* PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG :
- Trẻ thực hiện đầy đủ các động tác bài tập phát triển chung theo nhạc cùng với cô.
- Trẻ thực hiện đúng các vận động đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô . Bò được trong đường hẹp (3m*0,4m) không chệch ra ngoài.
- Phối hợp tay chân nhịp nhàng khi thực hiện các vận động cơ bản.
- Trẻ bắt chước, tạo dáng đi đặc trưng của một số con vật: Như Vịt lạch bạch, mèo nhẹ nhàng, Gấu khệnh khạng.
- Trẻ dùng ngón tay vẽ được hình tròn theo cô ( vẽ trên không, trên cát, trên sàn nhà.)
100 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Thế giới động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng bật tại chỗ, bật tiến về trước do bé quá nhút nhát. Cô cần khuyến khích động viên bé nhiều hơn
Với mục tiêu 2
Còn một số bé như: Như Quỳnh, Đức Hoàng chưa phân biệt tay phải, tay trái. Cô cần dạy thêm cho bé mọi lúc mọi nơi.
Với mục tiêu 3
Bé Bình Minh chưa mạnh dạn kể chuyện do bé không tự tin, bé có tật nói ngọng.
Với mục tiêu 4
Còn một số bé: Huy Hoàng, Trà My, Kiệt chưa thực hiện được kỹ năng vẽ .
Với mục tiêu 5
Bé Tuấn, Huy Hoàng chưa biết nhường nhịn bạn, đi học chưa biết chào hỏi, cô cần quan tâm, nhắc nhở giáo dục lễ giáo cho bé nhiều hơn.
VỀ NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Các nội dung đã thực hiện tốt:
Đa số các nội dung trong lĩnh vực của chủ đề: Lớp học của bé đều đạt được kết quả như mục tiêu ban đầu đưa ra.
Các nội dung chưa thực hiện hoặc chưa phù hợp và lí do
Các nội dung của chủ đề: tết trung thu, trường mầm non của bé có những ai chưa thực hiện được vì thực tế bé nhập học quá trễ (Ngày 01/10)
Các kỹ năng mà trên 30% lớp chưa đạt được và lí do
Kỹ năng tạo hình do đa số bé chưa được rèn luyện.
VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ
Về hoạt động có chủ đích
Các giờ học có chủ đích được trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng của trẻ:
Hoạt động âm nhạc(cô giáo), làm quen với toán (phân biệt các hướng cơ bản), làm quen văn học(nghe lời cô giáo),tạo hình(nặn đồ chơi tặng bạn)…
Những giờ học có chủ đích mà trẻ tỏ ra không hứng thú,tích cực tham gia và lí do:
GDTC: Bật tại chỗ, bật tiến về trước do trẻ chưa có nề nếp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.
Về việc tổ chức chơi trong lớp
Số lượng các góc chơi:
Mỗi ngày trẻ hoạt động 5 góc chơi: Góc xây dựng, phân vai, học tập, tạo hình, sáng tạo.
Những lưu ý để việc tổ chức chơi trong lớp được tốt hơn:
Cần có thêm nhiều đồ dùng do cô và bé cùng làm để động viên bé biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
Chú ý phần rèn cho bé thói quen biết thỏa thuận vai chơi trong lúc chơi. Không nói lớn làm ồn trong lúc chơi.
Khuyến khích các bé tham gia tất cả các góc chơi nhằm rèn luyện cho bé nhiều kĩ năng.
Về việc tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời
Số lượng các buổi vui chơi ngoài trời đã được tổ chức.
Bé vui chơi với chong chóng, diều, chơi với sỏi, đồ chơi trên sân trường…
Những lưu ý để việc tổ chức chơi ngoài trời tốt hơn:
Khuyến khích các góc chơi tự do giao lưu với nhau. Tạo điều kiện cho bé tích cực tham gia hoạt động (cho trẻ khám phá những sự việc gần gũi với bé, xung quanh bé…)
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHÁC
Trong mọi hoạt động cô cần quan tâm, động viên các cháu nhút nhát, cháu yếu nhiều hơn.
Tổ chức cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi gần gũi,nhẹ nhàng.
Về sức khỏe
Cần quan tâm bé Thu Hà, Thảo Vy trong vấn đề ăn uống.
Những vấn đề về việc chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi và lao động tự phục vụ của tre.û
Đồ dùng học liệu cần đơn giản, dễ làm, gần gũi với trẻ, trẻ có thể tham gia cùng chuẩn bị với cô.
MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ VIỆC TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ SAU TỐT HƠN
Cần bổ sung những bài hát ngoài chương trình nhưng phù hợp với chủ điểm để hoạt động âm nhạc phong phú hơn.
Cần bổ sung thêm đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở ở góc chơi xây dựng.
Sưu tầm thêm các trò chơi dân gian và trò chơi vận động mới lạ để hoạt động vui chơi ngoài trời.
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU
ĐÓN TRẺ:
Cô đố các con, vì sao trong lớp mình có những bạn có cơ thể mập mạp, khỏe mạnh và những bạn có cơ thể gầy ốm yếu?
Vậy phải làm gì để có cơ thể khỏe mạnh?
Như vậy các con thấy thức ăn có lợi cho sức khỏe không?...
Cho trẻ nghe nhạc theo chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
Nghe nhạc: ONG VÀ BƯỚM.
Dạy hát+- vận động : con chuồn chuồn.
Trò chơi : Tai ai tinh
Yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung và hứng thú nghe cô hát.
Hát đúng giai điệu và hát thuộc lời bài hát “ ong và bướm”
Nhận ra hình minh họa của các bài hát và hát đúng giai điệu của các bài hát.
Trật tự trong giờ học.
Chuẩn bị:
Đàn, mũ múa chuồn chuồn.
Một số tranh minh họa nội dung các bài hát về con vật.
Tích hợp: TC: Bắt chước tạo dáng.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của
Hoạt động 1: TC “Bắt chước tạo dáng”
- Cho trẻ chơi “ con muỗi’
- Tiếng con muỗi kêu như thế nào? Muỗi là con vật thuộc nhóm nào? Các con còn biết những con vật nào thuộc nhóm côn trùng nữa? (trò chuyện với trẻ về tiếng kêu, vận động của một số côn trùng).
- Bây giờ mình cùng chơi “Bắt chước tạo dáng”, các con thích tạo dáng con vật nào?
- Cho trẻ chơi vài lần.
Hoạt động 2: nghe hát.
- Cô tạo tình huống cho trẻ đoán con ong và con bướm
- Cô giới thiệu bài hát “ong và bướm” và hát – đệm đàn.
- Bài hát nói về con gì? ong và bướm là con vật thuộc nhóm nào?
- Các con còn nhớ côn trùng nào thích bay lượn trên những bông hoa không?
- Cho trẻ hát “ ong và bướm”
- Các con hát rất hay, bây giờ các con thử lắng nghe và đoán xem cô đàn bài gì nhé!
- Cô đàn nốt cho nghe.
Hoạt động 3: Dạy hát + vận động.
- Cô đố trẻ:
Con gì cánh mỏng đuôi dài
Bay lượn trong gió như đám tàu bay?
- Cho trẻ hát “ con chuồn chuồn”
- Để cho bài hát thêm hay và dễ thương hơn, lớp mình cùng múa minh họa theo bài hát nhé!
- Cho trẻ múa minh họa theo đội hình vòng tròn dưới nhiều hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân…
- Các con múa rất đẹp, bây giờ các con xem cô múa có đẹp không nè!
- Cô hát và minh họa bài : ong và bướm.
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc.
- Cô đố các con, dây là cái gì?
- Các con thích chơi gì với mũ múa?
- Bây giờ mình cùng chơi trò chơi: tai ai tinh nhé!
- Cô nhắc lại luật chơi và cách chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Báo hết giờ.
* Kết thúc: Cho trẻ hát: con chuồn chuồn.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ trò chuyện về con muỗi.
Trẻ nói ý định con vật mà trẻ tạo dáng.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ phát hiện và nói tên con vật.
Trẻ nghe và hưởng ứng theo cô.
Trẻ trả lời.
Trẻ kể.
Cả lớp hát.
Trẻ nghe và đoán tên bài hát.
Trẻ đoán con chuồn chuồn.
Trẻ hát.
Trẻ múa minh họa theo bài hát dưới nhiều hình thức.
Trẻ nghe và hưởng ứng cùng cô.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ nghe giải thích trò chơi.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ hát và vận động.
4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* LQVH: Giải câu đố về các con vật thuộc nhóm côn trùng.
* TCVĐ: Tạo dáng.
* Chơi tự do.
5. HOẠT ĐỘNG GÓC:
6. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
LQVH
Làm quen bài thơ: ONG VÀ BƯỚM.
III. ĐÁNH GIÁ
………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………….…………………………………………*************************************************************
ĐÓN TRẺ:
Trong nhà các con có nuôi những con gì?
Những con vật đó ăn những thúc ăn gì?
Các con đã bao giờ cho các con vật ăn chưa?
Các con có yêu thích các con vật không? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT PHÍA TRƯỚC ,– SAU , PHẢI , TRÁI CỦA ĐỐI TƯỢNG.
I/ Yêu cầu
- Trẻ xác định được vị trí trên, dưới, trước, sau, phải, trái của bản thân trẻ và các đối tượng khác (có sự định hướng).
- Luyện kỹ năng định hướng trong không gian, kỹ năng định hướng so với đối tượng.
- Trẻ hứng thú chú ý thực hiện các hoạt động.
- Trẻ hát đúng giai điệu và hát thuộc bài hát: cả nhà thương nhau.
II/ Chuẩn bị
+ Đồ dùng:
- Tranh ảnh về gia đình.
- Đồ dùng cho trẻ : ba lô, dép. mũ, bảng tên.
+ Tích hợp : âm nhạc : cả nhà thương nhau.
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ôn xác định vị trí trước, sau, phải, trái của bản thân.
- Các con lại đây với cô nào!
- Tay đâu, tay đâu? Tay dùng để làm gì?
- Mình cùng chơi: oẳn tù tì nha!( cô hỏi tay phải, tay trái).
- Lớp mình cùng xếp hàng xem tổ nào nhanh nhất nha! ( cô hỏi trẻ phái trước, phía sau con có bạn nào?)
Cho trẻ ngồi đội hình tự do đối diện cô.
- Cô tạo âm thanh, hỏi trẻ âm thanh phát ra từ phía nào của trẻ?( lớp, cá nhân)
- Mời trẻ kể tên bạn, tên đồ vật ở các phía của trẻ.
Hoạt động 2: Xác định vị trí trên, dưới, trước, sau, phải, trái của đối tượng.
- “ Tìm bạn, tìm bạn” – Cô tìm một bạn đứng bên phả(trái, trước, sau) cô.( cô đứng cùng chiều với trẻ).
- Bạn đang đứng phía nào của cô?
- Cô xoay người lại- Bây giờ bạn đang đứng phía nào của cô?
+ Cô cho trẻ biết: bạn đứng phía tay trái cô, gọi là “ phía trái” của cô.
- Vậy tay trái của các con đâu?
- Sao tay trái cô và tay trái của các con không cùng hướng với nhau?
- Cô cung cấp các phía còn lại.
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập “ kết bạn”
- Cô cho các cháu chơi ( cô kiểm tra kết hợp hỏi hỏi phải, trái, trước sau)
- Cho trẻ chơi vài lần.
* Kết thúc:
- Trẻ lại cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ suy nghĩ và trả lời.
- Trẻ kể( bạn kiểm tra.
- Trẻ trả lời các câu hỏi.
- Trẻ đưa tay trái.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tham gia chơi cùng cô.
File đính kèm:
- chu de dong vat(1).doc