I.LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh.
Trong những năm qua, Sở Giáo Dục Đào Tạo đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học tập môn học này. Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 35 tiết mỗi năm học. Từ năm 2001 đến nay, HS được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật. Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Bước đầu giảng dạy môn giáo dục quốc phòng trong các trường trung học phổ thông - Trần Chí Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu kinh nghiệm khi tham gia công tác thanh tra. Trong thanh tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên, các cộng tác viên thanh tra vẫn chưa thoát khỏi tâm lý nể nang đồng nghiệp khi đánh giá xếp loại.
Công tác thanh tra nhiều nhưng dàn trải, hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra còn hạn chế; những lĩnh vực chưa được quan tâm chấn chỉnh thường xuyên : đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện cuộc vận động “ hai không”; cần tiếp tục có những biện pháp kiểm tra để hướng tới cuộc vận động này thực hiện ở mức độ sâu, cao hơn, thực chất hơn. Năng lực nghiệp vụ thanh tra của một số cán bộ còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, bản thân chưa chịu khó nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật
* Việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học ở các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo còn hạn chế. Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng phong phú và chưa thường xuyên, liên tục.
Nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Giáo Dục Quốc Phòng ở các trường THPT trong thời gian tới, tôi đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên và học sinh về vị trí, vai trò của môn Giáo Dục Quốc Phòng trong chương trình đào tạo: Nhìn chung, giáo viên và học sinh đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của môn Giáo Dục Quốc Phòng trong chương trình đào tạo. Song phải thừa nhận một thực tế rằng, ở một bộ phận không nhỏ học sinh và một số ít giáo viên có biểu hiện coi thường, xem nhẹ môn học này. Việc nhận thức về môn học như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học: Giáo viên không hoàn toàn chuyên tâm cho chuyên môn, chỉ dạy làm sao cốt xong việc, không thể truyền nhiệt huyết cho học sinh - yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của giờ giảng. Còn học sinh rơi vào tình trạng học đối phó, trung bình chủ nghĩa, kém hào hứng trong học tập. Do vậy, việc làm đầu tiên và cần thiết là phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này, có biện pháp nâng cao hơn nữa về mặt nhận thức trong toàn ngành giáo dục. Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục quốc phòng-an ninh một cách sâu rộng, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người đối với việc học tập, nghiên cứu môn giáo dục quốc phòng-an ninh trong các nhà trường phổ thông.
Tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục quốc phòng: Như đã nêu ở trên, đội ngũ giáo viên môn giáo dục quốc phòng vẫn còn thiếu nhiều về số lượng. Do vậy, trong thời gian tới, cần nhanh chóng phát triển đội ngũ, tránh tình trạng giáo viên phải đảm nhận số giờ vượt chuẩn quá cao. Để đạt mục tiêu này, một mặt cần chú trọng vào đối tượng sinh viên đang được đào tạo chuyên ngành môn giáo dục quốc phòng-an ninh tại các trường đại học. Mặt khác cần tạo điều kiện thu hút tuyển dụng lực lượng giáo viên từ bên ngoài (đáp ứng đầy đủ tiêu chí mà Sở giáo dục đào tạo đề ra). Đủ giáo viên là điều kiện tiên quyết đảm bảo việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Song song với việc chú ý số lượng, việc chú trọng chất lượng của đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng. Phải không ngừng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng. Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng là một trong những tiêu chuẩn của người giáo viên THPT. Đối với giáo viên giáo dục quốc phòng, điều này càng cần thiết, bởi họ không chỉ là giáo viên quân sự, có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, mà còn là người giáo dưỡng cho học sinh đạo đức, hình thành lý tưởng, chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng là việc làm cấp bách, cần tiến hành thường xuyên. Để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục quốc phòng trước hết phải có kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được coi trọng. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú.
Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng , công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng nghiên cứu của các giáo viên giáo dục quốc phòng nên tập trung trực tiếp vào nội dung kiến thức môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình dạy và học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình học tập...
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh phải kích thức được sự tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của học sinh, việc dạy của thầy. Ở đây, có thể sử dụng thường xuyên hơn nữa các hình thức: Kiểm tra giữa kỳ, bài tập về nhà, viết tiểu luận và thi vấn đáp.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc phòng và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật, các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ công tác dạy và học môn giáo dục quốc phòng : Bên cạnh những mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc phòng nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn khác nói chung có phần thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều khi nặng về quan điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học. Chính vì vậy, môn giáo dục quốc phòng còn chưa có sức thuyết phục cao đối với những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các nội dung truyền tải đôi khi còn mang tính kinh viện, trích dẫn. Đổi mới nội dung, chương trình môn học giáo dục quốc phòng thời gian tới phải khắc phục được tối đa những hạn chế kể trên. Cần phải lồng ghép một số nội dung môn GDQP vào các môn học khác như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân v.v.. để tránh chồng chéo về nội dung.
Một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng là cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy và học. Hiện nay, những điều kiện nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng được một phần yêu cầu. Do vậy, cần trang bị thêm những phương tiện cần thiết nhất, bổ sung các loại giáo trình, sách báo, tài liệu tham khảo trong hệ thống thư viện là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là các loại tài liệu tham khảo phải được cập nhật thường xuyên; đảm bảo việc khai thác thông tin từ Internet. Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó xây dựng, kiện toàn đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ được coi là trọng tâm, cơ bản. Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng là một vấn đề lớn, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ tập thể. Đây không chỉ là yêu cầu đặt ra đối với riêng các nhà trường THPT ở Tỉnh Đồng Nai, mà là vấn đề cấp thiết trong cả hệ thống các trường ở cả nước. Và vì vậy, để giải quyết vấn đề, cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ban, ngành, cơ quan. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết, những vấn đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, với hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà quản lý, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng ở các trường THPT, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo chung.
Người thực hiện
Trần Chí Trung
SỜ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị : THPT Long Thành Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long thành, ngày 04 tháng 05 năm 2007
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2006 – 2007
Tên sáng kiến kinh nghiệm : An toàn tuyệt đối trong môn học đẩy tạ
Họ và tên tác giả : Trần Chí Trung Đơn vị : Tổ Thể dục-Quân sự-GDCD
Lĩnh vực :
Quản lý giáo dục q Phương pháp dạy học bộ môn : q
Phương pháp giáo dục q Lĩnh vực khác : q
1.Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới q
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có q
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao q
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao q
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao q
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả q
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
Tốt q Khá q Đạt q
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống :
Tốt q Khá q Đạt q
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng :
Tốt q Khá q Đạt q
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem GDQPAN.doc