Chuẩn kiến thức và kỹ năng lớp 1

2) Ví dụ: a) Đếm từ 1 đến 100.

b) Viết số và ghi lại cách đọc số trong phạm vi 100 (số có hai

chữ số), chẳng hạn:

 Viết (theo mẫu):

 Sáu mươi mốt : 61 65 : sáu mươi lăm

 Tám mươi tư : .

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức và kỹ năng lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chuẩn kiến thức và kỹ năng lớp 1 Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú I. Số 1. Các số đến 100 1) Biết đếm, đọc, viết các số đến 10. 1) Ví dụ. a) Đếm từ 1 đến 10. b) 2) Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. 2) Ví dụ: a) Đếm từ 1 đến 100. b) Viết số và ghi lại cách đọc số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số), chẳng hạn: Viết (theo mẫu): Sáu mươi mốt : 61 65 : sáu mươi lăm Tám mươi tư : ... 48 : ... 3) Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. 3) Ví dụ. Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) : a) Số 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị ; ta viết 87 = 80 + 7. b) Số 59 gồm ... chục và ... đơn vị ; ta viết 59 = ... + ... c) Tính nhẩm : 30 + 6 = 36 60 + 9 = ... 20 + 7 = ... 40 + 5 = ... 70 + 2 = ... 20 + 1 = ... 4) Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng. 4) Ví dụ. Viết số thích hợp vào ô trống : 5) Biết so sánh các số trong phạm vi 100. 5) Ÿ Sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các dấu >, <, = khi so sánh hai số. a) Trong phạm vi 10. Ví dụ. 4 … 5 2 … 5 8 … 10 ? 7 … 5 4 … 4 10 … 9 b) Trong phạm vi 100. Ví dụ. 34 ... 50 72 ... 81 ? 78 ... 69 62 ... 62 Ÿ Xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước (sử dụng các từ "bé nhất", "lớn nhất"). Ví dụ. a) Khoanh vào số lớn nhất trong các số: 72; 68; 80. b) Khoanh vào số bé nhất trong các số: 79; 60; 81. Ÿ Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé (nhiều nhất là 4 số). Ví dụ. Viết các số 72; 38; 64: a) Theo thứ tự từ bé đến lớn. b) Theo thứ tự từ lớn đến bé. 6) Bước đầu nhận biết thứ tự các số trên tia số. 6) Ví dụ. Điền số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó: 2. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 1) Sử dụng các mô hình, hình vẽ, thao tác để minh hoạ, nhận biết ý nghĩa của phép cộng. Ví dụ. Viết phép tính thích hợp: 2) Thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 và biết cộng nhẩm trong phạm vi 10. 2) Ví dụ. a) Tính nhẩm: 5 + 3 = ... 2 + 8 = ... b) Tính: 2 5 6 4 3 4 ... ... ... 3) Sử dụng các mô hình, hình vẽ, thao tác để minh hoạ, nhận biết ý nghĩa của phép trừ. 3) Ví dụ. Viết phép tính thích hợp: 4) Thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 và biết trừ nhẩm trong phạm vi 10. 4) Ví dụ. a) Tính nhẩm: 7 - 4 = ... ; 10 - 5 = ... b) Tính: 9 7 10 4 5 4 ... ... ... 5) Bước đầu nhận biết về vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ. 5) Ví dụ. 5 + 0 = 5 0 + 5 = 5 5 - 0 = 5 5 - 5 = 0 6) Biết dựa vào các bảng cộng, trừ để tìm một thành phần chưa biết trong phép tính. 6) Ví dụ. ... + 2 = 5 ; 3 + ... = 6 ; 7 - ... = 1; ... - 1 = 5 7) Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (tính theo thứ tự từ trái sang phải). 7) Ví dụ. Tính: 5 + 1 + 2 = ... ; 9 - 3 - 2 = ... ; 9 - 5 + 1 = ... 3. Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 1) Biết đặt tính (theo cột dọc) và thực hiện phép cộng, phép trừ không nhớ các số trong phạm vi 100. 1) Ví dụ. a) Tính: 37 92 65 89 21 4 32 7 b) Đặt tính rồi tính: 25 + 13 ; 69 - 21. 2) Biết cộng, trừ nhẩm (không nhớ): Ÿ Hai số tròn chục. Ÿ Số có hai chữ số với số có một chữ số (trường hợp phép cộng, phép trừ ở cột đơn vị dễ thực hiện bằng nhẩm). 2) Ví dụ. Tính nhẩm: Ÿ 20 + 30 = ... ; 90 -30 = ... Ÿ 15 + 1 = ... ; 38 - 2 = ... ; 80 + 7 = ... ; 95 - 5 = ... II. Đại lượng 1. Độ dài 1) Biết xăng-ti-mét là một đơn vị để đo độ dài; biết đọc, viết số đo độ dài trong phạm vi 100cm. 1) Nhận biết độ dài 1cm, biết viết và đọc các số đo. 2) Biết dùng thước thẳng có vạch thành xăng-ti-mét để đo độ dài các đoạn thẳng (trong phạm vi 20cm) rồi viết các số đo. 2) Ví dụ. Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo: 3) Biết thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét. 3) Ví dụ. Tính (theo mẫu): 20cm + 10cm = 30cm 30cm + 40cm = ... 32cm + 12cm = ... 40cm - 20cm = ... 2. Thời gian 1) Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ. 2) Biết xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày). 3) Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ. 2) Ví dụ. Nhìn vào tờ lịch hôm nay và nêu được thứ, ngày, tháng. Chẳng hạn: Hôm nay là thứ hai, ngày 16 tháng 2. 3) Ví dụ. Đồng hồ chỉ mấy giờ ? III. Hình học 1) Bước đầu nhận biết các hình sau: . Hình tam giác . Hình vuông . Hình tròn 2) - Nhận ra hình vuông, hình tam giác, hình tròn từ các vật thật. - Biết xếp, ghép hình đơn giản. 1) Ví dụ. Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm: …………… ……………….. ………………. Ví dụ. Tô màu vào các hình: cùng hình dạng thì cùng một màu. Ví dụ. Mặt cái trống có dạng hình tròn, mặt con súc sắc có dạng hình vuông, khăn quàng đỏ có dạng hình tam giác.. Ví dụ. Ghép các hình dưới đây thành các hình mới (theo mẫu) 3) Bước đầu nhận biết về điểm, đoạn thẳng. 3) Nhận ra, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng. Ví dụ. A Ÿ Điểm A 4) Biết nối hai điểm để có đoạn thẳng. M N Đoạn thẳng MN 5) Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài không quá 10cm. 6) Biết nối các điểm để có hình tam giác, hình vuông. 6) Ví dụ. Nối các điểm để có một hình vuông và 2 hình tam giác. Ÿ Ÿ Ÿ 7) Bước đầu nhận biết về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. 7) Ví dụ. a) Đúng ghi Đ, sai ghi S : Ÿ Điểm A ở trong hình tam giác c Ÿ Điểm B ở ngoài hình tam giác c Ÿ Điểm E ở ngoài hình tam giác c Ÿ Điểm C ở ngoài hình tam giác c Ÿ Điểm I ở ngoài hình tam giác c b) Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn, 2 điểm ở ngoài hình tròn (chưa yêu cầu ghi tên các điểm). IV. giải bài toán có lời văn Biết giải các bài toán về thêm, bớt (giải bằng một phép cộng hoặc một phép trừ) và trình bày bài giải gồm : câu lời giải, phép tính, đáp số. Ví dụ. a) Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn ? Bài giải Tổ em có tất cả là: 6 + 3 = 9 (bạn) Đáp số: 9 bạn. b) An có 5 quả cam, An cho bạn 2 quả cam. Hỏi An còn lại mấy quả cam ? Bài giải Số cam còn lại là: 5 - 2 = 3 (quả) Đáp số: 3 quả cam.

File đính kèm:

  • docChuanKTKNToan1.doc
Giáo án liên quan