I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô-đun này phải học sau khi đã học xong các môn học/mô-đun cơ sở, Cơ sở Kỹ thuật điện, Vẽ kỹ thuật, Cơ ứng dụng, Vật liệu điện, Khí cụ điện, Máy điện, Đo lường điện, Điện tử cơ bản.
- Tính chất: Mô- đun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng các dụng cụ đo điện năng tác dụng, phản kháng và toàn phần một pha, ba pha thuộc cơ cấu đo cảm ứng.
- Sửa chữa được các hư hỏng ở công tơ điện kiểu cảm ứng.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh máy biến áp đo lường có cấp chính xác nhỏ hơn 0,5.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình mô đun đào tạo kiểm định thiết bị đo lường điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư hỏng ở công tơ điện kiểu cảm ứng.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh máy biến áp đo lường có cấp chính xác nhỏ hơn 0,5.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung và phân phối thời gian:
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Kiểm định công tơ điện cảm ứng một pha
15
01
14
2
Kiểm định công tơ tác dụng ba pha hai phần tử
20
02
18
1
3
Kiểm định công tơ tác dụng ba pha ba phần tử
19
01
18
4
Kiểm định công tơ phản kháng ba pha hai phần tử
19
01
18
1
5
Kiểm định công tơ phản kháng ba pha ba phần tử
19
01
18
6
Kiểm định máy biến dòng điện
14
01
13
7
Kiểm định máy biến điện áp đo lường
14
01
13
1
Tổng cộng
120
08
112
3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Kiểm định công tơ điện cảm ứng một pha
Mục tiêu của bài:
- Kiểm tra phát hiện các hư hỏng gây nên sai số của công tơ điện cảm ứng một pha.
- Xử lý được các hư của công tơ điện.
- Chỉnh định được các thông số của công tơ điện một pha.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 15h (LT: 01h; TH: 14h)
1.1. Kiểm tra sơ bộ bên ngoài.
Thời gian: 01h
1.2. Kiểm tra cách điện, điện trở một chiều cuộn dòng điện và cuộn điện áp.
Thời gian: 01h
1.3. Kiểm tra tỷ số truyền và bộ phận đếm.
Thời gian: 02h
1.4. Kiểm tra hiện tượng tự quay.
Thời gian: 02h
1.5. Kiểm tra ngưỡng độ nhạy.
Thời gian: 02h
1.6. Kiểm tra ở các chế độ tải: 5%Iđm, 10% Iđm, 50% Iđm, 100% Iđm, IMax ứng với cosj =1 và 100% Iđm ứng với cosj = 0,5.
Thời gian: 06h
1.7. Xử lý kết quả.
Thời gian: 01h
Bài 2: Kiểm địnhcông tơ tác dụng ba pha hai phần tử
Mục tiêu của bài:
- Kiểm tra phát hiện các hư hỏng gây nên sai số của công tơ điện năng tác dụng cảm ứng ba pha hai phần tử.
- Xử lý được các hư hỏng của công tơ điện.
- Chỉnh định được các thông số của công tơ điện năng tác dụng cảm ứng ba pha hai phần tử .
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 20h (LT: 02h; TH: 18h)
2.1. Kiểm tra sơ bộ bên ngoài.
Thời gian: 01h
2.2. Kiểm tra cách điện, điện trở một chiều cuộn dòng điện và cuộn điện áp.
Thời gian: 01h
2.3. Kiểm tra tỷ số truyền và bộ phận đếm.
Thời gian: 02h
2.4. Kiểm tra hiện tượng tự quay.
Thời gian: 02h
2.5. Kiểm tra ngưỡng độ nhạy.
Thời gian: 02h
2.6. Kiểm tra ở các chế độ tải toàn phần: 5%Iđm, 10% Iđm, 50% Iđm, 100% Iđm, IMax ứng với cosj = 1 và 50% Iđm , 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 05h
2.7. Kiểm tra ở các chế độ tải từng phần: 20%Iđm, 100% Iđm ứng với cosj =1 và 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 06h
2.8. Xử lý kết quả.
Thời gian: 01h
Bài 3: Kiểm định công tơ tác dụng ba pha ba phần tử
Mục tiêu của bài:
- Kiểm tra phát hiện các hư hỏng gây nên sai số của công tơ điện năng tác dụng cảm ứng ba pha ba phần tử.
- Xử lý được các hư hỏng của công tơ điện.
- Chỉnh định được các thông số của công tơ điện năng tác dụng cảm ứng ba pha ba phần tử.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 19h (LT: 01h; TH: 18h)
3.1. Kiểm tra sơ bộ bên ngoài.
Thời gian: 01h
3.2. Kiểm tra cách điện, điện trở 1 chiều cuộn dòng điện và cuộn điện áp.
Thời gian: 01h
3.3. Kiểm tra tỷ số truyền và bộ phận đếm.
Thời gian: 02h
3.4. Kiểm tra hiện tượng tự quay.
Thời gian: 02h
3.5. Kiểm tra ngưỡng độ nhạy.
Thời gian: 02h
3.6. Kiểm tra ở các chế độ tải toàn phần: 5%Iđm, 10% Iđm, 50% Iđm, 100% Iđm, IMax ứng với cosj = 1 và 50% Iđm , 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 05h
3.7. Kiểm tra ở các chế độ tải từng phần: 20%Iđm, 100% Iđm ứng với cosj =1 và 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 05h
3.8. Xử lý kết quả.
Thời gian: 01h
Bài 4: Kiểm định công tơ phản kháng ba pha hai phần tử
Mục tiêu của bài:
- Kiểm tra phát hiện các hư hỏng gây nên sai số của công tơ điện năng phản kháng cảm ứng ba pha hai phần tử.
- Xử lý được các hư hỏng của công tơ điện.
- Chỉnh định được các thông số của công tơ điện năng phản kháng cảm ứng ba pha hai phần tử .
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 19h (LT: 01h; TH: 18h)
4.1. Kiểm tra sơ bộ bên ngoài.
Thời gian: 01h
4.2. Kiểm tra cách điện, điện trở một chiều cuộn dòng cuộn áp.
Thời gian: 01h
4.3. Kiểm tra tỷ số truyền và bộ phận đếm.
Thời gian: 02h
4.4. Kiểm tra hiện tượng tự quay.
Thời gian: 02h
4.5. Kiểm tra ngưỡng độ nhạy.
Thời gian: 02h
4.6. Kiểm tra ở các chế độ tải toàn phần: 5%Iđm, 10% Iđm, 50% Iđm, 100% Iđm, IMax ứng với cosj =1 và 50% Iđm , 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 05h
4.7. Kiểm tra ở các chế độ tải từng phần: 20%Iđm, 100% Iđm ứng với cosj =1 và 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 05h
4.8. Xử lý kết quả.
Thời gian: 01h
Bài 5: Kiểm định công tơ phản kháng ba pha ba phần tử
Mục tiêu của bài:
- Kiểm tra phát hiện các hư hỏng gây nên sai số của công tơ điện năng phản kháng cảm ứng ba pha ba phần tử.
- Xử lý được các hư hỏng của công tơ điện.
- Chỉnh định được các thông số của công tơ điện năng phản kháng cảm ứng ba pha ba phần tử.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 19h (LT: 01h; TH: 18h)
5.1. Kiểm tra sơ bộ bên ngoài.
Thời gian: 01h
5.2. Kiểm tra cách điện, điện trở một chiều cuộn dòng cuộn áp.
Thời gian: 01h
5.3. Kiểm tra tỷ số truyền và bộ phận đếm.
Thời gian: 02h
5.4. Kiểm tra hiện tượng tự quay.
Thời gian: 02h
5.5. Kiểm tra ngưỡng độ nhạy.
Thời gian: 02h
5.6. Kiểm tra ở các chế độ tải toàn phần :5%Iđm, 10% Iđm, 50% Iđm, 100% Iđm, IMax ứng với cosj = 1 và 50% Iđm , 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 05h
5.7. Kiểm tra ở các chế độ tải từng phần : 20%Iđm, 100% Iđm ứng với cosj = 1 và 100% Iđm ứng với cosj = 0,5L.
Thời gian: 05h
5.8. Xử lý kết quả.
Thời gian: 01h
Bài 6: Kiểm định máy biến dòng điện
Mục tiêu của bài:
- Phát hiện các hư hỏng và kiểm định được máy biến dòng điện đo lường.
- Viết và sử dụng phiếu kiểm định thành thạo.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 14h (LT: 01h; TH: 13h)
6.1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
Thời gian: 01h
6.2. Kiểm tra điện trở cách điện.
Thời gian: 01h
6.3. Kiểm tra tổn hao điện môi (chỉ áp dụng với U>3kV)
Thời gian: 02h
6.4. Kiểm tra đặc tính từ hoá.
Thời gian: 02h
6.5. Kiểm tra tỉ số biến dòng.
Thời gian: 03h
6.6. Xác định điện trở một chiều cuộn dây.
Thời gian: 01h
6.7. Kiểm tra cực tính của cuộn dây.
Thời gian: 01h
6.8. Thử nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
Thời gian: 03h
Bài 7: Kiểm định máy biến điện áp đo lường
Mục tiêu của bài:
- Phát hiện các hư hỏng và kiểm định được máy biến điện áp đo lường.
- Viết và sử dụng phiếu kiểm định thành thạo.
Nội dung của bài: Thời gian thực hiện: 14h (LT: 01h; TH: 13h)
7.1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài.
Thời gian: 01h
7.2. Kiểm tra điện trở cách điện.
Thời gian: 01h
7.3. Kiểm tra tổn hao điện môi (chỉ áp dụng với U>3kV).
Thời gian: 02h
7.4. Thí nghiêm điện áp cảm ứng.
Thời gian: 02h
7.5. Kiểm tra tỉ số biến của máy biến điện áp đo lường.
Thời gian: 03h
7.6. Xác định điện trở một chiều cuộn dây.
Thời gian: 01h
7.7. Kiểm tra cực tính của cuộn dây.
Thời gian: 01h
7.8.Thử nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
Thời gian: 03h
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
- Vật liệu:
+ Sổ ghi chép, giấy, bút và bút chì.
+ Các dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất và điện năng tác dụng, phản kháng và toàn phần một pha và ba pha thuộc các loại cơ cấu đo trên.
- Dụng cụ và trang bị:
+ Băng thử hợp bộ.
+ Các thiết bị lẻ: Thiết bị điều chỉnh dòng, điện áp, góc pha, Oát mét mẫu hoặc Vôn mét, Ampe mét, Phazô mét mẫu.
+ Tuốc nơ vít, kìm cách điện, kìm tuốt dây, bút thử điện, mỏ hàn điện, nhựa thông, thiếc hàn, dao gọt cách điện, kính lúp.
- Nguồn lực khác: Phòng học lý thuyết và xưởng thực hành
V. Phuơng pháp và nội dung đánh giá:
- Về kiến thức:
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm tự luận đạt các yêu cầu sau:
+ Trình bày được các hạng mục kiểm tra, hiệu chỉnh và sửa chữa.
+ Nêu được các hư hỏng hường gặp và nguyên nhân gây nên hư hỏng.
+ Tính chọn được thiết bị, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết trong quá trình kiểm tra, sửa chữa và hiệu chỉnh.
+ Tính toán được sai số và kết luận.
- Về kỹ năng:
Được đánh giá trực tiếp qua thao động tác tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh trên thiết bị, qua chất lượng sản phẩm và phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Kiểm tra và đánh giá được sự hoàn hảo về cơ khí và phần điện, phát hiện được các hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng.
+ Thao tác chính xác và an toàn.
-Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình thực hiện bài tập, trong quá trình đó cần phải tự giác, tính kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, thận trọng và kiên trì.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
Chương trình được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề nghề Đo lường điện và làm tài liệu tham khảo cho các ngành nghề đào tạo khác.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
3. Những trọng tâm của mô đun cần chú ý :
- Kiểm tra cách điện, điện trở một chiều cuộn dòng cuộn áp.
- Kiểm tra tỷ số truyền và bộ phận đếm.
- Kiểm tra hiện tượng tự quay.
- Kiểm tra ngưỡng độ nhạy.
- Kiểm tra ở các chế độ tải toàn phần .
- Kiểm tra ở các chế độ tải từng phần.
- Xử lý kết quả.
- Kiểm tra kỹ thuật.
- Thử nghiệm đo lường.
- Thử nghiệm các đại lượng ảnh hưởng.
- Xử lý kết quả.
- Thử nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Sổ tay kỹ thuật.
- Giáo trình chuyên ngành Đo lường điện.
- Mẫu biên bản kiểm tra dụng cụ đo điện.
- Dụng cụ đo cơ điện- Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- Xuất bản năm.
- Khối lượng về tiêu chuẩn thử nghiệm nghiệm thu và bàn giao thiết bị điện- Xuất bản của Bộ năng lượng.
- Hiệu chỉnh và thử nghiệm các thiết bị điện và tự động hoá trong nhà máy điện và trạm biến áp.( Dịch từ tiếng Nga)
- Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 39:2004-Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành.
File đính kèm:
- De cuong Kiem dinh thiet bi do luong.doc