Chương I Vẽ kỹ thuật cơ sở

1. Kiến thức

 + Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.

2. Kỹ năng

+ Dạy cho học sinh biết ứng dụng các TC vào bản vẽ kĩ thuật trong thực tế.

+ Phân biệt được các kí hiệu trên bản vẽ.

3. Thái độ

+ Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.

+ Tư duy tốt về mối liên hệ rất chặt chẽ giữa các tiêu chuẩn và các kí hiệu trên BVKT.

+ Thấy được tầm quan trọng của BVKT, biết liên hệ với thực tế.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương I Vẽ kỹ thuật cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng. + Cách xây dựng hình chiếu trục đo b. Hướng dẫn BT về nhà + Nhớ các thông số về HCTĐ vuông góc đều, xiên góc cân + BT 1,2 Tr 31 SGK + Yêu cầu đọc thông tin bổ sung ở cuối bài. V. Rút kinh nghiệm và đánh giá …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: ...../......../ ............ Ngày giảng:..../......../............. Tiết:.... Bài 6 Thực hành BIểu diễn vật thể I. Mục tiêu bài dạy: Giáo viên cần làm cho học sinh biết: 1. Kiến thức + Đọc bản vẽ HCVG của vật thể đơn giản. + Từ 2 hình chiếu vẽ được hình chiếu thứ 3, hình cắt, hình chiếu trục đo. 2. Kỹ năng + Đọc thành thạo, vẽ các hình chiếu vật thể đơn giản + Bồi dưỡng tư duy lôgic, khả năng tưởng tượng của học sinh. 3. Thái độ + Xây dựng tính cẩn thận trong công việc lập bản vẽ kĩ thuật. II: Chuẩn bị 1. Giáo viên + SGK, Giáo án, các kiến thức liên quan, sách “ Vẽ kĩ thuật” + Tranh vẽ H 6.2 đến H 6.6 ; Máy chiếu, màn chắn ; Mô hình ổ trục H 6.3 SGK. 2. Học sinh + Các kiến thức liên quan đã học + Dụng cụ vẽ, giấy A4 III. Tiến trình bài giảng * ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ thực hành * Bài mới 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( Tiết 1) Nội dung Phương pháp I . Nội dung thực hành + Cho bản vẽ hai hình chiếu. Yêu cầu: - Hình dung được dạng vật thể - Vẽ hình chiếu cạnh, hình cắt, hình chiếu trục đo - Ghi được kích thước II- Các bước Bước 1: Đọc bản vẽ 2 hình chiếu - Phân tích các hình chiếu - Liên hệ các hình chiếu để hình dung dạng vật thể Đọc hình đã cho: - Hình chiếu đứng gồm 2 hình. + Hình trên cao 28, đường kính 30. + Hình dưới cao 12, rộng 60 Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3 + Hình dung được hình dạng của VT ð tiến hành vẽ HCC. Lần lượt vẽ từng bộ phận. Bước 3: Vẽ hình cắt + Vẽ trên HCĐ ð cần XĐ vị trí Mp cắt. Nếu HCĐ là hình đối xứngðvẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng. + Nên chọn Mp cắt đi qua rãnh trên đế, qua lỗ chính giữa của ổ trục và song song với Mp HCĐ Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo + Chọn tỉ lệ, bố trí hình + Vẽ mờ + Ghi kích thước + Kẻ, ghi nội dung khung tên - Hình chiếu bằng: Xem xét sự tương ứng giữa các phần hình trên hình chiếu đứng * GV: Giới thiệu ( Lấy 2 hình chiếu của ổ trục H 6.1 SGK ) * HS quan sát - GV: Chỉ rõ các bước như sau: B1: H 6.2 B2: H 6.4 * GV: Bước 4, yêu cầu HS xem VD ở bảng 5.1,bài 5. * GV: Các bước khác tương tự như bài 3. B3: H 6.5 B 4: H 6.3 * HS theo dõi và xem lại các ví dụ * GV kết luận: Cách trình bày bài làm như H 6.6 SGK. 2. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành ( Tiết 2) Nội dung Phương pháp III. Tổ chức - Mỗi HS làm một đề theo các đề bài trong H 6.7 SGK. - Hoàn thành bản vẽ như H 6. 6 SGK * GV: giao đề bài cho từng HS ( Mỗi HS làm một đề) * HS làm bài theo sự hướng dẫn của GV. Hình biểu diễn 2 hình chiếu Các chi tiết Gá bằng thép 3. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá a. Củng cố bài * Tập hợp, chỉ ra những sai sót thường gặp trong quá trình thực hành. * Nhận xét, chấm điểm: - Lấy một bài mẫu => Học sinh đánh giá, GV đánh giá => Cho điểm b. Hướng dẫn BT về nhà. - GV thu bài về nhà chấm. - Nhớ khắc phục các sai sót đã gặp - Có thể sưu tầm các bản vẽ hai hình chiếu khác để thực hành với nội dung tương tự VI. Rút kinh nghiệm và đánh giá …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: ...../......../ ............ Ngày giảng:..../......../............. Tiết:.... Bài 7 hình chiếu phối cảnh I. Mục tiêu bài dạy: Giáo viên cần làm cho học sinh biết: 1. Kiến thức + Khái niệm HCPC 2. Kỹ năng + Biết vẽ phác HCPC của vật thể đơn giản. 3. Thái độ + Phát triển tư duy lôgic, óc sáng tạo cho học sinh + Giáo dục tư tưởng đạo đức đúng đắn thông qua bài học => Yêu thích môn học II. Chuẩn bị 1. Giáo viên + SGK, Giáo án, Sách “ Vẽ kĩ thuật” + Tranh vẽ H 7.1; 7.2; 7.3 SGK. Tranh vẽ phóng to các bước vẽ phác HCPC 1 điểm tụ. + Máy chiếu qua đầu, màn chắn… 2. Học sinh + Kiến thức liên quan; + Mô hình ngôi nhà. III. Tiến trình bài giảng *. ổn định lớp *. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: *. Bài mới 1. Hoạt động 1: Mở đầu Nội dung Phương pháp I. Mở đầu * GV: Giới thiệu bản vẽ 3 loại hình chiếu: Vuông góc, trục đo và phối cảnh của ngôi nhà. H 7.1 SGK. * GV: Nêu cách XĐ hình chiếu của 1 điểm tụ trong các loại phép chiếu? * GV: Hình chiếu của 2 đường thẳng song song trong các loại phép chiếu vuông góc, song song và xuyên tâm sẽ như thế nào? * GV: Hãy so sánh độ dài thực của 1 đoạn thẳng với độ dài hình chiếu của nó trong các phép chiếu? * HS theo dõi và suy nghĩ trả lời. - GV kết luận: Trong phép chiếu xuyên tâm, hai đường thẳng song song có thể được chiếu thành 2 đường thẳng cắt nhau. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm về HCPC Nội dung Phương pháp II. Khái niệm về HCPC: 1. Đặc điểm * Quan sát hình vẽ => Đặc điểm: + Các chi tiết ở xa => Nhỏ + Các đường thẳng song song nhau và không song song với MPHC => Gặp nhau tại điểm tụ: * Vậy: HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Trong đó: + Tâm chiếu là Mắt người + Mặt phẳng hình chiếu( mặt tranh): Thẳng đứng, tưởng tượng + Mặt phẳng vật thể: Nằm ngang + Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn là mặt phẳng tầm mắt + Đường chân trời là giao của Mặt tranh & Mặt phẳng tầm mắt 2. ứng dụng của HCPC + Dùng thể hiện các công trình có kích thước lớn. + Đặt cạnh các hình chiếu vuông góc 3. Phân loại: * Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ: + Mặt tranh song song với 1 mặt của vật thể. Nghĩa là người quan sát nhìn thẳng vào một mặt của VT. * Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ: + Mặt tranh không song song với mặt nào của VT. Nghĩa là người quan sát nhìn vào góc của VT. * GV: Quan sát hình biểu diễn hãy đưa ra những nhận xét: Hình biểu diễn * GV: Nêu các ứng dụng của HCPC.Hiện nay thường gặp các HCPC nào? * HS: Suy nghĩ trả lời. * GV: Kết luận 3. Hoạt động 3: Trình bày cách vẽ phác HCPC một điểm tụ. Nội dung Phương pháp III- Phương pháp vẽ phác HCPC + Vẽ đường chân trời + Chọn 1 điểm tụ + Vẽ HCĐ của vật thể + Nối các điểm của HCĐ với điểm tụ + Lấy 1 điểm để xác định chiều rộng vật thể + Từ điểm xác định chiều rộng vật thể vẽ các đường thẳng song song với các cạnh của hình chiếu đứng vật thể * GV: Thực hiện vẽ trên bảng, hướng dẫn và giải thích cho HS. * HS theo dõi và vẽ theo. * GV kết luận: + Hình vẽ phác không đòi hỏi độ chính xác cao mà chỉ cần biểu diễn được hình dáng của đối tượng ( trong thực tế có thể không cần dụng cụ vẽ) + Việc vạch đường chân trời tt chính là chỉ độ cao của điểm nhìn. + Muốn thể hiện mặt bên nào ngoài mặt chính thì chọn điểm tụ về phía mặt bên đó của HCĐ. + Nên chọn điểm tụ ở xa HCĐ để HCPC không bị biến dạng nhiều. + Việc chấm các điểm chỉ định độ dày ( độ sâu) của đối tượng cũng không đòi hỏi chính xác. Tuy nhiên cần ước lượng một cách hợp lý vì nếu 2 đoạn thẳng bằng nhau, thì đoạn nào ở xa điểm nhìn hơn sẽ có HCPC ngắn hơn. 3. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá a. Củng cố: Yêu cầu HS trả lời, nhận xét và bổ sung các câu hỏi. Sau đó GV đánh giá, cho điểm. + Định nghĩa các khái niệm: Điểm nhìn, mặt tranh, Mp VT, Mp tầm mắt, đường chân trời, điểm tụ. + Hình biểu diễn nào trong các loại HCTĐ và phối cảnh gây ấn tượng giống như khi quan sát đối tượng trong thực tế? + So sánh hình biểu diễn nhận được trong PP HCPC với một bức ảnh chụp bằng máy ảnh thông thường. + So sánh việc vẽ phác HCPC với việc vẽ bức tranh phong cảnh. b. Tổng kết: GV tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài + Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài. IV. Rút kinh nghiệm và đánh giá …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: ...../......../ ............ Ngày giảng:..../......../............. Tiết:....... kiểm tra 1 tiết I. Mục tiêu: + Kiểm tra các kiến thức học sinh đã được học. + Phát hiện những kiến thức học sinh chưa thực sự nắm vững. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: + Soạn các câu hỏi & đáp án kiểm tra. 2. Học sinh: + Các kiến thức đã học + Giấy kiểm tra III. Tiến trình *. ổn định lớp *. Kiểm tra: Phần câu hỏi Câu 1 ( 2 điểm) + Nêu khái niệm tỉ lệ hình vẽ. + Cơ sở xác định tỉ lệ khi lập bản vẽ kĩ thuật. + Có mấy yếu tố khi ghi kích thước, đặc điểm các yếu tố. Câu 2 ( 2 điểm) + Nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất + Khái niệm hình cắt mặt cắt Câu 3 ( 6 điểm) + Vẽ 3 hình chiếu vuông góc( Phương pháp chiếu góc thứ I) của vật thể có cấu tạo như sau: ( Tấm trượt dọc. Hình 3.9(2), Trang 21 SGK) Phần đáp án Câu 1 + Tỉ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ so với kích thước thật trên thực tế + Cơ sở: - Kích thước vật thể - Độ phức tạp của vật thể - Khổ giấy + Có 3 yếu tố khi ghi kích thước - Đường gióng kích thước: Nét liền mảnh, kẻ vuông góc ( có thể không vuông góc) với đoạn cần ghi kích thước, kẻ qua đường ghi kích thước 2mm - Đường ghi kích thước: Nét liền mảnh + Chữ số kích thước Câu 2: Nội dung PP chiếu góc thứ nhất: + Không gian tạo bởi 3 mặt phẳng vuông góc: 3 mặt phẳng hình chiếu + Vật thể V, đặt trong không gian tạo bởi 3 mặt phẳng( Góc phần IV thứ nhất) + Các hướng chiếu( Vuông góc với các mặt PHC) + Tiến hành chiếu vật thể lên 3 mặt phẳng hình chiếu + Đưa 3 mặt phẳng hình chiếu về cùng mặt phẳng hình chiếu đứng Khái niệm hình cắt mặt cắt: + Hình cắt: Hình biểu diễn vật thể nằm trên, sau mặt phẳng cắt + Mặt cắt: Hình biểu diễn phần vật thể nắm trên mặt phẳng cắt Câu 3: Các hình chiếu vuông góc: IV. Tổng kết, đánh giá …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docChuong I VKT Co so.doc
Giáo án liên quan