Chủ điểm 7 Phương tiện giao thông

1. Ổn định: cho cả lớp hát “ em tập lái ô tô”.

2. Trò chuyện – thoả thuận vai chơi:

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về phương tiện gì?

- Ô tô chạy ở đâu? Ngoài ô tô còn có phương tiện gì cũng chạy trên đường bộ?

- À ! Đó là những phương tiện giao thông đường bộ. Vậy ai giỏi nữa kể cho cô và cả lớp về một số loại phương tiện giao thông đường thuỷ? Ai kể cho cô về một số phương tiện giao thông đường không nào?

- Những phương tiện này có ích gì cho chúng ta nào? ( chở người và chở hàng hoá ).

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ điểm 7 Phương tiện giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cô giới thiệu bài: hôm nay cô sẽ cho lớp mình thêm, bớt tạo mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10. - Cho cả lớp làm cùng cô: Xếp 10 ô tô, xếp 9 chiếc thuyền? Số ô tô và số thuyền bằng nhau chưa? Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Muốn số ô tô và số thuyền bằng nhau ta phải làm gì? - Có 2 chiếc thuyền bị hư, mang đi sửa, còn lại mấy chiếc thuyền, đếm, gắn số, cho đọc “ 10 chiếc thuyền bớt 2 chiếc thuyền còn 8 chiếc thuyền” - So sánh số ô tô và số thuyền. Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Muốn số ô tô và số thuyền bằng nhau ta phải làm gì? Cho lớp đọc ““ 8 chiếc thuyền thêm 2 chiếc thuyền là 10 chiếc thuyền”. Vậy số thuyền và số ô tô đã bằng nhau chưa? Đều bằng mấy? - Tương tự cô bớt 3 chiếc thuyền, bớt 4 chiếc thuyền. - Cho lớp đếm lại số thuyền, cất dần vào rỗ, bớt số ô tô và gắn số lần lượt từ 10 – 1. Cho trẻ đọc dãy số từ 10 – 1; từ 1 – 10. Hỏi trẻ số liền trước, số liến sau số 9. * Chơi trò chơi: Thêm bớt cho đủ số lượng đồ dùng tương ứng với số. * Sử dụng vở “ bé làm quen với toán”: cô hướng dẫn trẻ thực hiện. c) Củng cố: Đếm lại số lượng ô tô và xe máy, thêm bớt cho 2 nhóm bằng nhau. Hoạt động góc - Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông. - Góc phân vai: Trường mầm non đi du lịch bằng tàu hoả. - Góc nghệ thuật: Hát, múa, cắt, dán về một số PTGT. - Góc học tập: Xem tranh, ghép tranh 1 số PTGT. - Góc thiên nhiên: Thả thuyền, pha màu xăng. Hoạt động chiều - Vệ sinh, ăn trái cây. - Ôn bài cũ: Toán: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10. - Làm quen bài mới: Âm nhạc: Em đi qua ngã tư đường phố. Văn học: truyện “ Qua đường” - TCHT: Xúc xắc - Ăn chiều. - Chơi tự do, trả trẻ Thứ 5/12/3/2009 Hoạt động ngoài trời - Đi dạo, quan sát thời tiết, trò chuyện về chủ điểm PTGT. - Ôn bài cũ: Toán: : Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10. - Làm quen bài mới: Âm nhạc: Em đi qua ngã tư đường phố. Văn học: truyện “ Qua đường” - TCVĐ: Tín hiệu giao thông - TCDG: Cờ gánh. - Chơi tự do Môn Âm nhạc Dạy hát: EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ. Nghe hát: GỬI ANH MỘT KHÚC DÂN CA Trò chơi âm nhạc: TIẾNG KÊU CỦA HAI CHÚ MÈO - Yêu cầu: trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát kết hợp thực hành đi qua ngã tư đường phố, biết lắng nghe cô hát, chơi trò chơi thành thạo, hứng thú. - Chuẩn bị: phách tre, trống lắc, xắc xô, băng nhạc… 1. Ổn định: Hát “ Em tập lái ô tô” 2. Trò chuyện – Giới thiệu bài: - Lớp mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về cái gì:? - Ô tô là phương tiện đi ở đâu? Ngoài ô tô còn có phương tiện gì nữa nào? Tàu hoả chạy ở đâu? Là PTGT đường gì? - Ai kể cho cô một số PTGT đường thuỷ nào? Chạy ở đâu? - PTGT đường không có gì nào? Bay ở đâu? - Các loại PTGT dùng để làm gì nào? - Khi đi trên các PTGT chúng ta phải làm gì? ( À! Phải tuân thủ các luật lệ giao thông) . Vậy thì khi học các con cũng phải học cho ngoan nhé. 3. Hoạt động nhận thức: a) Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố. - Cho cả lớp vỗ tay theo phách, tiết tấu chậm. - Cho cả lớp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp. - Mời từng tổ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp. - Mời nhóm bạn nam, nhóm bạn nữ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp. - Mời cá nhân vỗ tay theo tiết tấu phối hợp. - Cho lớp múa sáng tạo. * Tích hợp: - Nhóm trẻ hát múa bài “ Đường em đi” - Đọc thơ “ Em không như chú mèo con” b) Nghe hát: Gửi anh một khúc dân ca. - Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát. Giảng nội dung: Bài hát nói lên tình cảm của người em gái thôn quê dành cho người anh đi bộ đội xa quê, tình cảm đó được gửi gắm qua lời ca, tiếng hát mang theo cả mùa xuân và tình yêu thương của người thân gửi đến anh, người chiến sĩ canh giữ hoà bình cho tổ quốc. - Lần 2: Mở băng, cô múa minh hoạ. - Lần 3: Mời nhóm trẻ múa cùng cô. c) Trò chơi âm nhạc: Tiếng kêu của hai chú mèo. Môn Văn học Thơ ĐÈN GIAO THÔNG - Yêu cầu: Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, qua bài thơ giáo dục trẻ phải ngoan, thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông, chấp hành theo đúng tín hiệu đèn giao thông - Chuẩn bị: Tranh vẽ, tranh chữ viết. 1. Ổn định: Hát “ Em đi chơi thuyền” 2. Trò chuyện – giới thiệu bài: - Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát mẹ bạn nhỏ cho bạn nhỏ đi chơi ở đâu? Bạn nhỏ được đi gì nào? Thuyền là PTGT đường gì? Ngoài thuyền còn có phương tiện nào cùng chạy dưới nước? - Ai kể cho cô 1 số PTGT đường không nào? - Ai kể cho cô 1 số PTGT đường bộ nào? Khi đi trên các PTGT này các con phải chú ý điều gì? 3.Hoạt động nhận thức: a) Đọc diễn cảm: Cô đọc diễn cảm bài thơ, giảng nội dung bài thơ nói về màu của 3 tín hiệu đèn giao thông khi đèn xanh bật lên thì được đi, đèn đỏ thì phải dừng lại. Em bé ngoan, em bé biết chấp hành đúng luật giao thông. - Cho cả lớp đọc theo tranh chữ viết. - Cho cả lớp đọc và làm cử chỉ minh hoạ. - Cho 1 tổ đọc và làm cử chỉ minh hoạ. - Cho 1 tổ đọc theo tranh vẽ. - Cho 1 tổ đọc theo tranh chữ viết. - Cho nhóm bạn nam, nữ cá nhân đọc. b) Đàm thoại: - Lớp mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Đèn xanh thì như thế nào? Đèn đỏ thì như thế nào? Đèn vàng thì như thế nào? c) Tích hợp: Hát “ Đường em đi” * Trò chơi: Dán đúng vị trí trong tranh. 4. Kết thúc: Cho cả lớp đọc và là động tác minh hoạ bài thơ “ đèn giao thông” 1 lần Hoạt động góc - Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông. - Góc phân vai: Trường mầm non đi du lịch bằng tàu hoả. - Góc nghệ thuật: Hát, múa, cắt, dán về một số PTGT. - Góc học tập: Xem tranh, ghép tranh 1 số PTGT. - Góc thiên nhiên: Thả thuyền, pha màu xăng. Hoạt động chiều - Vệ sinh, ăn trái cây. - Ôn bài cũ: Làm quen bài mới: Âm nhạc: Em đi qua ngã tư đường phố. Văn học: truyện “ Qua đường” - Làm quen bài mới: Tập tô chữ cái p, q - TCHT: Xúc xắc - Ăn chiều. - Chơi tự do, trả trẻ Thứ 6/13/3/2009 Hoạt động ngoài trời - Đi dạo, quan sát thời tiết, trò chuyện về chủ điểm PTGT. - Ôn bài cũ: Toán: : Âm nhạc: Em đi qua ngã tư đường phố. Văn học: truyện “ Qua đường” - Làm quen bài mới: Tập tô chữ cái p, q - TCVĐ: Tín hiệu giao thông - TCDG: Cờ gánh. - Chơi tự do Môn LQCC G, Y - Yêu cầu: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái g, y, so sánh sự khác nhau giữa 2 chữ cái. - Dạy trẻ nhận biết âm g, y trong tiếng. - Chuẩn bị: Thẻ chữ cái g, y của cô và trẻ, tranh nhà ga, máy bay, những nét rời cắt bằng xốp để ghép thành chữ g, y. 1. Ổn định: hát “ Em tập lái ô tô” 2.Trò chuyện – Giới thiệu bài: - Lớp mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về cái gì:? - Ô tô là phương tiện đi ở đâu? Ngoài ô tô còn có phương tiện gì nữa nào? Tàu hoả chạy ở đâu? Là PTGT đường gì? - Ai kể cho cô một số PTGT đường thuỷ nào? Chạy ở đâu? - PTGT đường không có gì nào? Bay ở đâu? - Các loại PTGT dùng để làm gì nào? - Khi đi trên các PTGT chúng ta phải làm gì? ( À! Phải tuân thủ các luật lệ giao thông) . Vậy thì khi học các con cũng phải học cho ngoan nhé. 3. Hoạt động nhận thức: a) Làm quen chữ cái g: - Cô treo tranh nhà ga: cho đọc từ nhà ga dưới tranh, trong từ “ nhà ga” có mấy tiếng? Trong tiếng “ nhà có mấy chữ cái? Trong tiếng “ ga” có mấy chữ cái? Trong từ “ Nhà ga” có bao nhiêu chữ cái? - Cô gắn thẻ chữ rời, cho trẻ lên rút chữ cái đã học. - Cô giới thiệu chữ g, cô phát âm mẫu, cho lớp, cá nhân đọc, cấu tạo của chữ g? - Cô giới thiệu chữ g in hoa, g viết hoa, g viết thường. - Cô viết mẫu chữ g viết thường. * Làm quen chữ cái y: - Cô treo tranh máy bay: cho đọc từ “ máy bay” dưới tranh, trong từ “máy bay” có mấy tiếng? Trong tiếng “máy” có mấy chữ cái? Trong tiếng “ bay” có mấy chữ cái? Trong từ “máy bay” có bao nhiêu chữ cái? - Cô gắn thẻ chữ rời, cho trẻ lên rút chữ cái đã học. - Cô giới thiệu chữ y, cô phát âm mẫu, cho lớp, cá nhân đọc, cấu tạo của chữ y? - Cô giới thiệu chữ y in hoa, y viết hoa, y viết thường. - Cô viết mẫu chữ y viết thường. * So sánh: Khác nhau: Chữ g có 1 nét cong trái và 1 nét móc dưới, chữ y có 1 nét xiên ngắn bên trái và 1 nét xiên dài bên phải. c) Trò chơi: Gắn đúng ký hiệu: chữ g, gắn ký hiệu hình tròn, chữ y gắn ký hiệu hình vuông. d) Thực hiện vở “ Làm quen chữ cái” e) Nhận xét: Chọn 1 số bàiø trẻ tô đẹp nhận xét, những bài nào tô chưa xong, chưa đẹp chiều cô sẽ cho tô lại. 4. Kết thúc: Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” Hoạt động góc - Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông. - Góc phân vai: Trường mầm non đi du lịch bằng tàu hoả. - Góc nghệ thuật: Hát, múa, cắt, dán về một số PTGT. - Góc học tập: Xem tranh, ghép tranh 1 số PTGT. - Góc thiên nhiên: Thả thuyền, pha màu xăng. Hoạt động chiều - Vệ sinh, ăn trái cây. - Ôn bài cũ: Tập tô chữ cái p, q - Làm quen bài mới: Thể dục: Trèo lên xuống ghế MTXQ: Quê hương, làng xóm, phố phường. - TCHT: Xúc xắc - Ăn chiều. - Chơi tự do, trả trẻ

File đính kèm:

  • docchu de phuong tien giao thong(1).doc