Trong một số công trình của mình V.I.Lênin đã từng nói: “Lịch sử đã chứng minh rằng, trong quá trình đấu tranh, những cuộc cách mạng vĩ đại đều tạo nên những nhân vật vĩ đại và phát huy được những tài năng mà trước kia chưa phát huy được”. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc các nước thuộc địa là một cuộc cách mạng hết sức vĩ đại trong lịch sử loài người. Nó cũng tạo ra những nhân vật vĩ đại và phát huy đến đỉnh cao tài năng của những nhân vật ấy. Nếu tính đến những thập kỷ của đầu thế kỷ XX thì Nguyễn Ái Quốc đúng là một nhân vật vĩ đại mà cuộc giải phóng dân tộc đòi hỏi, sinh ra, đi tiên phong, dũng cảm giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc thuộc địa, đương đầu kiên quyết, khôn khéo với bọn đế quốc tư bản thực dân lúc đó đang tuyệt đối thống trị trên những dải đất thuộc địa rộng lớn khắp năm châu bốn biển.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng và bảo vệ nền cộng hòa dân chủ đối phó thù trong giặc ngoài chuẩn bị kháng chiến lâu dài (1945-1946), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c động và sung sướng. Chính sách đại đoàn kết của cụ Hồ không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà xuất phát từ tinh thần nhân văn cao cả trong sáng, nên đã có ảnh hưởng to lớn trong nước. Trên đất Huế, ngoài con cháu hoàng tộc còn có nhiều tri thức lớn, nhiều quan lại cũ của triều đình Huế. Họ được Cụ Hồ cảm hóa, xóa bỏ mặc cảm, nhanh chóng tập hợp dưới ngọn cờ đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau này đã gắn bó thủy chung với cách mạng.
Trong việc chọn người, cử người vào ủy ban nhân dân các cấp: “Người xấu ta loại, người tốt ta dùng, ủy ban nhân dân phải mở rộng cửa đón những người đứng đắn, có tài năng, được tín nhiệm với dân chúng, mặc dầu đứng ngoài hàng ngũ Việt Minh…Không được phép bỏ một lực lượng nào sẵn sàng phụng sự quốc gia…”. Người không bằng lòng trước việc ủy ban nhân dân một số nơi có hiện tượng lợi dụng chức quyền làm những việc quá tả. Trong một bức thư gửi các đồng chí tỉnh nhà ngày 17/09/1945, người nhắc nhở: “Chúng ta không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với nhiều người không nguy hiểm lắm, thì ta nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung, không nên bắt bớ lung tung, không nên tịch thu vô lí, làm cho dân chúng kinh khủng…”.
Đối với những người đã làm việc trong bộ máy chính quyền cũ. Người cũng bỏ qua quá khứ, thể hiện một tinh thần khoan dung, độ lượng hiếm có, thông cảm với hoàn cảnh của họ, mạnh dạn khai thác, sử dụng những khả năng có thể, động viên họ tham gia vào những việc ích quốc, lợi dân. Nói chuyện với đại biểu sĩ quan bảo an binh cũ, Người nói một cách thông cảm: “Lòng người thì đồng mà hoàn cảnh không đồng, tỷ như có người muốn cúng vàng vào quỹ độc lập mà không có vàng. Có người muốn xung vào bộ đội mà yếu đuối quá. Có thể nói tấm lòng nhiệt thành ái quốc của các bạn ai cũng rõ, nhưng vì hoàn cảnh khác nhau, các bạn phải gắng giúp Chính phủ những cái có thể được”. Nhờ tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng nhân ái bao la Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những đã mời được những “chí sĩ, trí thức danh vọng như các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố…tham gia Chính phủ mới mà còn mạnh dạn sử dụng những thượng thư, đại thần của triều đình Huế như các cụ Bùi Đăng Đoan, Phạm Khắc Huề…vào những chức vụ quan trọng của chính quyền nhân dân. Người từng nói: “Chỉ sợ lòng mình không rộng chứ không sợ người ta không theo mình”[19;141]. Ngay đối với những người lầm lạc, thậm chí đối lập. Người vẫn đối xử với một tấm lòng độ lượng, khoan dung, không muốn để một ai đứng ngoài có thể cho kẻ thù lôi kéo, lợi dụng.
Chỉ ít ngày sau lễ ra mắt của Chính phủ lâm thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử ông Hoàng Minh Giám đi tìm Trần Trọng Kim, nghe nói vừa mới ra Hà Nội nhưng đã không tìm được. Cũng trong thời gian đó bằng quyết định cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lệnh thả Ngô Đình Diệm khi ấy bị bắt đưa về giam ở Hà Nội, hơn nữa Người còn muốn gặp Ngô Đình Diệm đang ẩn náu trong Nhà chung Hà Nội để bàn hợp tác nhưng họ Ngô với đầu óc chống cộng kịch liệt đã từ chối buổi gặp mặt này. Tiêu biểu cho tinh thần khoan dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời tuyên bố của Người về cái chết của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, một cái chết sám hối để trả giá cho sự lầm lạc của ông ta khi nhận đững ra làm Thủ tướng cho chính phủ bù nhìn do Pháp dựng lên ở Nam Bộ. Người nói: Về chính trị, ông Nguyễn Văn Thinh đã đi lầm đường nên bị cô lập, nhưng ông chết đi thì dù sao nước Việt Nam cũng mất một bác sĩ mà nước Việt Nam đang cần dùng những nhân tài như ông để kiến thiết”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến khối đoàn kết các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Cách mạng vừa thành công Người đã tiếp đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Bắc về thăm Hà Nội, biểu dương tinh thần yêu nước, ý chí đánh giặc và đóng góp của đồng bào các dân tộc ít người vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám căn dặn đồng bào cần phấn đấu hơn nữa để giữ gìn độc lập, chống ngoại xâm.
Người tham dự Đại hội lần thứ nhất các dân tộc thiểu số Việt Nam, một cuộc đại hội thân thiện đoàn kết chống ngoại xâm, xưa nay chưa từng có. Người phát biểu trước Đại hội về quyền bình đẳng giữa các dân tộc anh em và khẳng định Chính phủ sẽ hết sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Trong thư tới Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được tổ chức tại Plâycu, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xêđăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”[26;101].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất chủ động trong việc tập hợp, đoàn kết đồng bào các tôn giáo vì sự nghiệp chung. Người đến thăm chùa Bà Đá, dự lễ cầu siêu cho các chiến sĩ và ăn cơm chay với các chư tăng, nói chuyện với tăng ni, phật tử. Người nhắc lại lời Phật dạy: “Làm Phật, pháp không được xa rời thế gian. Người nói thêm: “Ngày xưa các vị sư tăng ở Ngũ Đài Sơn đã xuống núi đánh Ma Vương, cứu độ chúng sinh. Ngày nay, ma vương chính là thực dân Pháp xâm lược. Vì vậy, cần phải đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo để đánh giặc cứu nước, cứu dân…”.
Với đồng bào công giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh mời các giám mục Lê Hữu Từ và Hồ Ngọc Cẩm tham gia đoàn Cố vấn tối cao của Chính phủ. Cuộc tổng tuyển cử vừa kết thúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rời Hà Nội vào tận Phát Diệm thăm giáo mục Lê Hữu Từ và hơn 100 linh mục giáo xứ Ninh Bình. Người nói với cha Từ: “Tôi về đây với một tấm lòng sốt sắng và thân mật… Dù công giáo hay không công giáo, phật giáo hay không phật giáo đều phải đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà” Báo cứu quốc. Số 142, ra ngày 15-1-1946.
. Trưa đó Người dùng cơm với cha Từ cùng một nhà sư tạo ra hình ảnh đẹp đẽ về đoàn kết tôn giáo trong đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những hoạt động không mệt mỏi trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tác dụng tập hợp rộng rãi mọi lực lượng có thể tập hợp, nhằm cô lập triệt để bọn đế quốc xâm lược, hạn chế hoạt động chia rẽ của bọn phản cách mạng, tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà.
* *
*
Như vậy, Người không những là nhà cách mạng, nhà yêu nước vĩ đại mà còn là một nhà tư tưởng thiên tài. Điều đó thể hiện ngay từ khi Người đem “cẩm nang” thần kỳ truyền vào Việt Nam và lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Người là tấm gương sáng ngời như báo Mỹ viết: “Cụ Hồ là Gióc-giơ Oasinhtơn của Việt Nam. Vì vậy, trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Cụ đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi. Nhưng Cụ cũng là Lênin của Việt Nam, bởi vì dân tộc Việt Nam mà Cụ đã góp phần giải phóng không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục làm một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin và trở thành ngọn đèn biển soi sáng đường đi cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”.
PHỤ LỤC
Bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Nguồn:
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam
Trêng ®¹i häc s ph¹m hµ néi §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
------o0o-----
M«n : HCM với CMVN Tới trước ngày 4/1/2011 điểm chưa được công bố tại văn phòng khoa, ai biết điểm không nên quảng bá rộng rãi trước khi dán điểm tại bảng tin.
STT
Họ và tên
Điều kiện
Tiểu luận
1
NguyÔn ThÞ Lan Anh
7,5
8
2
NguyÔn ThÞ Ngäc Anh
7,5
8,5
3
Lª ThÞ ¶nh
8
8
4
NguyÔn V¨n BiÓu
8
9
5
Bïi Cao Cêng
7,5
7,5
6
NguyÔn ThÞ Dung
8
8,5
7
NguyÔn ThÞ Thu Dung
8
8,5
8
NguyÔn ThÞ Kiªn Giang
8
8
9
Hµ ThÞ H¹nh
7,5
9
10
Kh¬ng ThÞ H»ng
7,5
9
11
NguyÔn ThÞ Thu H»ng
8
8,5
12
Lª ThÞ Quúnh Hoa
8
8
13
TrÇn Ngäc Hoa
8
8,5
14
Ph¹m ThÞ HuÖ
8,5
8
15
Bïi ThÞ HuyÒn
8
8
16
NguyÔn ThÞ HuyÒn
7
7,5
17
Ph¹m ThÞ HuyÒn
7,5
8
18
Chu Thu H¬ng
8
8,5
19
NguyÔn ThÞ H¬ng
7,5
9
20
NguyÔn ThÞ Thu Hêng
8
8
21
Vò ThÞ Thu Hêng
8
9
22
TrÞnh ThÞ Liªn
7,5
8
23
Bïi Xu©n Long
8,5
9
24
Lª ThÞ L
7,5
8,5
25
NguyÔn ThÞ Hoa Mai
8
8,5
26
NguyÔn ThÞ Ngäc Mai
8,5
8,5
27
Vò ThÞ Nga
8
8,5
28
NguyÔn ThÞ NguyÖt
7
8,5
29
NguyÔn ThÞ Nhµn
8
8
30
NguyÔn ThÞ PhÊn
8
8,5
31
TrÇn §×nh Phiªn
8
9
32
§ç ThÞ Phîng
7,5
8
33
NguyÔn ThÞ T¸m
7,5
8
34
Bïi ThÞ Giang T©m
7,5
8
35
NguyÔn ThÞ Ph¬ng Th¶o
7,5
8
36
NguyÔn ThÞ Thoan
8,5
8,5
37
NguyÔn ThÞ Thu
8
7,5
38
Ph¹m ThÞ ThuËn
7,5
8,5
39
NguyÔn ThÞ Thóy
8
8
40
Ph¹m ThÞ Thóy
8
8
41
NguyÔn ThÞ Thu Thñy
8
8,5
42
§Æng ThÞ T×nh
7,5
7,5
43
§µo ThÞ Thu Trang
8
8,5
44
NguyÔn ThÞ HuyÒn Trang
7,5
7,5
45
Hµ ThÞ TuyÓn
7,5
8
46
Vò ThÞ V©n
8
8
47
NguyÔn ThÞ H¶i YÕn
8
8,5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 8: 1945-1947. Nxb Chính trị Quốc gia. 1998.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 9: 1948. Nxb Chính trị Quốc gia. 2001.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 11: 1950. Nxb Chính trị Quốc gia. 2001.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 12: 1951. Nxb Chính trị Quốc gia. 2001.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 13: 1952. Nxb Chính trị Quốc gia. 2001.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 14: 1953. Nxb Chính trị Quốc gia. 2001.
Hồ Chí Minh, toàn tập: tập 4. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Hồ Chí Minh, toàn tập: tập 5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Nguyễn Văn Am. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng tháng Tám 1945 (chủ trì đề tài khoa học. Mã số B2000.75.37. Đề tài cấp Bộ 2000-2001.
PGS. TS. Nguyễn Văn Am. Bài giảng Hồ Chí Minh với Cách mạng Việt Nam (cho sinh viên năm thứ 4 lớp CNXH-NV). 2010.
Phạm Văn Đồng. Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990.
Võ Nguyên Giáp. Chiến đấu trong vòng vây. Nxb QĐND. 1974.
PGS. Lê Mậu Hãn (cb). Đại cương lịch sử Việt Nam. Nxb Giáo dục. 2006…
File đính kèm:
- CHU TICH HO CHI MINH VOI VIEC XAY DUNG VA BAO VENEN CONG HOA 19451946.doc