I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN:
- Vị trí : Thực tập điện cơ bản là phần thực tập tay nghề cơ bản có liên quan tới đào tạo cao đẳng nghề cho các nghề điện.
- Tính chất: Mô-đun thực tập điện cơ bản cơ là mô đun học nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo cao đẳng nghề.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Hiểu được các khái niệm và công việc của người thợ điện.
- Biết cách tính toán và lựa chọn các thiết bị điện để lắp đặt.
- Biết các loại dụng cụ đồ nghề dùng cho nghề điện.
- Lắp đặt được các mạch điện chiếu sáng và các mạch điều khiển tự động.
- Tự thiết kế được các mạch điện chiếu sáng đơn giản trong sinh hoạt.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ.
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình mô đun đào tạo thực hành điện cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược các mạch điện chiếu sáng và các mạch điều khiển tự động.
- Tự thiết kế được các mạch điện chiếu sáng đơn giản trong sinh hoạt.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung và phân phối thời gian:
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Khái niệm và một số dụng cụ, vật tư, thiết bị thường dùng
06
01
05
2
Sử dụng đồng hồ vạn năng Model 1008
16
01
15
3
Sử dụng Mêgôm mét model 3005
16
01
15
01
4
Lắp mạch điện chiếu sáng 1 vị trí điều khiển
20
02
18
5
Lắp mạch điện chiếu sáng 2 vị trí điều khiển
21
01
20
01
6
Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ một pha rôto lồng sóc
29
03
26
01
7
Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc
33
03
30
01
8
Lắp mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc bằng khởi động từ đơn
19
03
16
Tổng cộng
160
15
145
04
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Khái niệm và một số dụng cụ, vật tư, thiết bị thường dùng
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được khái niệm về các mạch điện chiếu sáng và điều khiển tự động.
- Biết được các dụng cụ và thiết bị thường dùng.
- Các yếu tố cơ bản liên quan đến công việc lắp đặt điện
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 06h (LT: 01h; TH: 05h)
1.1. Khái niệm chung về ngành điện
Thời gian: 01h
1.2. Các biện pháp tiết kiệm điện năng
Thời gian: 02h
1.3. Phạm vi ứng dụng của điện cơ bản.
Thời gian: 02h
1.4. Tổ chức và trang bị nơi làm việc của người thợ điện
Thời gian: 01h
Bài 2: Sử dụng đồng hồ vạn năng Model 1008
Mục tiêu của bài:
- Chọn giới hạn đo phù hợp với đối tượng cần đo.
- Cắm dây đo vào đồng hồ đúng vị trí phù hợp với đối tượng đo.
- Đọc chính xác kết quả đo
- Nơi làm việc gọn gàng khoa học, đảm bảo an toàn lao động.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 16h (LT: 01h; TH: 15h)
2.1. Kiểm tra nguồn.
Thời gian: 01h
2.2. Kiểm tra thông mạch.
Thời gian: 02h
2.3. Thực hiện phép đo.
Thời gian: 11h
2.4. Đọc kết quả đo.
Thời gian: 01h
2.5. Đánh giá kết quả phép đo.
Thời gian: 01h
Bài 3: Sử dụng mêgôm mét model 3005
Mục tiêu của bài:
- Cắm dây đo vào đồng hồ đúng vị trí phù hợp với đối tượng đo.
- Đọc chính xác kết quả đo
- Chọn giới hạn đo phù hợp với đối tượng cần đo.
- Nơi làm việc gọn gàng khoa học, đảm bảo an toàn lao động.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 16h (LT: 01h; TH: 15h)
3.1. Kiểm tra nguồn pin.
Thời gian: 01h
3.2. Đấu dây đo vào Mêgôm mét.
Thời gian: 01h
3.3. Đo điện trở cách điện, đọc kết quả đo.
Thời gian: 07h
3.4. Đo điện trở thuần trở, đọc kết quả đo.
Thời gian: 06h
3.5. Nhận xét kết quả đo.
Thời gian: 01h
Bài 4: Lắp mạch điện chiếu sáng 1 vị trí điều khiển
Mục tiêu của bài:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý, đi dây dúng mạch điện;
- Tính toán và chọn được thiết bị, dự trù dụng cụ, vật tư, thiết bị;
- Chọn phương án đi dây phù hợp, có cơ sở, đánh giá được kinh tế, kỹ thuật với từng phương án.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề;
- Lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình lắp đặt.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 20h (LT: 02h; TH: 18h)
4.1. Nghiên cứu bản vẽ.
Thời gian: 02h
4.2. Khảo sát địa hình vị trí lắp đặt.
Thời gian: 02h
4.3. Lập phương án thi công.
Thời gian: 01h
4.4. Trình tự tiến hành.
Thời gian: 10h
4.5. Kiểm tra đóng điện.
Thời gian: 04h
4.6. Nghiệm thu bàn giao.
Thời gian: 01h
Bài 5: Lắp mạch điện chiếu sáng 2 vị trí điều khiển
Mục tiêu của bài:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý, đi dây của mạch điện.
- Chọn phương án đi dây phụ hợp, có cơ sở, đánh giá được tính kinh tế, kỹ thuật với từng phương án
- Tính toán và chọn được thiết bị, dự trù được dùng cụ, vật tư, thiết bị.
- Lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình lắp đặt.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 21h (LT: 01h; TH: 20h)
5.1. Nghiên cứu bản vẽ.
Thời gian: 02h
5.2. Khảo sát địa hình, vị trí lắp đặt.
Thời gian: 02h
5.3. Lập phương án thi công.
Thời gian: 01h
5.4. Trình tự tiến hành.
Thời gian: 11h
5.5. Kiểm tra đóng điện.
Thời gian: 04h
5.6. Nghiệm thu bàn giao.
Thời gian: 01h
Bài 6: Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ một pha
rôto lồng sóc
Mục tiêu của bài:
- Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị, nhân lực.
- Phán đoán được các sự cố đơn giản trong quá trình vận hành.
- Biết phương pháp xác định đầu dây của động cơ điện
- Vẽ được sơ đồ đấu dây của động cơ điện 1 pha.
- Tháo lắp bảo dưỡng, kiểm tra động cơ không đồng bộ một pha đúng trình tự, đúng kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong qua trình luyện tập.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 29h (LT: 03h; TH: 26h)
6.1. Trình tự kiểm tra trước khi tháo.
Thời gian: 02h
6.2. Trình tự tháo.
Thời gian: 09h
6.3. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng.
Thời gian: 10h
6.4. Trình tự lắp.
Thời gian: 08h
Bài 7: Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ ba pha
rôto lồng sóc
Mục tiêu của bài:
- Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị, nhân lực.
- Phán đoán được các sự cố đơn giản trong quá trình vận hành.
- Biết phương pháp xác định đầu dây của động cơ điện
- Vẽ được sơ đồ đấu dây của động cơ điện 3 pha.
- Tháo lắp bảo dưỡng, kiểm tra động cơ không đồng bộ ba pha đúng trình tự, đúng kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình luyện tập.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 33h (LT: 03h; TH: 30h)
7.1. Trình tự kiểm tra trước khi tháo.
Thời gian: 02h
7.2. Trình tự tháo.
Thời gian: 11h
7.3. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng.
Thời gian: 12h
7.4. Trình tự lắp.
Thời gian: 08h
Bài 8: Lắp mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc bằng
khởi động từ đơn
Mục tiêu của bài:
- Vẽ và đọc được sơ đồ.
- Tính toán và chọn được thiết bị, dự trù được dụng cụ, vật tư, thiết bị.
- Đặt được giá trị dòng quá tải trên rơle nhiệt.
- Lắp đặt đúng sơ đồ, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 19h (LT: 03h; TH: 16h)
8.1. Sơ đồ nguyên lý
Thời gian: 01h
8.2. Sơ đồ đấu dây
Thời gian: 03h
8.3. Tính toán và chọn được thiết bị
Thời gian: 04h
8.4. Trình tự lắp đặt
Thời gian: 09h
8.5. Thuyết minh sơ đồ
Thời gian: 02h
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
- Máy móc, dụng cụ và trang thiết bị:
+ Máy chiếu, máy tính cá nhân
+ Kìm vạn năng
+ Kìm cắt
+ Kìm tuốt dây
+ Kìm ép đầu cốt
+ Tuốc nơ vít 2 cạnh , tuôc nơ vít 4 cạnh
+ Bút thử điện hạ thế
+ Ghen cách điện
+ Bảng điện, đinh vít...
+ ATM 1 pha, 3 pha
+ CD 1 pha, 3 pha
+ Cầu chì:
+ Công tắc
+ Khởi động từ (Rơ le nhiệt + Công tắc tơ):
+ Bộ nút ấn
+ Hàng kẹp
- Nguyên vật liệu:
+ Sổ ghi chép, giấy, bút và bút chì
+ Các loại dây dẫn phụ hợp
+ Băng cách điện
- Các nguồn lực khác: Phòng học lý thuyết và xưởng thực hành
V. Phuơng pháp và nội dung đánh giá:
- Về kiến thức: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận đạt các yêu cầu sau:
+ Trình bày được một số dụng cụ, vật tư, thiết bị thường dùng.
+ Trình bày được trình tự các bước sử dụng đồng hồ vạn năng Model 1008.
+ Trình bày được trình tự các bước sử dụng sử dụng mêgôm mét model 3005.
+ Trình bày được trình tự các bước lắp mạch điện chiếu sáng 1 vị trí điều khiển.
+ Trình bày được trình tự các bước lắp mạch điện chiếu sáng 2 vị trí điều khiển.
+ Trình bày được trình tự các bước tháo, lắp, kiểm travà bảo dưỡng động cơ
không đồng bộ một pha rôto lồng sóc.
+ Trình bày được trình tự các bước tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc.
+ Trình bày được trình tự các bước lắp mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha rôto lồng sóc bằng khởi động từ đơn.
- Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên vật thật, qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm, đạt các yêu cầu sau:
+ Cắm dây đo vào đồng hồ với đối tượng đo.
+ Đọc kết quả đo.
+ Vẽ sơ đồ nguyên lý, đi dây của mạch điện.
+ Tính toán và chọn được thiết bị
+ Lắp đặt lắp đặt mạch điện chiếu sáng
+ Sử dụng các dụng cụ đồ nghề
+ Tháo lắp bảo dưỡng, kiểm tra động cơ không đồng bộ một pha và ba pha
+ Phán đoán được các sự cố đơn giản trong quá trình vận hành.
+ Xác định đầu dây của động cơ điện
+ Vẽ được sơ đồ đấu dây của động cơ điện 1 pha.
+ Vẽ được sơ đồ đấu dây của động cơ điện 3 pha.
+ Đặt được giá trị dòng quá tải trên rơle nhiệt.
+ Đi dây mạch điện
- Về thái độ: Được đánh giá qua quá trình học tập ,đạt các yêu cầu:
Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Có
tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề Đo lường điện và làm tài liệu tham khảo cho các nghề đào tạo tương ứng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
3. Những trọng tâm của mô đun cần chú ý :
- Các bước sử dụng đồng hồ vạn năng Model 1008.
- Các bước sử dụng sử dụng mêgôm mét model 3005.
- Các bước lắp mạch điện chiếu sáng 1, 2 vị trí.
- Trình tự các bước tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ một pha và ba pha rôto lồng sóc.
- Trình tự các bước lắp mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha rôto lồng sóc bằng khởi động từ đơn, khởi động từ kép.
- Trình tự các bước lắp đặt mạch điện điều khiển máy bơm nước một pha.
- Trình tự các bước lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha rôto lồng sóc (đóng, mở cửa rào, cửa cuốn)
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Các bảng phụ lục
- Sổ tay lắp đặt điện
- Một số mô hình và bản vẽ mẫu
- Tài liệu tham khảo: Sách kỹ thuật lắp đặt điện
Vật liệu điện
An toàn điện
Cung cấp điện
Điều khiển tự động
File đính kèm:
- De cuong chi tiet do luong dien.doc