ: Bài giải Nhà An có tất cả số con gà là: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số: 9 con gà. d) Kiểm tra lại kết quả: Giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen kiểm tra lại bài giải sau khi giải xong bài toán, xem kết quả, đáp số, danh số ( đơn vị ) đã chính xác chưa, xem lại câu trả lời đã phù hợp với phép tính chưa. Ở lớp 1 các bài toán giải đều chỉ có một phép tính, cộng hoặc trừ, giáo viên nên định hướng cho học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để trả lời. Khi chữa bài cần cho nhiều học sinh nêu câu trả lời - nhận xét giúp học sinh lựa chọn những câu trả lời ngắn gọn và phù hợp nhất, đồng thời nâng cao khả năng diễn đạt của các em. Bên cạnh những giải pháp trên tôi còn chú ý đến phương pháp dạy học cá nhân, chấm chữa tay đôi với học sinh, sửa trực tiếp để giúp các em giảm bớt sai lầm. 5 - Kết quả thu được từ các giải pháp trên: Sau khi nghiên cứu chuyên đề ‘‘Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới’’. Với một số biện pháp đã trình bày ở trên tôi đã áp dụng dạy tại lớp của mình phụ trách (Lớp 1A4) và thu được kết quả đáng kể. Cụ thể là sau tiết dạy ‘‘Bài toán có lời văn’’(Tiết 84) và tiết ‘‘Giải toán có lời văn’’(Tiết 85) tôi tiến hành thực nghiệm bài kiểm tra 15 phút đối với 2 lớp + Lớp 1A4 do tôi trực tiếp giảng dạy + Lớp 1A2 lớp đối chứng Bài 1: Nhà An nuôi 4 con gà và 3 con vịt. Hỏi nhà An nuôi tất cả bao nhiêu con gà và vịt? Bài 2: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán rồi giải Đôi văn nghệ của lớp em có 4 bạn trai và 5 bạn gái. Hỏi ............................. Kết quả kiểm tra Lớp thực nghiệm 1A4 (35 HS) Lớp đối chứng 1A2 (32 HS) Giỏi % Khá % TB % Yếu% Giỏi % Khá % TB % Yếu % 43% 40% 11% 6% 34% 35% 19% 12% Sau khi sử dụng chuyên đề này vào việc dạy giải toán có lời văn ở lớp 1, đối chiếu với với việc điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm tôi thấy kết quả tương đối khả quan. Áp dụng và bổ sung hoàn thiện các biện pháp dạy “giải toán có lời văn” ở trên, chắc chắn rằng những năm học tiếp theo tôi sẽ tiếp tục thu được những kết quả tốt hơn nữa.Tôi thiết nghĩ chuyên đề này có thể áp dụng cho nhiều người đang làm công tác giảng dạy như tôi và có thể giảng dạy cho nhiều đối tượng học sinh. III - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1 Dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 không phải chỉ dạy từ tiết 84 - tuần 21 mà cần rèn cho học sinh cách diễn đạt thành bài toán có lời từ các tranh ở bài hình thành số. Thông qua việc nghiên cứu chuyên đề tôi thấy các kiến thức bài trước là cơ sở cho việc xây dựng các kiến thức của bài tiếp theo, kiến thức của lớp dưới là cơ sở tiếp nhận kiến thức của lớp trên. Dạy mảng kiến thức nào cần dạy cho học sinh nắm chắc mảng kiến thức đó và thường xuyên ôn tập củng cố, tránh lỗ hỏng kiến thức trong các em. Tăng dần mức độ từ dễ đến khó, chú ý tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Cần rèn khả năng diễn đạt cho học sinh ở tất cả các môn học chứ không phải chỉ rèn khả năng diễn đạt trong toán học. Chấm chữa kịp thời, sửa sai trực tiếp cho học sinh, kịp thời phát hiện điểm mạnh, điểm yếu để khuyến khích hoặc bổ sung cho các em. IV - PHẦN KẾT LUẬN: Môn toán là một môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy ở lớp1. Giải toán có lời văn là mảng kiến thức tương đối lớn và khó đối với các em học sinh tiểu học chứ không phải chỉ với học sinh lớp 1. Giải toán có lời văn ở lớp 1 tốt sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt môn toán cũng như các môn học khác ở các lớp tiếp theo. Với mục đích tìm ra phương pháp “dạy giải toán có lời văn” nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, đề xuất trên đây. Do năng lực cũng như trình độ chuyên môn còn hạn chế nên những ý kiến đề xuất của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của cấp trên và đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kiến An, ngày 10 tháng 01 năm 2009 Người viết chuyên đề NguyÔn ThÞ BÝch H¶i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I - TÁC GIẢ: Họ và tên:....................Nguyễn Thị Bích Hải.................................... Ngày, tháng, năm sinh:........06 / 09 / 1974.............................................. Đơn vị:....Trường Tiểu học Nguyễn Du - Quận Kiến An - Hải Phòng.... Điện thoại......0313878295.......Di động.....0914726066......................... E-mail:...haisauhp@yahoo.com.vn......................................................... II - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên SKKN: Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới. III - CAM KẾT: Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Kiến An, ngày 10 tháng 01 năm 2009 Người cam kết NguyÔn ThÞ BÝch H¶i DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT TT Tên SKKN Thuộc thể loại Năm viết Xếp loại 1 Dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 3 Văn bản 2002-2003 Tốt 2 Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 4 - 5 Văn bản 2004-2005 Khá 3 Một số biện pháp rèn tập viết cho học sinh lớp 1 Văn bản 2005-2006 Khá 4 Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 1 Văn bản 2006-2007 Tốt 5 Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 Văn bản 2007-2008 Khá 6 Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới Văn bản 2008-2009

File đính kèm:

  • docChuyen de toan co loi van - Nguyen Thi Bich Hai - TH Nguyen Du.doc
Giáo án liên quan