Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình

Môn tiếng việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương tiện để nắm chắc kiến thức khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để giáo dục tình cảm đạo đức cho các em học sinh. Ở bậc tiểu học, môn tiếng việt nhằm trang bị cho các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ xảo sử dụng tiếng việt trong các hoạt động: nghe- nói - đọc - viết.

Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Vì vậy chữ viết cần phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao tiếp và hậu quả khó lường trước được.

Trẻ em đến tuổi đi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Trẻ biết chữ mới có phương tiện để học tiếng việt và các môn học khác. Chính vì vậy học sinh phải được học chính tả.

 

doc21 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu ý học sinh: khoảng cách chữ - chữ, cách ghi dấu chấm, dấu phẩy. tư thế ngồi, cách cầm bút  c. Chép chính tả: 15-18’ Giáo viên bao quát, giúp đỡ: Soát lỗi :giáo viên đọc thong thả bài viết.  chấm một số bài – nhận xét : d. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 5’ yêu cầu : quan sát tranh vẽ, điền vần; chữ để có từ ứng với mỗi tranh. giáo viên đưa bảng phụ ghi nội dung 2 bài tập. Bài 2: Điền vần: ăm hay ăp?     Nnay, thắm đã là học sinh lớp một. thắm chhọc, biết tự trcho mình, biết sxếp sách vở ngăn n Bài 3: Điền chữ c hoặc k ?    hát đồng a             chơi éo co giáo viên chỉ chữ ca. tại sao viết là c? giáo viên chỉ chữ kéo. tại sao viết là k? 3 Củng cố dặn dò: Giáo viên hỏi: ? Khi nào viết k? ? Khi nào viết c?  - Nhận xét giờ học.  - Dặn dò về nhà.  -         1 em lên bảng viết. -         HS viết bảng con. -         HS trả lời. -         Nhận xét bạn.     - HS đọc.     - HS trả lời.      - Học sinh đọc kết hợp phân tích tiếng, từ cần ghi nhớ.     - Học sinh viết bảng con.     - 1 em lên viết bảng lớp.  - gồm 4 câu, 4 dấu chấm   - Học sinh trả lời.    -  Học sinh nhận xét về cách trình bày.    - Nêu cách sửa đúng.   - Học sinh nhìn bảng viết bài.   - Soát lỗi bài của mình.   - Học sinh quan sát tranh sgk làm bài.   - Học sinh làm bài.   - Chữa bài.   - Nhận xét.   - Gọi đọc lại bài.    - đi với âm a viết là c.    -  đi với âm e viết là k.   - Viết là k khi đứng trước các âm : i, e, ê  còn lại các âm khác  viết là c. VII. Kết quả đạt được:      Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạyqua bài chính tả tập chép bài  nhà bà ngoại, tôi thu được được kết quả khá tốt. Tôi đã tiến hành so sánh kết quả này với kết quả bài đầu năm học của các em. Kết quả cụ thể như sau: năm học 2010- 2011 Tổng số học     sinh G K TB Y kết quả bài đầu 20 SL % SL % SL % SL % 5 25,0 6 30,0 7 35,0 2 10,0 kết quả bài thực nghiệm 20 11 55,0 8 40,0 2 10,0 0 0           Riêng về trình bày: năm học 2010- 2011 Tổng số học sinh Trình bày đúng, đẹp Trình bày đúng, nhưng chưa đẹp Trình bày sai SL % SL % SL % kết quả bài đầu 20 5 25,0 9 45,0 6 30,0 kết quả bài thực nghiệm 20 15 75,0 5 25,0 0 0           Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng các biện pháp trên ta thấy:          + Không có em nào mắc lỗi về trình bày, nhiều em có bài trình bày đúng và đẹp (chiếm 75,0%).     + Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi cao hơn nhiều so với đầu năm học chiếm (55,0%) đạt loại giỏi. loại tb chiếm tỉ lệ ít (10,0%) không có em nào bị điểm yếu.    *Nhận xét chung:      Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn giảng dạy trong năm học vừa qua tôi thấy: Dù học sinh mới được làm quen và thực hành viết chính tả nhưng tình trạng học sinh mắc những lỗi về chính tả đã giảm hẳn. Cụ thể: Không có học sinh nào mắc lỗi về trình bày, kể cả ở trình bày đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ. Học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, đọc – phát âm tốt nắm được qui tắc chính tả, các em đã viết đúng khoảng cách giữa chữ với chữ, giữa từ với từ cách viết dấu chấm, dấu phẩy. các em viết đúng tốc độ, bài viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. Nhờ được rèn đọc, rèn viết ngay từ đầu năm, trong tất cả các môn học nên đến nay các em đã đọc rất tốt, đặc biệt là học sinh đã tự chép hoặc nghe – viết một bài chính tả theo đúng mẫu yêu cầu của cô. Trong các bài thi viết chính tả do giáo viên trong tổ tự tổ chức vào các buổi chiều (luyện tiếng việt) học sinh đã viết, trình bày bài chính tả đúng và đẹp, không còn bị bỡ ngỡ do không phải là giáo viên chủ nhiệm đọc chính tả. Học sinh tự tin khi viết và làm bài. VIII. Bài học kinh nghiệm.      Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp vào vào thực tế giảng dạy phân môn chính tả ở lớp 1 tôi thấy cần lưu ý những điểm sau:       + Nắm vững tầm quan trọng của môn học và nắm chắc kiến thức trọng tâm cần truyền thụ cho học sinh trong từng bài.    + Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo: nghiên cứu kĩ từng bài, có đủ tài liệu và đồ dùng khi lên lớp.   + Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp để học sinh được luyện tập thực hành nhiều, tự chiếm lĩnh kiến thức.    + Cần phải tính đến điều kiện cụ thể cho phép như thời gian cho từng tiết học, điều kiện học sinh lớp mình để lựa chọn nội dung – phương pháp dạy học sao cho phù hợp.           + Dạy học phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính vững chắc, tính vừa sức với đối tượng học sinh lớp mình.          + Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ và trình bày bảng khoa học.          + Giáo viên chủ nhiệm phải đi sâu, đi sát lớp, chấm chữa bài thường xuyên, nắm được đối tượng học sinh lớp mình và nắm được chất lượng chữ viết của học sinh trong từng giai đoạn viết chữ để có hướng khắc phục và đề ra phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.          + Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh nói chung và rèn chính tả cho học sinh nói riêng.           + Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình. phải luôn cải tiến phương pháp dạy học.          + Ngay từ đầu năm giáo viên cùng phụ huynh học sinh thống nhất đồ dùng sách vở cho học sinh: cùng một loại vở và bìa bọc, cùng viết bút mực là bút máy và viết cùng loại mực.          + Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp trường. thường xuyên khen thưởng, động viên học sinh có thành tích cao hay có tiến bộ trong phong trào vở sạch - chữ đẹp.           Phối kết hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học.          + Một trong những điều quan trọng để dạy chính tả đạt hiệu quả là giáo viên cần phải giúp học sinh hiểu tác dụng của việc rèn chính tả .Từ đó học sinh chủ động, tự giác trong việc rèn chính tả. I X. Phạm vi ứng dụng của đề tài:           Kinh nghiệm về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả” có thể áp dụng tất cả các lớp khối 1 trong các trường Tiểu học và có thể áp dụng một phần đối với học sinh lớp trên của bậc tiểu học. X. Một số kiến nghị:          Việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn chính tả cho học sinh lớp 1 tôi có một số kiến nghị sau: 1. Đối với giáo viên:           Luôn tâm huyết, hết lòng với nghề.          Cần phải rèn đọc chuẩn, rèn chữ viết của mình. thường xuyên tự học hỏi, rèn luyện mình để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.      Dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp cũng như tự đọc các tài liệu. luôn sử dùng đồ dùng trong các giờ học một cách có hiệu quả. Tránh dạy chay hoặc sử dụng đồ dùng mang tính hình thức. Điều kiện quan trọng hơn nữa đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê với công việc, tận tuỵ với học sinh. Phối kết hợp 3 môi trường giáo dục. 2. Đối với học sinh.    Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết lắng nghe những nhận xét của cô, của bạn để tự sửa chữa, khắc phục nhược điểm của mình.Mạnh dạn góp ý, sửa sai, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như khi vui chơi. 3. Đối với nhà trường.    Cần có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện một cách đồng loạt ( từ khối 1 đến khối 5 ) về viết chính tả.Tổ chức các cuộc thi trong các buổi ngoại khoá dưới những hình thức khác nhau để rèn cho học sinh các kỹ năng : nghe-đọc-nói-viết và kỹ năng tính toán.           Đèn điện đủ sáng cho hs viết bài trong những ngày đông rét, tối trời. 4. Đối với phụ huynh học sinh.      Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. cần đảm bảo góc học tập của các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng tạo cho các em ngồi học thoải mái.       Kết hợp với nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết chính tả cũng như các kỹ năng khác cho con em mình.      Bản thân phụ huynh cũng cần phải tự rèn cách đọc, cách nói chuẩn, cách viết chuẩn. 5. Đối với phòng giáo dục.      Vấn đề viết đúng, viết đẹp phòng đã chỉ đạo tới các trường nhưng để giáo viên và học sinh thực hiện tốt, theo chúng tôi phòng giáo dục nên có biện pháp cụ thể phổ biến tới các trường về việc dạy chính tả.      Tổ chức chuyên đề, các phương pháp mới về dạy chính tả. C. PHẦN KẾT LUẬN          Giáo dục tiểu học là nền tảng vững chắc để học sinh học tiếp lên các lớp trên. Chính vì vậy đồi hỏi các em phải nắm chắc kiến thức cơ bản, đầu tiên các em phải đọc thông viết thạo thì mới tiếp nhận được kiến thức của các môn học.       Việc rèn chữ viết cho học sinh là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Rèn được học sinh viết chữ đẹp là niềm vui của thầy cô, hạnh phúc của trẻ và là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng chúng ta không chỉ rèn đọc - viết cho học sinh trong chốc lát, mà đó là cả một qua trình rèn luyện lâu dài và liên tục. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, giáo viên cần có tính cẩn thận tỉ mỉ, tránh nóng nảy. Có vậy việc rèn chính tả cho học sinh mới thành công. không chỉ có vậy, người giáo viên cần phải lựa chọn, phối hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng bài, với đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho các em chủ động tìm và lĩnh hội kiến thức.      Trong mọi giờ học giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng hoạt động cho các em. Vì vậy người giáo viên cần không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để giờ học sôi nổi, học sinh hào hứng học tập tiếp thu bài một cách chủ động. học sinh lớp 1 rất thích được khen. Lời khen kịp thời sẽ giúp các em có hứng thú học tập và mau tiến bộ. Do vậy, giáo viên phải biết động viên khuyến khích các em kịp thời, giúp các em tự tin hơn trong học tập.     Rèn kỹ năng viết chính tả không chỉ đồi hỏi yêu cầu ở người thầy hướng dẫn, mà phần quyết định đó chính là học sinh. Học sinh phải biêt lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn, của thầy; chịu khó tự giác học tập rèn luyện dưới sự dẫn dắt của thầy cô.

File đính kèm:

  • docRen chinh ta cho hoc sinh lop 1.doc