Người dẫn chương trình nêu vài câu hỏi nhằm khám phá chủ đề thảo luận:
a) Bạn hãy hát một bài hát về thầy cô giáo.
b) Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo như cây xanh thiếu ánh Mặt trời ?”
c) Nội dung bài “Bụi phấn” nói lên điều gì ?
d) Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát “ Bụi phấn “
(Mỗi câu cho vài bạn trả lời. đó là những câu hỏi “động não” để định hướng cho hoạt động và xem xét mức độ hiểu biết của các bạn về các vấn đế có liên quan )
Người dẫn chương trình kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính
2. Kết nối:
Hoạt động 1: thảo luận chủ đề:”Truyền thống Tôn sư trọng đạo”-10’
- Người dẫn chương trình tổ chức chia nhóm hoạt động: điểm danh các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Yêu cầu các bạn có cùng chữ “xuân” về một nhóm, “hạ” về một nhóm, “đông” một nhóm và “thu” về 1 nhóm
- Người dẫn chương trình tổ chức các nhóm thảo luận các vấn đề đã nêu ở phần khám phá ( nếu các bạn đã trả lời được ở giai đoạn khám phá thì bỏ qua tiếp tục thảo luận vấn đề khác)
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu vấn đề:
a) Ngày nhà giáo Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ?
b) Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ nói về người thầy
c) Bạn hãy kể tên những người thầy được đặt tên cho đường phố ?
Đáp án:
a. 20/11/1982
b. (Tư liệu)
c. Nguyễn Tất Thành, Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Người dẫn chương trình đưa ra ý kiến kết luận sau mỗi câu hỏi thảo luận
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm tháng 11 - Tôn sư trọng đạo - Dương Huynh (Bản chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06 (22 tuổi) Dương Bá Trạc đã cùng Phan Chu Trinh tìm cách lên Yên Thế, gặp Hoàng Hoa Thám bàn kế hoạch đánh Pháp. Tiếp đó, Dương Bá Trạc tham gia Đông Kinh nghĩa thục, nhận các việc dạy học, diễn thuyết cổ động tân học, hô hào duy tân, tự cường. Lại được cử vào ban tu thư của nhà trường. Năm 1908, Dương Bá Trạc bị Pháp bắt, kết án 15 năm biệt xứ, đầy đi Côn Đảo. Được mấy năm, chúng đưa về an trí tại Long Xuyên. Tới 1917 mới tha, cho ra Bắc. Toàn quyền Pháp nhiều lần mua chuộc, bổ ông làm tri huyện nhưng ông vẫn khảng khái từ chối. Ông viết báo, làm sách. Một số tác phẩm đã được xuất bản.
Tháng 10/1943, ông bị quân Nhật ở Đông Dương đưa sang Singapore - năm sau (1944), ông bệnh nặng, mất ở đó.
Dương Bá Trạc được đặt tên cho một con đường ở quận 8 TP. HCM.
Dương Quảng Hàm là một nhà giáo liệt sĩ. Ông đã hy sinh tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946). Sinh năm 1898, đến năm 1920, Dương Quảng Hàm đỗ đầu trong kỳ thi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm. Từ đó, liền 25 năm, ông là giáo sư trung học. Cách mạng tháng Tám thành công, giáo sư được cử làm thanh tra trung học vụ rồi hiệu trưởng trường Chu Văn An (tức trường Bưởi cũ). Dương Quảng Hàm là người thầy mẫu mực, được tôn kính về nhân cách, về học vấn. Ông còn là nhà tu thư, đã viết nhiều sách giáo khoa (từ bậc tiểu học đến bậc trung học - có sách bằng tiếng Pháp). Chỉ riêng cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" đã là một công trình làmm cho tên tuổi Dương Quảng Hàm được cả giáo giới và văn giới ngưỡng mộ từ hơn nửa thế kỷ qua. Cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" ra đời năm 1941, đến nay đã được tái bản 14 lần. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều buổi lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học về giáo sư Dương Quảng Hàm nhằm ghi nhận công lao đào tạo và trước tác của giáo sư.
TP. HCM và thủ đô Hà Nội đều có đường phố Dương Quảng Hàm.
Dương Tụ Quán (1901 - 1969) là người em út. Thuở nhỏ học chữ Nho sau chuyển qua Tây học Từ 1921, làm thầy giáo dạy nhiều trường (ở Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Sơn Tây).
Dương Tụ Quán cũng vừa dạy học vừa soạn sách. Có cuốn sách giáo khoa được dùng trong các trường tiểu học từ 1926 đến 1945. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuốn "80 bài thơ ca yêu nước" của ông soạn, đã được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho xuất bản để các trường kịp sử dụng ngay năm 1946.
Năm 1929, ông thôi dạy học, về lập nhà in, xuất bản sách và làm báo. Ông đã chủ trương các tờ "Văn học tạp chí", "Đông tây báo" (tờ này bị thực dân Pháp cấm năm 1935), "Ngày mới"... Ông cũng là người sáng lập tạp chí Tri Tân. Học trò ông (là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) và các bạn của ông (như Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Văn Tố, Trần Văn Giáp...) đều là những cây bút thường xuyên cộng tác với tạp chí Tri Tân.
Qương Tụ Quán còn là tác giả một số sách nghiên cứu văn, sử và dịch thuật.
Ở huyện Bình Chánh - TP. HCM, có một con đường mang tên Dương Tụ Quán.
Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1973), người huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), ông là nhà giáo, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Đông Dương, ông dạy học ở nhiều nơi, Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm giám đốc học khu Bắc Ninh, rồi giám đốc giáo dục khu 12 (1945 đến 1951); giám đốc trường cao đẳng sư phạm trung ương. Lại ở trong ban tu thư của Bộ Giáo dục.
Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản:
- Tố Tâm (1925), tái bản nhiều lần
- Thời thế với văn chương (1941)
- Thơ văn Nguyễn Khuyến (hợp soạn 1957)
- Giai thoại văn học Việt Nam (1965)
Quận Tân Bình (TP. HCM) và quận Đống Đa (Hà Nội) có đường phố Hoàng Ngọc Phách.
Đặng Thai Mai (1902 - 1984) quê: huyện Thanh Chương (Nghệ An), thân phụ là cụ Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, từng làm đốc học, nhưng do hoạt động yêu nước nên bị Pháp đầy ra Côn Đảo.
Đặng Thai Mai tốt nghiệp cao đẳng sư phạm năm 1928. Sau đó, ông dạy trường quốc học Huế. Hai lần, ông bị chính quyền thực dân cầm tù vì tham gia Đảng Tân Việt (một trong các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương) - ra tù, ông dạy học ở Hà Nội.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được nhận nhiều chức vụ (Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục...) lại là đại biểu Quốc hội, là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật, Viện trưởng Viện văn học Việt Nam...
Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
Quận Phú Nhuận (TP. HCM) và quận Tây Hồ (Hà Nội) có đường, phố Đặng Thai Mai.
Ca Văn Thỉnh (1902 - 1987), người huyện Mỏ Cày (Bến Tre).
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, ông dạy học một thời gian rồi làm đốc học Bến Tre, đồng thời nghiên cứu văn học, sử học. Nam Bộ kháng chiến, ông là ủy viên Uỷ ban kháng chiến, hành chính Nam Bộ. Năm 1946, tham gia phái đoàn Nam Bộ ra Trung ương, nhận nhiệm vụ quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục - năm 1952 trở về làm ủy viên tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Sau 1954, tập kết ra Bắc, từng làm công tác ngoại giao rồi giám đốc thư viện khoa học xã hội. Miền Nam hoàn toàn giải phóng (tháng 4/1975), ông tiếp tục làm Viện trưởng Viện khoa học xã hội (tại TP. HCM).
Ông là thân sinh nhà thơ liệt sĩ Ca Lê Hiến (bút danh Lê Anh Xuân)
Ca Văn Thỉnh là tên một con đường ở quận Tân Bình (TP. HCM)
Đào Duy Anh (1904 - 1988) nguyên quán Tả Thanh Oai (Hà Đông cũ), từ đời ông nội, chuyển cư vào Thanh Hoá.
Có bằng Thành chung (1923), ông làm giáo học tại Đồng Hời (Quảng Bình). Từ 1926, ông thôi dạy học, cộng sự với báo Tiếng dân (của cụ Huỳnh Thúc Kháng, 1927 tham gia Đảng Tân Việt; 1929 bị Pháp bắt; 1930 được trả tự do. Từ đó ông dạy tư ở Huế.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm việc tại Chi hội Văn nghệ liên khu 4, rồi lên Việt Bắc phụ trách Ban văn sử địa thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1953 dạy lớp dự bị Đại học ở Thanh Hóa - Năm 1954 ra Hà Nội giảng dạy ở Đại học sư phạm và Đại học tổng hợp.
Sự nghiệp trước tác của ông cũng rất đồ sộ. Ông đã làm các bộ Từ điển (Hán Việt, Pháp Việt, Từ điển Truyện Kiều) cùng nhiều công trình nghiên cứu sử học, văn học và các lĩnh vực khác.
Quận Phú Nhuận (TP. HCM và quận Đống Đa (Hà Nội) có đường, phố Đào Duy Anh.
Hoàng Minh Giám (1904 - 1995) người làng Đông Ngại (nay thuộc Hà Nội). Cụ thân sinh là Hoàng Tăng Bí, tham gia Đông kinh nghĩa thục, sau đỗ phó bảng nhưng không ra làm quan.
Hoàng Minh Giám tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Đông Dương rồi làm giáo sư ở Huế, ở Phnom Pênh (Campuchia) - Sau ông từ chức, về dạy tư và làm phó hiệu trưởng trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội.
Dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông được giao nhiều trọng trách trong Chính phủ và Quốc hội (Thư ký hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa...).
TP. HCM có đường Hoàng Minh Giám ở quận Phú Nhuận.
Lê Văn Chí (1907 - 1993) quê Đồng Tháp. Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Đông Dương, ông về dạy học tại Mỹ Tho rồi chuyển lên Sài Gòn dạy trường Pétrus Ký. Nam Bộ kháng chiến, ông ra vùng tự do, tiếp tục dạy học và làm hiệu trưởng các trường trung học Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung... Trong chống Mỹ cứu nước, ông làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; uỷ viên Tiểu ban giáo dục thuộc Ban tuyên huấn Trung ương cục miền Nam.
Đường Lê Văn Chí nằm ở quận Thủ Đức (TP. HCM)
Hoàng Xuân Nhị (1914 - 1990) quê Đức Thọ (Hà Tĩnh). Thuở nhỏ, học ở Vinh (Nghệ An), Hà Nội. 1935: du học tại Pháp. Tốt nghiệp cử nhân triết học năm 1937. Năm 1946 về nước tham gia kháng chiến chống Pháp - từng làm giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ - Viện trưởng Viên Văn hóa Nam Bộ. Sau tháng 7/1954, ông tập kết ra Bắc làm giáo sư đại học, chủ nhiệm khoa ngữ văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông đã biên soạn một số tác phẩm nghiên cứu văn hoc và dịch thuật.
TP. HCM có đường Hoàng Xuân Nhị ở quận Tân Bình.
Nguyễn Văn Dưỡng (1923 - 1962) là nhà giáo liệt sĩ. Quê ông, nay thuộc quân Phú Nhuận - TP. HCM. Ông du học ở Pháp từ trước từ chiến thế giới thừ 2; đậu tiến sĩ luật hoc. Về nước làm giáo sư Đại học Luật - Sài Gòn. Sau 1954, ông ở trong ban lãnh đạo phong trào hòa bình Sài Gòn - Gia Định, cùng luật sư Nguyễn Hữu Thọ đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn thi hành hiệp định Genève.
Năm 1955, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam: ông hy sinh ngày 21 tháng 7 năm 1962 tại quận Tân Bình (TP. HCM) có đường Nguyễn Văn Dưỡng
Nguyên Thị Diệu (1926 - 1955), nhà giáo liệt sĩ. Quê huyên Đức Phổ (Quảng Ngãi). Nguyễn Thị Diệu từng học ở Sài
Gòn - đậu tú tài - sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp quay trở lại, bà tham gia kháng chiến ngay. Được bầu vào ban chấp hành Hội Phụ nữ cứu quốc Nam bộ.
Tuy xuất thân từ gia đình quan lại triều đình Huế cũ nhưng bà sống giản dị, hòa mình với quần chúng. Năm 1950 bà xuống miền Tây hoạt động, học bơi xuồng để một mình đi công tác tới các vùng nông thôn hẻo lánh. Năm 1952 bà phụ trách công tác thuế nông nghiệp. Sau hiệp định Genève, bà về Sài Gòn dạy học tại trường tư thục Đức Trí để hoạt động bí mật. Bọn tay sai Ngô Đình Diệm phát hiện; bà bị bắt ngày 6-7-1955 giữa lúc đang đứng trên bục giảng. Chúng tra tấn bà đến chết, lúc đó bà đang mang thai.
TP. HCM có đường Nguyễn Thị Diệu (được đặt tên từ 1985).
Nhất Chi Mai (1934 - 1967), nhà giáo liệt sĩ. Tên thật: Phan Thị Mai, sinh tại xã Thái Hiệp Thành (Tây Ninh). Sau khi tốt nghiệp trường quốc gia sư phạm, cô làm giáo viên tiểu học ở trường Tân Định (Sài Gòn). Cô còn học Đại học văn khoa và cao đẳng Phật học Vạn Hạnh. Cô đã tham gia nhóm "Thanh niên phụng sự xã hội" (một hội đoàn thanh niên ở Sài Gòn lúc bấy giờ) - là người chị của hàng trăm trẻ em mồ côi, là người bạn của bao người nghèo tại các xóm lao động ngay nội ô Sài Gòn. Trước sự bạo tàn của quân xâm lược cô quyết lấy thân mình làm cây đuốc rực lửa, thúc đẩy đấu tranh chống Mỹ, Ngụy.
Ngày 8 tháng 4 Đinh Mùi (tức 16-5-1967), cô đã ngồi tự thiêu tại chùa Từ Nghiêm (Sài Gòn) để lại thư tuyệt mệnh và nhiều di bút.
Đường Nhất Chi Mai nằm ở quận Tân Bình (TP. HCM).
Việc những đường phố mang tên nhà giáo xuất hiện ngày càng nhiều những năm vừa qua đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết truyền thống của nhà giáo Việt Nam trong thời đại mới.
Ngày dạy: 20 / 11 / 2012
Tên hoạt động 2: (tháng 11)
TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
( Qui mô tập trung tại sân trường)
ò f
File đính kèm:
- TON SU TRONG DAO.docx