Chương I : An toàn điện – Sử dụng dụng đồ nghề - Dụng cụ đo lường điện

Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương I : An toàn điện – Sử dụng dụng đồ nghề - Dụng cụ đo lường điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mắt nạn nhân. Dùng tay để ngữa đầu nạn nhân ra phía trước để cho cuốn lưỡi không bịt kín đường hô hấp. Người cấp cứu hít thật mạnh vào, một tay vẫn mở miệng, tay kia vít đầu nạn nhân xuống( hình vẽ) rồi áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh (đối với trẻ em thì thổi nhẹ một chút). Ngực nạn nhân phòng lên, người cấp cứu ngẩng đầu lên hít hơi thứ hai, khi đó nạn nhân sẽ tự thở ra được do sức đàn hồi của lòng ngực. Tiếp tục như vậy với nhịp độ 14 lần/ phút, liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh. h10.4 b. Trường hợp hai người: Thổi ngạt kết hợp với ấn tim ngoài lòng ngực, nếu gặp nạn nhân mê mang không nhúc nhích, ngừng thở, không nghe tim đập, ta phải lập tức ấn tim ngoài lòng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Khi đó: - Một người tiến hành hà hơi thổi ngạt như trên - người thứ hai làm việc ấn tim. Hai bàn tay người ấn tim chồng lên nhau, đè 1/3 dưới xương ức nạn nhân. Aán mạnh bằng cả sức cơ thể, tì xuống vùng ức (không tì sang phía xương sườn, đề phòng nạn nhân có thể bị gẫy xương). Nhịp độ phối hợp giữa hai người như sau: cứ ấn tim 4, 5 lần thì thổi ngạt một lần, tức là 50, 60 lần trên một phút. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phương pháp hiệu quả nhất, nhưng cần lưu ý khi nạn nhân bị tổn thương cột sống ta không dùng phương pháp ấn tim. Tóm lại: Cứu chữa người bị nạn điện là một công việc khẩn cấp, làm càng nhan càng tốt. Tuỳ theo hoàn cảnh mà áp dụng phương pháp cứu chữa cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để xử lý. Chỉ được phép coi như người bị nạn đả chết khi đả có bằng chứng rõ ràng như vỡ sọ, cháy toàn thân, hay có quyết định của y, bác sỹ, nếu không thì phải kiên trì cứu chữa đến cùng. !C Bài 3 : Sử dụng cụ đồ nghề, dụng cụ để đo lường. I./ Mục đích và yêu cầu 1 ./ Mục đích: - Giúp học sinh biết cách sử dụng dụng cụ, đồ nghề đo lường điện thông dụng đúng kỹ thuật. 2./ Yêu cầu : - Sử dụng thành thạo đúng kỹ thuật các dụng cụ và thiết bị đo lường điện thông dụng như: kiềm tuốt dây, kiềm răng, kiềm cắt, vít, VOM, đồng hồ chỉ thị số, Ampe kiềm, Công tơ điện một pha, Vôn kế, Am pe kế,…. II./ Nội dung 1./ Thiết bị, dụng cụ, vật tư: Kiềm tuốt dây, kiềm răng, kiềm cắt, vít, VOM, đồng hồ chỉ thị số, Ampe kiềm, Công tơ điện một pha, Vôn kế, Am pe kế,…. 2./ Các bước tiến hành a./ Đo dòng điện: a1. Bước 1: Xác định đại lượng và ước lượng giá trị dòng điện cần đo: (Đo dòng xoay chiều hay một chiều, giá trị tối đa có thể có của dòng điện cần đo) a2. Bước 2: Chọn dụng cụ đo và giai đo thích hợp a3. Bước 3: Mắc dụng cụ đo vào mạch cần đo: mắc nối tiếp với tải cần đo dòng điện đi qua A Tải (Bóng đèn) (Nếu đo dòng điện xoay chiều ta sử dụng Am pe kiềm) a4.Bước 4: Đọc giá trị hiển thị trên Ampe kế. b/. Đo điện áp: b1. Bước 1: Xác định đại lượng và ước lượng giá điện áp cần đo: (Đo điện áp xoay chiều hay một chiều, giá trị tối đa có thể có của điện áp cần đo) b2. Bước 2: Chọn dụng cụ đo và giai đo thích hợp b3. Bước 3: Mắc dụng cụ đo vào mạch cần đo: mắc song song với tải cần đo điện áp V Tải (Bóng đèn) a4.Bước 4: Đọc giá trị hiển thị trên Volt kế. c /. Đo điện trở c1. Bước 1: Xác định đại lượng và ước lượng giá trị điện trở cần đo: c2. Bước 2: Chọn dụng cụ đo( VOM) và giai đo thích hợp c3. Bước 3: Chập 2 que đo và chỉnh nút (Adjust 0W) về 0 W. c4. Bước 4: Đo và đọc trị số. * Lưu ý: Đo điện trở để biết được sự thông mạch của dây dẫn, kiểm tra dây có bị đứt không, bóng đèn dây tóc có bị đứt không, và xác định giá trị của điện trở, kiểm tra độ cách điện của thiết bị điện như vỏ động cơ,….. d./ Sử dụng VOM và đồng hồ hiển thị số: d1. Sử dụng VOM: d1.1. Nhận biết các thành phần chủ yếu của đồng hồ VOM cơ khí: - Kim đo - Ngõ ra nối tiếp với tụ bên trong đồng hồ - Thang tỷ lệ - Núm chọn dải đo - Điểm chung của dây đo (COM), điểm này thường nối với que đo màu đen - Mặt số để đọc - Nút chủnh kim về số 0 - Chiết áp chỉnh vị trí “0W”của kim đồng hồ. Hình vẽ minh hoạ: d1.2. Đo điện áp AC: - Chỉnh kim về vị trí 0: xoay núm 7 - Xoay nút 4 về vị trí ACV - Tuỳ theo điện áp cần đo mà ta chọn thang đo thích hợp: + Điện áp < 10 V: xoay nút 4 về vị trí 10, đọc vạch đo 10, kết quả ngay bên hàng thứ 1. + Tươing tự: Khi đo điện áp < 50 V: chọn thang 50, đọc thang 0 – 50 Khi đo điện áp < 250V: chọn thang 250, đọc thang 0 -250 Khi đo điện áp < 1000V: Chọn thang 1000, đọc thang 0 -10 và nhớ nhân kết quả với 100. - Cắm trực tiếp que đo vào 2 lỗ cần đo điện áp mà không cần phân biệt (-),(+) Ổ điện AC220V 0 250 AC - + d1.3. Đo điện áp DC: - Chỉnh kim về 0V. - Bật nút chọn về vị trí DCV Lưu ý: Ở thang đo DCV còn có một số thang đo như sau: + Thang 01V: Đọc kết quả trên vạch chia từ 0-10. Tuy nhiên kết quả đo phải chia cho 100. + Thang 0,5V: Đọc kết quả trên vạch chia từ 0 -50. Kết quả chia cho 100. + Thang 2,5V: Đọc kết quả trên vạch chia từ 0 -250. Kết quả chia cho 100 - Cách nối que đo: + Que đen nối với cực (-) của nguồn điện. + Que đỏ của đồng hồ nối với cực(+) của nguồn điện. 0 10 DC - + - + 6V d1.4. Đo DC mA: - Đo dong DC < 250 mA - Khi đo phải nối tiếp mạch với đồng hồ đo. - Cực âm của nguồn phải nối tiếp với que đen của đồng hồ - Cực dương của nguồn nối với que đỏ đồng hồ. d1.5. Đo điện trở: - Đồng hồ phải có pin: 2 pin tiểu để đo các thang Rx1, Rx10,Rx100. Riêng thang đo Rx10K dùng pin 9V. - Chỉnh nút “OW” về 0W - Chọn thang đo điện trở: + Thang Rx1: Đo các điện trở từ 0,2W đến 2KW + Thang Rx10: Đo điện trở từ 2W đến 20KW, nhân kết quả với 10. + Thang Rx100:Đo các điện trở từ 20W đến 200KW, kết quả nhân với 100. + Thang Rx1K: Đo các điện trở từ 200W đến 20MW, kết quả nhân với 1K + Thang Rx10K: Đo các điện trở từ 2K đến 20MW, kết quả nhân với 10K. - Chiều chuyển động cuat kim đồng hồ khi đo điện trở theo hướng giảm dần, ngược so với các thang DCV/ACV - Để kết quả đo điện trở được chính xác, phải gở hẳn điện trở ra khỏi mạch, sau đó cặp 2 que đo vào 2 chân của điện trở, đọc kết quả. d2. Sử dụng Đồng hồ số(DIGITAL MULTIMETER-DIMM) Khảo sát đồng hồ số tiêu biểu Wellink 1240 đ.2.2. Đo điện áp một chiều: - Cắm que đỏ vào lỗ cắm “VWmA”, que đen vào lỗ cắm “COM” - Đặt chuyển mạch DC « AC về vị trí DC nếu muốn đo điện áp DC(hoặc vị trí AC nếu muốn đo điện áp AC) - Chuyển đảo mạch lựa chọn chức năng/thang đo tới vùng “V” (Nếu đo điện áp chưa được biết trước hãy bắt đầu từ thang đo cao nhất, sau đó chuyển đổi thang đo thấp hơn để có độ phân giải tốt nhất không thấy dấu) - Chấm các que đo vào mạch điện cần đo - Đọc các trịu số đo được trên màn hình LCD Hình: d.2.3. Đo dòng điện DC (dòng AC) - Cắm một đầu của dây đỏ vào lỗ cắm “VWmA” (nếu đo dòng trong khoảng 20mA), nếu cần đo dòng cỡ hàng Ampere thì cắm que đỏ voà lỗ cắm 10A thay vì lỗ”VWmA”một đầu của dây đen vào lỗ cắm “COM” - Đặt vhuyển mạch Ac/DC về vị trí DC nếu muốn đo dòng DC hoặc về vị trí AC nếu muốn đo dòng AC. - Xoay chuyển mạch lựa chọn chức năng/ thang đo tới vùng”A”(nếu đo dòng chưa xác định được, hãy bắt đầu từ thang đo cao nhất sau đó chuyển tới thang đo thấp hơn để có độ phân giải tốt nhất - Nối que đo nối tiếp với mạch cần đo - Đọc giá trị hiển thị trên màn hình LCD Hình: d.2.3. Đo điện trở: - Cắm một đầu của dây đỏ vào lỗ cắm “VWmA”, một đầu dây đen vào lỗ cắm “COM” - Xoay chuyển mạch lựa chọn chức năng/ thang đo tới vùng “W”. Nếu đo điện trở có trịo số chưa biết, bạn hãy bắt đầu từ thang đo cao nhất, sau đó chỉnh tới thang đo thấp hơn để có độ pjân giải tốt nhất. - Nối hai que đo vào hai đầu điện trở cần đo. - Đọc giá trị hiển thị trên màn hình LCD. Hình: d.2.4. Đo diode: - Cắm một đầu của dây đỏ vào lỗ cắm “VWmA”, một đầu dây đen vào lỗ cắm “COM” - Xoay chuyển mạch lựa chọn chức năng/thang đo về thang đo điođe - Nối que đỏ với cực dương (P) của điode và que đen vào cực âm (N) - Đọc giá trị hiển thị trên màn hình LCD (nếu đảo ngược hai que đo nối với các cực của diođe, màn hình hiển thị “OL”) d.2.5. Đo thông mạch: “ o))) “ - Cắm một đầu của dây đỏ vào lỗ cắm “VWmA” và một đầu của dây đen vào lỗ cắm “COM” - Xoay chuyển mạch lựa chọn chức năng/thang đo tới thang “o)))” - Nối hai que đo vào hai điểm cần thử thông mạch trên mạch điện. Nếu trở kháng giữa hai điểm đó dưới 30W, sẽ phát ra âm thanh. Hình: e./ Sử dụng Ampe kiềm: Đo dòng AC - Chọn giai đo thích hợp - Bóp càn di động của ampe kiềm để đưa dây dẫn cần đo dòng điện vào gộng kiềm - Đọc giá trị hiển thị Hình vẽ: f./ Đo công suất - Đo điện áp hiệu dụng U - Đo dòng điện I - Công suất tác dụng: P = U*I( Trong thực tế còn phải tính đến hệ số công suất Cosj) h./ Đo điện năng bằng công tơ điện một pha - Mắc tải một pha: lấy bóng đèn tròn lầm tải - Mắc nguồn vào vào chân: 1,2 và ra chân 3, 4 đi nuôi tải - Đọc giá trị của công tơ trong các khoảng thời gian. Hình vẽ: Công Tơ 1 pha 1 2 3 4 Nguồn vào 012367

File đính kèm:

  • docEDIEN DAN DUNG NGAN HANbaigiangLocsoandoc.doc
Giáo án liên quan